Việc V-League tạm hoãn về cơ bản nhận được sự đồng thuận cao, trừ những cái tên đang nằm ở thế yếu, hoặc thiếu khát khao như Quảng Nam hay SLNA. Tuy nhiên, khi đội bóng xứ Nghệ bất ngờ gửi công văn đề nghị dừng luôn V-League 2020 thì nhiều người vô cùng sửng sốt.
![]() |
V-League đang hấp dẫn từ khán đài... |
Không chỉ dừng luôn V-League, SLNA cũng đề nghị trao cúp vô địch cho Sài Gòn FC, đồng thời đề xuất mùa giải năm nay không có suất xuống hạng, kèm theo 2 tấm vé ở giải hạng Nhất lên V-League mùa sau.
2. Bóng đá nói riêng và đời sống xã hội ở nước ta vừa trải qua vài tháng khó khăn nhưng đầy nỗ lực để tạm thời vượt qua đại dịch Covid-19, trước khi hoạt động trở lại tương đối bình thường suốt 99 ngày vừa qua.
Thế nên, công văn đòi dừng luôn V-League của SLNA chẳng khác gì phủ nhận hoàn toàn nỗ lực của cả nước trong thời gian vừa qua. Với riêng bóng đá, văn bản trên cũng quên sạch 7 vòng đấu đáng nhớ, đáng tự hào với những khán đài nhộn nhịp trong bối cảnh bóng đá thế giới vẫn phải thi đấu trong cảnh không khán giả.
Ở góc độ khác, đề xuất của SLNA đưa ra cũng mang tính cá nhân nhiều hơn bởi ai cũng biết V-League chẳng chỉ riêng có các cầu thủ, ông bầu chơi bóng mà còn là “sân chơi” của hàng loạt nhãn hàng, thương hiệu đã ký kết với giải đấu.
![]() |
cho tới sân cỏ... |
Và giờ, nếu dừng luôn V-League khi giải chưa rơi vào tình huống xấu nhất thì số tiền đền bù cho hợp đồng liệu đội bóng xứ Nghệ có gánh nổi?
3. Như đã nói, việc đòi kết thúc mùa giải sớm là không đơn giản bởi ngoài thương hiệu nhà tài trợ, còn có cả quyền lợi của tuyển Việt Nam trong quá trình chuẩn bị cho các giải đấu lớn vào cuối năm, hoặc đầu năm sau.
Chính vì thế V-League 2020 càng cần phải đảm bảo trọn vẹn mùa giải hoặc ít nhất tiếp tục diễn ra theo một thể thức mới, thay vì nhanh chóng gật đầu làm theo cách mà SLNA đề nghị.
Chưa nói tới việc mùa giải này mới chỉ đi gần nửa chặng đường để quá ngắn cho kết thúc, chưa nói rất bất công cho những đội bóng khát khao, hay khán giả đang luôn háo hức với V-League 2020 vốn căng từng vòng như đã thấy.
![]() |
để đại diện SLNA (áo vàng) đòi kết thúc giải sớm thực sự rất vô trách nhiệm, vô cảm |
Kết thúc giải đấu sớm mới là đề xuất từ SLNA, hoặc có thể thêm vài cái tên đứng trước nguy cơ không thể chiến đấu trong cuộc đua trụ hạng, số đông đội bóng ở V-League, HLV hay cầu thủ chắc chắn chẳng ai muốn mùa giải 2020 hoàn tất như cách đội bóng xứ Nghệ "vòi vĩnh".
Bởi họ có danh dự, khát khao và quan trọng hơn là niềm tin vào việc đất nước biết cách vượt qua Covid-19.
Tất nhiên, chặng đường V-League và mùa giải 2020 còn gian nan khi còn quá nhiều chông gai phía trước. Nhưng lúc này, V-League và bóng đá Việt Nam cần sự đồng lòng, tỉnh táo để vượt khó, thay vì có quá nhiều dụng ý, toan tính như cách SLNA muốn dừng cuộc chơi sớm.
Không chơi được hoặc ngại ngần, toan tính SLNA vẫn có thể một mình nghỉ chơi. Nhưng đừng vội buông tay, làm gãy những nỗ lực vì phong trào, vì bóng đá Việt Nam như vậy.
Video Than Quảng Ninh 2-0 SLNA:
M.A
" alt=""/>SLNA đòi “chốt sổ” VXin cho hỏi nếu xác định được chính xác tên và địa chỉ thì có cách nào để thương lượng xin lại điện thoại, nếu họ không trả thì mình sẽ có cách gì để giải quyết không?
![]() |
(ảnh minh họa) |
Người đang sử dụng điện thoại có thể thuộc một trong các trường hợp sau:
1/ Là người nhặt được điện thoại:
Bộ luật Dân sự quy định:
“Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu
1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Theo đó, người này phải trả lại điện thoại cho bạn khi bạn yêu cầu, căn cứ theo Điều 187 và Điều 599 Bộ luật Dân sự.
2/ Là người mua lại điện thoại từ người nhặt được:
Trường hợp này thì người đang chiếm hữu điện thoại cũng phải trả lại cho người bị mất, căn cứ theo Điều 257 Bộ luật Dân sự:
“Điều 257. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.
Như vậy, trong mọi trường hợp bạn được quyền yêu cầu người đó trả lại điện thoại cho bạn. Trước hết, bạn cần đưa ra các chứng cứ và căn cứ pháp lý nêu trên để giải thích cho họ hiểu rõ và yêu cầu họ trả lại điện thoại cho bạn. Nếu họ không đồng ý trả lại, bạn có quyền khởi kiện người đang chiếm hữu chiếc điện thoại đến tòa án nơi người đó cư trú để đòi lại tài sản. Lưu ý, kèo theo hồ sơ khởi kiện, bạn phải có những hóa đơn, chứng từ chứng minh chiếc điện thoại đó thuộc quyền sở hữu của bạn. Chúc bạn thành công!
Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Hãng Luật Giải Phóng
Bạn đọc muốn gửi cáccâu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉbanbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôitiện liên hệ).
" alt=""/>Dè chừng gửi ảnh lên mạng, người 'cầm nhầm' điện thoại lộ diện