Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4: Khó cho Pháo thủ
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/3b396714.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Lazio vs Roma, 1h45 ngày 14/4: Derby của Roma
Ngày 7/4/2024 DHG Pharma cùng AloBacsi, Daisy Media và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hậu Giang, Sở Y tế tỉnh Hậu Giang đã đưa đoàn y bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho 1.000 người dân ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy.
Chương trình càng thêm ý nghĩa khi thực hiện ngay ngày Sức khỏe Thế giới, đúng với tinh thần năm 2024 “Sức khỏe của tôi, quyền của tôi” và trước thềm Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmây của đồng bào dân tộc Khmer - dân số chủ yếu của vùng đất Vị Thủy.
Dưới cái nắng gay gắt, hơn 30 bác sĩ, dược sĩ làm việc không ngơi nghỉ, thăm khám và phát thuốc cho 700 người lớn và 300 trẻ em. 3 máy siêu âm hoạt động hết năng suất, thực hiện liên tục gần 300 ca và 1 máy điện tim trên 100 ca. Nhờ đó, kịp thời phát hiện các bệnh lý cho bà con.
Trên người lớn, bệnh lý được ghi nhận nhiều nhất là gan nhiễm mỡ, sỏi thận, rối loạn lipid máu, viêm khớp, thoái hóa khớp, trào ngược dạ dày thực quản, thiếu máu cơ tim cục bộ… Trong khi đó, viêm đường hô hấp là vấn đề thường gặp nhất trên trẻ em. Cá biệt vẫn có trường hợp thấp còi, nhẹ cân hơn nhiều so với tuổi.
Bên cạnh viêm nha chu thì sâu răng là tình trạng rất thường gặp trên cả người lớn lẫn trẻ em ở xã Vị Thủy. Ngoài ra, đoàn bác sĩ cũng phát hiện kịp thời các trường hợp có polyp túi mật, nghi ngờ u gan, u đại tràng cần chuyển lên tuyến trên để tiếp tục có chẩn đoán và hướng xử trí phù hợp.
Bệnh từ thói quen ăn uống, sinh hoạt
Qua buổi khám, theo nhìn nhận của đoàn bác sĩ, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh như ăn quá mặn hoặc quá ngọt, ăn nhiều thịt, thói quen uống ít nước trong khi sử dụng nước ngọt thay nước lọc, không đánh răng, không cạo vôi răng, không tập thể dục vì cho rằng lao động nặng là đủ… là những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến các bệnh lý kể trên.
Đặc biệt, phổ biến nhất là bệnh tăng huyết áp. Đáng chú ý là bà con biết bệnh nhưng không uống thuốc đều đặn, do quên hoặc “không có thời gian để uống”, chỉ dùng thuốc khi mệt mỏi quá mức, chóng mặt… dẫn đến việc kiểm soát tăng huyết áp kém hiệu quả. Nhiều trường hợp phải sử dụng thuốc hạ áp khẩn cấp ngay tại buổi khám.
Vấn đề tự ý mua thuốc điều trị, hoặc uống không hết cữ thuốc theo hướng dẫn cũng được các bác sĩ trong đoàn đề cập. Từ thực tế này, ngoài thăm khám, phát thuốc, đoàn y bác sĩ còn dành thời gian để hướng dẫn cho bà con về chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng thuốc đúng cách và cả cách để điều chỉnh tinh thần, tránh bị rối loạn lo âu do bệnh lý khác gây ra.
Hành trình 50 năm Dược Hậu Giang không ngừng ước vọng
Hành trình về xã Vị Thủy là dấu ấn đáng nhớ, khi đây là hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng khởi đầu cho sự kiện đón chào 50 năm thành lập DHG Pharma với thông điệp “50 năm không ngừng ước vọng”.
Năm 2024, DHG Pharma dự kiến sẽ thực hiện 24 chuyến khám bệnh trên các tỉnh thành từ Nam ra Bắc, không ngừng mang đến những viên thuốc chất lượng đến vùng sâu, vùng xa và các điểm cực của đất nước.
