Theo GS Minh, những giá trị chân chính, những chuẩn mực tốt đẹp đâu đó đang bị xô lệch bởi những lai căng, lệch lạc vẫn diễn ra. Trang bị một “bộ lọc” để gạn đục, khơi trong cho mỗi con người để hấp thu những gì tốt đẹp và loại bỏ cặn bã là một trọng trách của mỗi nhà trường, bổn phận thiêng liêng của mỗi thầy cô và cả những sinh viên cùng mỗi gia đình.
“Chúng ta không phải là những người độc tôn về quyền năng tri thức và cũng không phải là người đi ban phát các giá trị, mà là những người đồng hành, những người khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người học để trong họ trỗi lên sự khát khao và can đảm chinh phục cái mới", ông nói.
“Giá như mỗi thầy cô không quá lo lắng về cái ăn, cái mặc...”
GS Minh chia sẻ về khó khăn của nghề giáo: “Khó khăn, thiếu thốn, áp lực… sẽ bào mòn khát vọng chính đáng của mỗi chúng ta và đồng nghiệp chúng ta, nhưng xin đừng để con tim của mình nguội lạnh rồi thờ ơ với những phận đời và tương lai của bao thế hệ.
Làm nhà giáo, bằng yêu thương lan tỏa yêu thương rồi yêu thương sẽ ươm mầm cho niềm tin sinh sôi nảy nở. Vượt lên trên nghèo khó; sự trưởng thành của các thế hệ sinh viên, của con trẻ, đó là hạnh phúc của mỗi gia đình, là trái ngọt mà cuộc đời, con người đã ban tặng cho ta. Đó là điều tuyệt diệu mà dễ đâu có được, và chính vậy, chúng ta tự hào về nghề của chúng ta".
GS Minh cho rằng, trong thẳm sâu của mỗi người đi dạy học đều muốn làm tốt nhất bổn phận của mình, muốn dồn hết tâm sức và trí tuệ cho học sinh. Nhưng những khó khăn, vất vả, những ràng buộc có khi đã lỗi thời, ảnh hưởng không ít.
“Giá như mỗi thầy cô không quá lo lắng về cái ăn, cái mặc, họ sẽ thanh thản hơn trong tâm hồn và dành hết thời gian cho con trẻ thì tốt đẹp biết nhường nào.
Chúng ta cảm thông, sẻ chia với đồng nghiệp của mình đang dạy học những nơi xa xôi cách trở, nơi trùng điệp của núi non, trăm bề thiếu thốn. Điều đáng tiếc, chúng ta là những người cùng cảnh ngộ nên cũng chẳng làm được gì hơn ngoài sự đồng cảm. Nhưng chính họ cũng cho chúng ta niềm tin về những giá trị cao đẹp.
Mỗi chúng ta đều thấu hiểu điều kiện của quê hương, đất nước. Nhưng giá như, những chủ trương, chính sách đến kịp thời với thực tiễn phần nào nhà giáo ấm lòng hơn để có nhiều hơn động lực cho công việc. Và giá như lao động chính đáng của nhà giáo được nhìn nhận một cách đúng mức, kịp thời, đó là lao động giáo dục chứ không phải là lao động giản đơn chỉ thuần túy tính bằng giờ, mọi chuyện đã tốt hơn nhiều”.
Với các bậc phụ huynh, vị hiệu trưởng sư phạm mong hãy đồng hành cùng thầy cô và luôn nghĩ rằng “trong thẳm sâu và khao khát của mỗi thầy cô, và chính các vị, đều mong muốn con trẻ khôn lớn, trưởng thành hơn”.
“Trước gió, ngọn đèn có thể tắt, nhưng hãy giữ lửa lòng mãi mãi trong tim. Hãy yêu thương trẻ, chúng sẽ yêu thương chúng ta. Hãy làm bạn với trẻ, hiểu trẻ và đồng hành với trẻ, chăm sóc, uốn nắn chúng, cây đời sẽ vươn cao vững chãi, và gốc rễ sẽ cắm sâu vào đất mẹ thân thương", ông nói.
