Một minh chứng điển hình cho nhận định này là Android cho phép các trình quản lý tập tin (ví dụ như Solid Explorer hay ES File Explorer) toàn quyền truy xuất và sửa đổi tập tin, kể cả khi các tập tin này thuộc về một ứng dụng khác. Trong khi đó với iOS, vì lý do bảo mật nên mỗi ứng dụng được "cách ly" trong một không gian riêng (sandboxing), và không một ứng dụng (chính thống) nào có thể truy xuất hệ thống tập tin của hệ điều hành.
Phương pháp này của iOS tuy có đem đến một vài sự bất tiện, nhưng về cơ bản là được đánh giá cao do có thể bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu bởi các ứng dụng độc hại. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, khi mà Apple ra mắt dòng máy tính bảng iPad, trong đó đặc biệt là iPad Pro với sứ mệnh thay thế cho chiếc PC, việc thiếu đi khả năng quản lý tập tin đang khiến cho hiệu suất công việc (productivity) của chiếc máy này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tập tin và thư mục là hai thứ cực kỳ quan trọng khi làm việc, và nếu thiếu nó, iPad Pro vẫn chỉ bị coi là chiếc máy tính bảng đắt tiền có hỗ trợ bút và bàn phím.
Mong muốn thay đổi điều này, trên iOS 11, Apple đã chính thức bổ sung ứng dụng Files (Tập tin). Nhưng liệu đây có phải là thứ mà người dùng mong đợi?
Ứng dụng Files làm được gì?
Đúng như tên gọi, ứng dụng Files sinh ra để quản lý tập tin. Người dùng có thể tạo thư mục, đổi tên/xóa/sao chép/di chuyển tập tin/thư mục. Tính năng tag thông qua màu sắc của Finder trên macOS cũng được mang sang Files. Ứng dụng này cũng cung cấp hai chế độ xem là biểu tượng và danh sách nhằm dễ dàng hơn cho người dùng trong việc quản lý. Đây đều là những tính năng hết sức cơ bản mà mọi trình quản lý tập tin đều có.
Tại sự kiện WWDC 2017, Apple cho biết ứng dụng Files có thể liên kết với các dịch vụ lưu trữ online như Google Drive, Dropbox, OneDrive, Box.net... Đây là tính năng đã có từ lâu và không có gì đặc sắc, nhưng do nó đến từ Apple, và Apple lại nổi tiếng với việc bó buộc người dùng sử dụng dịch vụ iCloud Drive của mình nên người ta mới thấy bất ngờ mà thôi.
Một tính năng khác của Files mà Apple không nói đến, tuy nhiên lại có ích hơn nhiều, đó là người dùng có thể tải về tập tin từ trình duyệt (mặc dù không phải tập tin nào cũng được hỗ trợ). Đây thực chất cũng không phải là một điều quá mới, khi ngay từ iOS 9 và 10, một số ứng dụng thứ ba như Documents đã có khả năng kết hợp với trình duyệt Safari để tải về.
Vậy thì rốt cục ứng dụng Files có gì đột phá?
Nếu như lướt qua về mặt tính năng ở trên thì có vẻ như ứng dụng Files chẳng có gì mới. Vậy thì rốt cục nó có gì vượt trội so với một số ứng dụng bên thứ ba trên iOS như Documents, hay các ứng dụng quản lý tập tin trên Android?
Files sở hữu một vài tính năng mà không một ứng dụng quản lý tập tin nào trên iOS có thể làm được, và để tóm gọn chúng trong một cụm từ duy nhất thì đó sẽ là khả năng tương tác giữa các ứng dụng.
Hãy nói đơn cử một tác vụ đơn giản nhất: mở và chỉnh sửa tập tin. Đối với các ứng dụng quản lý tập tin trên iOS trước đây, do chúng không có đủ quyền hạn để tương tác với các ứng dụng khác, vậy nên ứng dụng quản lý tập tin đó sẽ phải tự mình đảm nhiệm tác vụ xem và chỉnh sửa. Do một ứng dụng không thể ôm đồm tất cả mọi thứ, điều này dẫn đến một vấn đề là khả năng xem và chỉnh sửa tập tin sẽ rất hạn chế. Thật vậy, một ứng dụng như Documents khi mở tập tin .doc chắc chắn sẽ không thể hỗ trợ đầy đủ như Microsoft Word.