Điều này một lần nữa nhấn mạnh định hướng phát triển bền vững của DHG Pharma. Xuyên suốt 5 thập kỷ và tương lai, DHG Pharma sẽ bền bỉ với mũi nhọn chiến lược là hướng về cộng đồng, đóng góp tích cực cho xã hội thông qua dự án khám bệnh, phát thuốc mang lại hiệu quả lâu dài. Đồng thời đặt trách nhiệm chất lượng lên hàng đầu, để mỗi người đều “có quyền” được thụ hưởng sự tiến bộ của nền y học.
Ngọc Minh
">Dược Hậu Giang khởi động hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng 2024
Nhưng tới khuya, chị Khuyên nhận được tin cô nhắn: “Em rất cám ơn tấm lòng của các chị nhưng những lớp em dạy ở trường hay trung tâm, em đều quán triệt ngày lễ, Tết không tặng quà cáp phong bì, không được đến nhà cô, ai không nghe thì sau em không dạy nữa. Bố mẹ đã rất vất vả nuôi các con rồi, bao nhiêu thứ phải lo, không cần bận lòng tốn kém mất thời gian đến nhà cô thêm nữa đâu ạ...”.
Cô chia sẻ thêm: “Em sẽ hết lòng vì các con, đó là lời hứa danh dự khi làm nghề giáo của em và mong phụ huynh đồng hành đốc thúc các con, sự tiến bộ của các con là món quà quý giá nhất với em”.
Đọc được những dòng này, chị Khuyên càng trân quý cô giáo trẻ. Sau này, khi con đã đỗ cấp 3 và không còn theo học cô nữa, có lần, vào ngày 20/11, chị nhắn tin chúc mừng, đồng thời gửi biếu cô một khoản tiền nhỏ, đơn thuần thể hiện tấm lòng tri ân nhưng cô lại từ chối thẳng thừng.
Có con từng học tại một trường THCS tại Đống Đa, Hà Nội, chị Bích Phượng chia sẻ, từ khi con lớp 6 tới lớp 9, cô giáo chủ nhiệm chưa lần nào nhận quà của gia đình gửi tới. “Cô chỉ vui vẻ nhận những bức tranh, tấm thiệp con tặng và nói lời cảm ơn", chị Phượng kể.
Biết nhà chị có 3 con, hoàn cảnh khó khăn, cô giáo vận động chị cho con lớn đi học thêm để bổ trợ kiến thức và không thu học phí. Lần lớp tổ chức đi dã ngoại, cô cũng gọi cho chị nói cứ để con tham gia cùng cả lớp cho vui, cô tặng suất đi đó, mẹ không cần đóng tiền.
“Chính ra, con và gia đình toàn được nhận ‘quà’ của cô giáo. Cô tặng con kiến thức, tấm lòng nhân ái, cảm giác được gắn bó, hòa đồng với tập thể và động lực vươn lên”, chị Phượng bày tỏ.
Cũng từng bị cô giáo từ chối quà vài lần hồi cấp 3, Nhật Mai, hiện là sinh viên năm nhất tại một trường đại học ở Hà Nội, chia sẻ, khi mới vào lớp 10, em cùng nhiều bạn trong lớp không thích cô vì thấy cô giáo rất khắt khe. Nhưng dần dần, cả lớp nhận ra, cô thực sự tận tâm trong nghề và hết lòng vì học trò.
Khi được nhiều phụ huynh đề nghị dạy thêm, cô trả lời rằng những kiến thức cần thiết cô đã truyền đạt hết trên lớp, nếu có bạn nào chưa hiểu có thể nhắn Zalo, cô hướng dẫn thêm chứ không mở lớp dạy bên ngoài.
Có lần, khi đang ôn thi học sinh giỏi, Mai không hiểu một bài toán, nhắn tin cho cô, cô đã hướng dẫn trả lời tỉ mỉ tới 1h đêm.
“Suốt 3 năm chúng em ở THPT, cô không nhận bất cứ món quà nào của phụ huynh học sinh. Nếu bạn nào trong lớp cùng phụ huynh mang quà đến nhà, cô đã từ chối mà không chịu mang về, hôm sau cô sẽ mang tới lớp trả, bảo bạn cầm về. Sau nhiều lần bị như vậy, tất cả phụ huynh không ai nghĩ tới việc tặng quà nữa”, Nhật Mai nhớ lại.