GS Minh cho hay, hôm nay là một ngày đáng nhớ, ngày mà cả xã hội tôn vinh nhà giáo, ngày để thầy cô, sinh viên sư phạm khắc sâu hơn về tình yêu và lòng tự hào công việc. Song ông hy vọng, những giá trị, sự tôn trọng đó, sẽ không phải thời khắc mà là biểu hiện trong mỗi hành động ứng xử, giao tiếp hàng ngày.
“Dù thế nào chăng nữa, đừng bao giờ để con tim mình nguội lạnh”, GS Minh nhắn nhủ các thầy cô, sinh viên sư phạm.
Gần 52% học sinh trả lời bảng câu hỏi của Bộ cho biết các em không muốn đến trường vì cảm giác lo lắng hoặc uể oải. Các lý do hàng đầu khác bao gồm sự gián đoạn nhịp sống do đại dịch Covid-19 gây ra, không có bạn bè, cũng như mong muốn được tự do vui chơi nhiều hơn.
Báo cáo cũng xác định sự gia tăng đáng báo động các trường hợp bắt nạt học đường, bao gồm cả ở các trường THPT trên khắp Nhật Bản. Con số cao kỷ lục 681.948 trường hợp bắt nạt được ghi nhận, tăng 10,8% so với năm ngoái. Tuy nhiên, con số này gần như chắc chắn không chính xác vì nhiều vụ việc không được báo cáo.
Izumi Tsuji, giáo sư xã hội học văn hóa tại ĐH Chuo và là thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thanh niên Nhật Bản, thừa nhận số lượng học sinh trốn học và bắt nạt thậm chí còn khiến các chuyên gia phải ngạc nhiên.
“Những con số này nhiều hơn những gì chúng tôi dự đoán. Lý do chính là do tác động kéo dài của đại dịch, nhưng ngay cả trước đó cũng có vấn đề lớn là trường học chưa phải là nơi tốt nhất cho trẻ em”, GS Izumi nói.
“Một ví dụ về điều này là học sinh, đặc biệt là ở cấp THCS, bị yêu cầu phải làm rất nhiều việc. Các em phải tham gia tất cả các lớp, có các hoạt động sau giờ học và các sự kiện câu lạc bộ, có các bài kiểm tra thường xuyên và các em cũng cần tham gia các hoạt động tình nguyện nếu muốn vào một trường trung học tốt”.
“Bọn trẻ mệt mỏi vì phải đến trường và lúc nào cũng bận rộn. Thật đáng lo ngại khi thấy trẻ em ở độ tuổi này phải chịu quá nhiều áp lực và có dấu hiệu căng thẳng như vậy”.
Sự căng thẳng đó thường biểu hiện ở việc bắt nạt, GS Tsuji chỉ ra. “Các trường hợp bắt nạt thường xuất phát từ việc học sinh cảm thấy quá áp lực và đổ lỗi đó lên các học sinh khác”.
Trong khi đó, người trưởng thành ở Nhật Bản dường như vẫn chịu di chứng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế liên quan trong vài năm qua.
Năm 2021, số vụ tự tử ở nữ giới đã tăng năm thứ hai liên tiếp, thêm 42 vụ, lên 7.068 vụ trong khi số vụ tự tử ở nam giới giảm năm thứ 12 liên tiếp, giảm 116 vụ so với năm trước, xuống còn 13.939.
Năm 2022, sách trắng của chính phủ Nhật Bản công bố cho thấy số vụ tự tử đã tăng 874 trường hợp, lên tổng số 21.881.
Sách trắng cũng cho rằng hầu hết các trường hợp tử vong, 12.774 trường hợp, liên quan đến các vấn đề sức khỏe, 4.775 người liên quan đến hoàn cảnh gia đình và 4.697 người khác gặp khó khăn về kinh tế.
Tử Huy
Sách giáo khoa Mỹ, Nhật Bản do Bộ Giáo dục hay tư nhân biên soạn?Việc phát hành và định giá sách giáo khoa (SGK) khác nhau đáng kể dựa trên hệ thống giáo dục, chính sách và khuôn khổ tài chính của mỗi quốc gia." alt=""/>Áp lực bài vở và trường lớp, gần 300.000 học sinh nghỉ học