Tối nay (11/11), sau khi di chuyển vào vùng biển phía Tây khu vực quần đảo Hoàng Sa, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Lúc 19h, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ 15-20km/h.
Bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, bão Toraji áp sát Biển Đông. (Nguồn: NCHMF)
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi-Phú Yên, di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km, suy yếu thành vùng áp thấp.
Bão số 7 vừa suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, Biển Đông lại sắp đón cơn bão số 8 có tên quốc tế là Toraji.
Cụ thể, lúc 19h ngày 11/11, vị trí tâm bão Toraji trên vùng bờ biển phía Tây đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 14. Bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Toraji không đổi hướng di chuyển, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024. Vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12.
Khoảng 19h ngày 13/11, bão số 8 trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, đổi hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10-15km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12.
Đến 19h ngày 14/11, bão số 8 ở phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, hướng di chuyển không đổi, mỗi giờ đi được khoảng10km và suy yếu dần. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.
Tác động của bão Toraji, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m, biển động rất mạnh.
Nguyễn Huệ" alt=""/>Bão số 7 vừa suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, Biển Đông chuẩn bị đón bão số 8Đến chiều 22/4, Việt Nam đã có 6 ngày liên tiếp không ghi nhận thêm ca Covid-19 mới. Số bệnh nhân khỏi bệnh hiện đã đạt 223/268 người, chỉ còn 45 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước.
Đánh giá về những tín hiệu tích cực trên, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng: Việt Nam đã trải qua giai đoạn giãn cách xã hội nên ý thức của người dân đã được nêu cao.
Hầu hết người dân đã đeo khẩu trang, biết cách phòng bệnh.Trong 6 ngày qua, Việt Nam không có ca mắc mới, đã khống chế được các ổ dịch.
Tuy nhiên, dù các ca bệnh đều đã được chống chế, tình hình dịch nói chung vẫn còn phức tạp. Trên thế giới vẫn có nhiều người mắc bệnh và chết vì Covid-19, nguy cơ bệnh xâm nhập Việt Nam là vẫn còn do các trường hợp qua đường mòn lối mở không quản lý được hết.
![]() |
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) |
Ông Phu nhận định, Chính phủ sẽ có nới lỏng với các ngành nghề, quy mô, số lượng, tiếp xúc, nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo phòng dịch. Các bộ, ngành, địa phương phải có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho dễ thực hiện, dễ kiểm tra, thậm chí xây dựng thành bảng điểm, chấm điểm, nếu không đạt thì xử phạt hoặc yêu cầu đóng cửa trở lại.
Bên cạnh đó, người dân cả nước, nhất là các địa phương nguy cơ thấp, không nên chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
“Chúng ta chưa thể khẳng định sự lây lan trong cộng đồng đã hết nên người dân vẫn cần tiếp tục thực hiện các nguyên tắc đảm bảo phòng chống dịch. Đó là: đeo khẩu trang; tránh giao tiếp quá gần; không tập trung đông người, trong đó đặc biệt lưu ý đối tượng người cao tuổi, người có bệnh lý mãn tính.
Đặc biệt, không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết và thực hiện khai báo y tế theo quy định”, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Làm thế nào để bảo đảm an toàn khi quay lại trường học, công sở?
Về vấn đề học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố sẽ trở lại trường học sau thời gian dài, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, cần tạo được tâm lý tốt cho các em học sinh, phụ huynh về trường học an toàn.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT kết hợp xây dựng, ban hành quy định cụ thể về thực hiện trường học an toàn, chi tiết tới từng đối tượng: giáo viên, phụ huynh, học sinh. Các em học sinh có triệu chứng ho, sốt, đau rát họng... được yêu cầu báo với y tế nhà trường và gia đình để nghỉ học.
“Phụ huynh học sinh nên mua cho con em mình một lọ dung dịch rửa tay sát khuẩn để mang theo tới trường dùng. Nhà trường cũng cần bố trí nơi rửa tay với xà phòng, bố trí dung dịch sát khuẩn và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy định”, PGS.TS Phu khuyến cáo.
Ông Phu cũng đặc biệt lưu ý các trường đại học, trung học có kí túc xá cần phải chú ý việc ăn ở, phòng bệnh cho các em học sinh, sinh viên ở nội trú tập trung bởi đó là môi trường rất dễ lây bệnh.
Với các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, đông công nhân làm việc, sinh sống, ông Phu khuyến cáo cần phải có quy định cụ thể để đảm bảo các biện pháp an toàn cho người lao động.
Theo đó, ngoài làm tốt việc đo nhiệt độ, bố trí ngồi cách xa, đeo khẩu trang, cần phải hướng dẫn, tuyên truyền để công nhân biết cách phòng bệnh.
Đặc biệt, khu nhà ở của công nhân cũng phải có quy định tối thiểu như hạn chế sự tiếp xúc giữa các nhà công nhân, giữa nhóm dân cư khác nhau với nhau.
Nguyễn Liên
- Tối ngày 22/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới. Số ca khỏi bệnh hiện là 223/268 trường hợp, chiếm 83,2% trong tổng số ca mắc.
" alt=""/>Chuyên gia khuyến cáo việc cần làm khi học sinh quay lại trường học