Cô giáo Đinh Thị Như, giáo viên một trường tiểu học ở Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, cô không muốn nhận quà 20/11 và đã thẳng thắn chia sẻ với cha mẹ học sinh rằng, thay vì tặng quà, mong phụ huynh dành thời gian hỗ trợ con trong việc học, sẵn sàng lắng nghe khi cô trao đổi để giúp con tiến bộ.
“Việc dạy dỗ con trẻ là một quá trình cần liên tục và mỗi ngày từng chút một nên rất cần sự thấu hiểu, và đồng hành của cha mẹ - đó là món quà tuyệt vời với cô. Phụ huynh cứ mang quà tới rồi ‘trăm sự nhờ cô’ thì món quà ấy thực sự quá nặng”, cô giáo bày tỏ.
Thầy Đỗ An Phú, giáo viên Ngữ văn THCS tại quận 1, TPHCM cho biết, bản thân anh đôi khi không muốn nhận quà 20/11 nhưng từ chối lại ngại cha mẹ học sinh suy nghĩ.
Theo thầy, chuyện tặng, nhận quà nhân ngày 20/11 không xấu bởi đó là tấm lòng của phụ huynh, học sinh, đúng truyền thống văn hóa, nhưng “của cho không bằng cách cho” và mỗi giáo viên có thể có nguyên tắc riêng về việc này.
Bản thân thầy thường chỉ nhận quà của cá nhân, từ chối quà 20/11 từ tập thể chung của lớp vì không muốn phụ huynh dùng quỹ lớp vào việc quà cáp cho giáo viên. “Khi nhận quà, tôi thường cố quên ai tặng để có thể công bằng với tất cả học sinh. Nhiều lúc, sau khi nhận quà 20/11, tôi lại tìm cách mua đồ cho các con liên hoan tại lớp luôn”, thầy giáo sinh năm 1984 chia sẻ.
Những thầy cô 'trốn' nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh
Trong số 71 tổ chức được nhận Quỹ năm 2023, hai tổ chức phi lợi nhuận đến từ Việt Nam đã được vinh danh gồm Viện Nghiên cứu và Đạo tạo Tiêu hóa Gan Mật và Liên minh Viêm gan Việt Nam. Hai tổ chức này được lựa chọn thông qua phiên đánh giá độc lập bên ngoài của các chuyên gia toàn cầu, bao gồm cả Liên minh Viêm gan Thế giới (WHA). Sự hợp tác này mở rộng mối quan hệ đối tác lâu dài giữa WHA và Gilead để thúc đẩy quyết tâm của Quỹ hỗ trợ các nỗ lực dẫn dắt bởi cộng đồng và thúc đẩy các nỗ lực loại bỏ viêm gan virus.
Theo ước tính gần đây của Bộ Y tế Việt Nam, Trung tâm Phân tích Dịch tễ học và Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 11 người ở Việt Nam thì có 1 người nhiễm viêm gan B (HBV) hoặc viêm gan C (HCV) mãn tính. Hơn 70% người mắc viêm gan B ở Việt Nam không biết tình trạng nhiễm bệnh của mình, và do đó hơn 95% trường hợp HBV đã được chẩn đoán không được điều trị.
Mặc dù đã có các chiến lược hợp lý để quản lý HBV và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh nhưng các rào cản đối với việc thực hiện các chương trình sàng lọc và chẩn đoán hiệu quả vẫn là một thách thức. Dữ liệu cho thấy để đạt được mục tiêu loại trừ viêm gan virus trong khu vực, việc giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng liên quan đến viêm gan virus là rất quan trọng.
Khoản tài trợ từ Quỹ sẽ tạo điều kiện cho hai tổ chức triển khai các dự án sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy xét nghiệm, cải thiện kết nối đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cao nhận thức về viêm gan virus trong chính sách y tế công cộng.
Liên minh Viêm gan Việt Nam sẽ sử dụng nguồn tài trợ để triển khai chương trình DETECT-B. Sáng kiến này nhằm mục đích triển khai biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng và có thể mở rộng quy mô nhằm thúc đẩy xét nghiệm HBV, liên kết với chăm sóc và điều trị tại các cơ sở chăm sóc ban đầu và sẽ được thí điểm tại TP.HCM.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa Gan Mật sẽ lập kế hoạch giải quyết vấn đề thiếu nền tảng kỹ thuật số nhằm cung cấp thông tin chính xác và tin cậy cho người dân và các bệnh nhân HBV. Viện sẽ phát triển một ứng dụng chăm sóc bệnh nhận HBV, hợp tác với các chuyên gia y tế về gan của Việt nam để hỗ trợ tốt hơn việc liên kết chăm sóc và tuân thủ chăm sóc.
Các tính năng bao gồm cung cấp gói giáo dục với thông tin có thể tiếp cận được về xét nghiệm lab của bệnh nhân, đơn thuốc và liều dùng khuyến nghị, theo dõi các chỉ số sức khoẻ chính và đưa ra khuyến nghị phù hợp cũng như cho phép liên lạc trực tiếp với bác sĩ để nâng cao ý thức về sức khoẻ dựa trên thông tin đầu vào về sức khoẻ của từng cá nhân.
Được biết, đây là vòng thứ hai của Quỹ All4Liver của Gilead tại châu Á. Từ năm 2021, Quỹ đã hỗ trợ các chiến dịch do các tổ chức cộng đồng địa phương tại Hồng Kông (Trung Quốc), nhằm thúc đẩy việc xét nghiệm, chia sẻ kiến thức về viêm gan virus và nâng cao nhận thức về căn bệnh này. Các tổ chức nhận Quỹ năm 2023 bao gồm các khu vực ở châu Phi, Nam Mỹ, châu Á, châu Đại dương, châu Âu và Bắc Mỹ.
Khoản tài trợ 4 triệu USD sẽ được cam kết cho các dự án sáng tạo được cộng đồng hỗ trợ nhằm giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng liên quan đến HBV, HCV và HDV bằng cách giải quyết sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đồng thời hỗ trợ những nỗ lực để đạt được mục tiêu loại bỏ viêm gan virus như một vấn đề sức khỏe cộng đồng.
(Nguồn: Gilead Sciences)
">2 sáng kiến đổi mới tại châu Á nhận giải thưởng All4Liver
Nhận định, soi kèo Leganes vs Barcelona, 2h00 ngày 13/4: Họa vô đơn chí
Người mẹ không quên đưa cho Landon một mẩu giấy kèm theo tờ 10 đô la
“Tôi đã nghĩ phải làm thế nào để bất cứ ai ngồi cạnh con mình cũng sẽ không cảm thấy Landon như một gánh nặng mà sẽ là: Tôi có thể làm điều gì đó giúp cậu bé cảm thấy tốt hơn?”.
Thật may mắn, London đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Nhưng điều làm người mẹ này bất ngờ hơn cả là khi nhận được tin nhắn từ Ben Pedraza – hành khách ngồi kế bên con trai mình trên chuyến bay.
Ben Pedraza nói rằng anh không cần 10 đô la kia vì cả anh và London đều cảm thấy rất hợp nhau. Ben đã dùng 10 đô la để ủng hộ cho tổ chức Cộng đồng người Tự kỷ dưới danh nghĩa của Landon. Anh còn chụp một bức ảnh chung với cậu bé trên chuyến bay và gửi bức ảnh ấy để mẹ Alexa yên tâm hơn.
Bức ảnh Ben Pedraza chụp cùng Landon trên chuyến bay
Ben Pedraza nói thêm trong tin nhắn: “Landon là người bạn đồng hành tuyệt vời. Chúng tôi đã có khoảng thời gian vui vẻ với nhau và còn chơi trò oẳn tù tì nữa. Cậu nhóc là một đứa bé ngoan và cô thật sự là một người mẹ may mắn”.
Người mẹ này sau đó đã chia sẻ đoạn tin nhắn của anh Ben lên Facebook, kèm theo hình ảnh đáng yêu của 2 người bạn đồng hành.
Bài đăng đã nhận được hơn 118.000 lượt chia sẻ của cộng đồng mạng. Alexa cho biết mình rất cảm ơn “người lạ” này vì đã cho cô thấy “vẫn còn những người tử tế tạo nên sự khác biệt cho thế giới này”.
Ngay sau khi đăng tải, nhiều người bày tỏ sự xúc động về một câu chuyện ấm áp.
“Cảm ơn Ben vì anh đã giúp niềm tin con người được phục hồi".
“Câu chuyện nay thực sự xúc động. Vẫn còn rất nhiều người tốt xung quanh chúng ta”, một người bình luận.
Trong khi, một người cha có con cũng mắc chứng tự kỷ bày tỏ: “Cảm ơn Ben. Mọi đứa trẻ đều thực sự rất đáng yêu. Chúng ta sẽ nhận ra đều đó nếu thực sự dành thời gian lắng nghe chúng”.
Trường Giang (Theo USA Today)
Hành động lịch sự và đáng yêu của người mẹ trẻ trên chuyến bay đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực.
">Hành động của người đàn ông trên chuyến bay khiến bà mẹ bất ngờ
Qua 6 năm triển khai thực hiện, hệ thống camera an ninh trên đảo đã từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống camera an ninh được lắp tại các khu vực trung tâm, đông xe cộ qua lại và nơi có nhiều người tập trung được xác định là khu vực trọng điểm về an ninh trật tự.
Hệ thống camera an ninh hoạt động thường xuyên 24/24h, tín hiệu từ camera được truyền về bộ thu và máy thu hình đặt tại trụ sở Công an xã quản lý, vận hành theo dõi, giám sát.
Ngoài ra, hình ảnh từ camera giám sát còn được kết nối qua mạng đến các máy điện thoại thông minh của lãnh đạo UBND xã, Công an xã để tiện theo dõi từ xa.
Việc xây dựng hệ thống “camera an ninh” đã phát huy hiệu quả thiết thực trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trật tự an toàn giao thông tại địa phương, góp phần xây dựng Phú Quý là điểm đến an toàn thân thiện.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quốc Thắng đánh giá cao kết quả từ mô hình "camera an ninh", đồng thời đề nghị các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc duy trì và nhân rộng mô hình.
Trong đó tiếp tục phát động và tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, nhân dân tham gia đóng góp kinh phí xây dựng và nâng cao hiệu quả mô hình camera.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ngô Tấn Lực cho biết: Sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền để nhân dân tự lắp đặt, trang bị camera tại nhà, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan công an phục vụ phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và các nhiệm vụ khác của địa phương.
Hội nghị đã khen thưởng 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng mô hình camera an ninh.
Theo TRẦN HUỲNH(Báo Bình Thuận)
">Phú Quý: Sơ kết 6 năm xây dựng hệ thống “camera an ninh”
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, “toàn ngành Giáo dục rất vui mừng khi được biết Thủ tướng Chính phủ quan tâm, dành thời gian gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2021 nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Đây là vinh dự, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền đất nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới, sáng tạo để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trồng người cao quý, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của ngành”.
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đã không ngừng lớn mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo.
Đội ngũ giáo viên với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết đã tích cực, chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên... có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo. |
“Các thầy giáo, cô giáo có mặt tại đây hôm nay chính là những đại điện tiêu biểu của hơn 1,5 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý các cấp trong cả nước. Đó là các thầy giáo, cô giáo ngày đêm bám trường, bám lớp ở các buôn làng, xóm, ấp ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để duy trì sĩ số học sinh, phụ đạo học sinh yếu, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Đó cũng là các giảng viên có thành tích xuất sắc trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, có nhiều công trình khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong phòng, chống dịch Covid-19,…”, Bộ trưởng nói.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa, lãnh đạo, chỉ đạo các Bộ, ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị chung tay với ngành Giáo dục để triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đội ngũ nhà giáo nói riêng, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung, đúng theo tinh thần “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa thành công là tương lai của dân tộc Việt Nam”.
Khó khăn không bao giờ làm nản chí thầy trò
Tại cuộc gặp mặt, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng đã chia sẻ suy nghĩ, nêu những giải pháp, kiến nghị để góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp trồng người.
Cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên đã 9 năm công tác tại Trường Mầm non Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn xúc động chia sẻ, trường của cô cách trung tâm thị trấn 8km với gần 100 học sinh 100% là người dân tộc thiểu số. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, lớp học cách nhà hàng chục km đường rừng. Nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ các thầy cô giáo đã kiên trì đến vận động từng gia đình, kiên trì bám bản mặc dù lớp học trên đỉnh đồi, xe máy không đi được phải trèo đèo, lội suối để đến trường..
Cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên Trường mầm non Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: VGP)
Có những trường, phụ huynh nghèo quá, một bữa cơm có thịt là cả một niềm mơ ước đối với các con, mỗi ngày đi học là một ngày mang cơm độn ngô, khoai, hay có khi chỉ vài hạt cơm với vài sợi mì tôm chan nước. Lúc đó không ai bảo ai, các cô giáo lại góp tiền, góp công để giúp cho bữa ăn của các con tươm tất.
"Còn nhiều, nhiều lắm những hoàn cảnh khó khăn trên tỉnh miền núi Bắc Kạn. Nhưng tôi nghĩ rằng những khó khăn đó không bao giờ có thể làm nản chí các thầy cô giáo và các học trò của mình", cô Dung nói.
![]() |
Cô giáo Lê Thị Hạnh. Ảnh: VGP |
Làm giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa đã gần 20 năm, cô Lê Thị Hạnh, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Loi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An mong lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành quan tâm tạo điều kiện về trang thiết bị, vật chất, điều kiện giảng dạy, học tập cho giáo viên, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
"Vừa qua, khi dịch Covid-19 diễn ra, các thầy cô dạy học trực tuyến nhưng học sinh lại không có trang thiết bị, Các thầy cô cắm bản để gieo chữ cho học sinh, có bản xa trường 20km, có bản không có học sinh, có bản 1-2 học sinh" - cô Hạnh nói.
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục trên khắp mọi miền đất nước và giáo viên là người nước ngoài đang giảng dạy tại Việt Nam; chúc các thầy cô giáo sức khỏe, thành công để thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích 10 năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người ”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng và tầm nhìn lớn lao, sâu sắc về giáo dục, với câu nói “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”...
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm, chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, ngành Giáo dục đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, khẳng định vị thế quan trọng dẫu rằng phía trước còn rất nhiều việc phải làm, phải đổi mới. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên ở tất cả các cấp học. Một số trường đại học đã cải thiện vị trí xếp hạng trong các bảng xếp hạng khu vực và quốc tế. Học sinh của chúng ta đạt được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam. Những thành tựu đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ các thầy cô giáo.
Thủ tướng cũng chia sẻ với khó khăn của các thầy cô khi dịch Covid-19 gần 2 năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, mà giáo dục là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hàng triệu thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non và ngoài công lập bị ảnh hưởng thu nhập, đời sống khó khăn do dịch bệnh.
“Thậm chí, tôi biết nhiều thầy cô còn phải làm thêm các công việc khác để lo cuộc sống. Hàng chục triệu trẻ em không được học trực tiếp dài ngày, ảnh hưởng đến tâm lý chất lượng học và đảo lộn cuộc sống hàng triệu gia đình. Hàng nghìn em đã trở thành mồ côi do mất cha mất mẹ trong dịch bệnh...”.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP |
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và thành tích vượt khó của đội ngũ nhà giáo trên cả nước. “Các thầy cô đã khắc phục khó khăn thách thức để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn - ngay cả khi dịch bệnh ở thời điểm căng thẳng nhất. Các thầy, cô giáo, ngành Giáo dục và Đào tạo đã biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội, động lực để đổi mới giáo dục”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, hiện nay chúng ta đang thực hiện quyết liệt các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Phương châm là: Lấy học sinh làm trung tâm; chú trọng phát triển nhân cách, đạo đức, tính sáng tạo của học sinh. Muốn vậy chúng ta cần tiếp tục lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô giáo làm động lực để thành công cho phương châm lấy học sinh làm trung tâm. Trong quá trình đó yêu cầu là phải học thật, thi thật, nhân tài thật.
Năm học 2020 - 2021 ghi dấu mốc quan trọng với việc xây dựng cơ chế chính sách tháo gỡ những nút thắt, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu Nghị quyết 29 của Trung ương. Qua đó, tạo sự chuyển biến về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, đồng thời huy động nguồn lực xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Chung tay vì sự nghiệp trồng người
Trong bối cảnh dịch bệnh, Chính phủ đang và sẽ giải quyết sớm những vấn đề trước mắt để tạo điều kiện cho ngành Giáo dục và Đào tạo thích ứng an toàn kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Thứ nhất, về vấn đề học trực tuyến. Chính phủ nhất quán quan điểm không thể để các cháu học trực tuyến quá lâu, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế phối hợp với các địa phương có phương án, giải pháp khắc phục việc này theo lộ trình từng bước thận trọng, chắc chắn nhưng phải phải hết sức khẩn trương, đảm bảo an toàn chống dịch. Nghiên cứu thí điểm kết hợp học trực tiếp với học trực tuyến căn cứ vào tình hình dịch bệnh từng khu vực và mức độ bao phủ vaccine. Ví dụ, chúng ta tổ chức các cháu đã được tiêm đầu cấp, cuối cấp, sinh viên học trực tiếp hoặc kết hợp học trực tiếp với trực tuyến, trước hết thí điểm ở những nơi an toàn, mở rộng dần
Thứ hai, đối với giáo viên. Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát chính sách hỗ trợ đối với giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và ngoài công lập. Trên thực tế, các chính sách hỗ trợ đã được thực hiện nhưng chúng ta cần rà soát lại, đề xuất các phương án phù hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong đó, một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm hơn nữa là sự tôn vinh với các thầy cô giáo bằng nhiều hình thức sâu sắc, rộng rãi hơn để toàn xã hội nhận thức hơn nữa vai trò, vị trí của ngành giáo dục và người giáo viên nhân dân. Rà soát đội ngũ giáo viên theo tinh thần ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên nhưng phải bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả theo Nghị quyết của Trung ương.
Thứ ba, đối với các cháu học sinh. Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan quan tâm hơn nữa đến các cháu. Thực tế nhiều nơi đã thực hiện giảm học phí cho các cháu nhưng vấn có một số nơi chưa làm. Về việc này, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát lại, phối hợp với các cơ quan chức năng các địa phương hỗ trợ các cháu và gia đình, nhất là ở những tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề do dịch. “Mục tiêu của chúng ta là không để cháu nào phải bỏ học do đại dịch, do hoàn cảnh, không để ai bị bỏ lại phía sau trong thực hiện quyền được học tập”.
Thứ tư, về điều kiện trang thiết bị cho dạy học trực tuyến. Với tình hình diễn biến dịch hiện nay, chúng ta phải xây dựng nhiều phương án ứng phó với dịch bệnh trong việc dạy và học. Để thuận lợi cho các học sinh học trực tuyến, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.., Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nâng cấp hạ tầng viễn thông và hỗ trợ sóng miễn phí, trang thiết bị học cho các cháu, triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” hiệu quả hơn để học sinh không thể vì thiếu điều kiện mà không được học trực tuyến. Đây cũng là điều được nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở trong kỳ họp vừa qua.
Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Thủ tướng kêu gọi các cấp, các ngành mọi người, mọi nhà, mọi bậc cha mẹ... cùng chung tay sát cánh với ngành giáo dục, với các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục con người không phải là việc riêng của ngành giáo dục, của các thầy cô giáo.
“Mỗi người trong chúng ta hãy luôn là một người học trò để học tập không ngừng, học tập suốt đời, học mãi và cũng luôn là một nhà giáo dục nhiệt tình tham gia vào công việc vẻ vang, cao quý này”.
Thúy Nga
Sáng 10/11, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trao tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 15 và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2021.
">Thủ tướng gặp mặt nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày 20/11
Một ngôi mộ tập thể chứa hài cốt của 215 trẻ em mới được tìm thấy trong khuôn viên của một trường nội trú cũ ở Canada.
">Hài cốt 7.000 năm tuổi viết lại cách người xưa đi khắp thế giới
Hiện nay, huyện Yên Mô có 1.378 công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm làm về công nghệ thông tin, quản trị mạng và chuyển đổi số có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Tại các thôn, xóm, tổ dân phố có 232 tổ công nghệ số cộng đồng với 1.012 thành viên.
">Yên Mô: Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số cho người dân
友情链接