Với ứng dụng Files, điều này đã được cải thiện. Do là một ứng dụng hệ thống được phát triển bởi Apple, vậy nên Files có nhiều quyền hạn hơn so với các ứng dụng bên thứ ba khác. Điều này cho phép Files có thể mở một ứng dụng phù hợp để xử lý một định dạng tập tin nhất định, ví dụ ở trên là một tập tin văn bản được mở bằng ứng dụng Pages.
Vậy điều này mang ý nghĩa gì cho người dùng? Như đã nói ở trên, mô hình bảo mật của iOS chỉ cho phép các ứng dụng có thể quản lý các tập tin của mình. Trong trường hợp người dùng cần chuyển một tập tin từ ứng dụng này sang một ứng dụng khác để xử lý, họ sẽ buộc phải sử dụng menu Chia sẻ và "Nhập" hoặc "Sao chép" tập tin sang ứng dụng đó. Điều này sẽ khiến một file duy nhất bị tạo thành nhiều bản sao ở nhiều ứng dung khác nhau, gây tiêu tốn dung lượng bộ nhớ trong, và quan trọng nhất là khiến người dùng rất dễ bị rối.
Với Files, vấn đề này đã được giải quyết. Giờ đây, Files sẽ là công cụ trung gian giữa các ứng dụng với nhiệm vụ lưu trữ. Một tập tin có thể được mở và xử lý bằng nhiều ứng dụng khác nhau. Điều này chắc chắn sẽ giúp cho người dùng dễ dàng hơn trong việc quản lý.
Nhưng...
Do đây là bản beta đầu tiên, khả năng của ứng dụng Files còn rất hạn chế. Tính năng được Apple nhấn mạnh ở iOS 11 trên iPad là kéo và thả tập tin từ ứng dụng Files vào các ứng dụng vẫn chưa hoạt động. Các lập trình viên sẽ phải cập nhật ứng dụng của mình để tương thích với khả năng mới này, tuy nhiên vào thời điểm hiện tại thì điều đó vẫn chưa trở thành sự thật, thậm chí là ngay cả với các ứng dụng văn phòng của Apple như Pages, Numbers hay Keynote.
Files càng trở nên vô dụng hơn khi vào thời điểm hiện tại, đa số người dùng gần như ...không có tập tin nào để quản lý. Trên iOS 11 Beta 1, Files vẫn chưa có khả năng liên kết với các dịch vụ lưu trữ đám mây bên thứ ba như Google Drive hay Dropbox. Khi chúng tôi bấm vào mục "Trên iPhone/iPad" lại không có một tập tin nào hiện ra, mặc dù trong máy có rất nhiều ảnh/video/tài liệu của các ứng dụng khác nhau.
Khi tham khảo trên nhiều diễn đàn, có vẻ như chưa một ai có thể sử dụng được tính năng này. Chưa rõ Apple sẽ cho phép hiển thị những thứ gì trong đó. Đây là một điều rất đáng để chúng ta lưu tâm trên các phiên bản tương lai, vì rõ ràng, một phần mềm quản lý tập tin sẽ chỉ có ích khi chúng ta có tập tin để mà quản lý.
Hy vọng gì dành cho Files?
Ở thời điểm hiện tại, ứng dụng Files chỉ có thể quản lý các tập tin và thư mục ở bên trong iCloud Drive, vì vậy có thể coi nó như một phiên bản nâng cấp của ứng dụng iCloud Drive trước đây (vốn đã có mặt từ iOS 9). Nếu bạn sử dụng iCloud Drive thì đây là một tin tốt dành cho bạn - nhưng thực tế thì chẳng mấy ai sử dụng dịch vụ này của Apple.
Vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định được tính thành công của Files, đặc biệt khi xét đến vai trò của nó là một biện pháp của Apple nhằm thuyết phục người dùng PC chuyển sang iPad. Chúng ta sẽ cần chờ đợi các phiên bản cập nhật tiếp theo mới có thể trả lời được câu hỏi này. Mặc dù vậy, như tiêu đề bài viết, "méo mó có hơn không", một ứng dụng như Files chắc chắn sẽ phần nào đó giúp người dùng giảm thiểu khó khăn trong quá trình làm việc với iOS. Ngoài ra, nó còn cho thấy một tương lai mới khi mà Apple sẵn sàng mở rộng khả năng của iOS để nó trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người dùng chuyên nghiệp.
Thế nhưng, cho dù Apple nó "mở rộng" đến cỡ nào đi chăng nữa, chúng tôi tin rằng iOS sẽ không bao giờ có được khả năng quản lý gần như là toàn bộ filesystem như Android. Đây là một rủi ro quá lớn mà Apple sẽ không bao giờ dám mạo hiểm để đánh đổi lấy tính bảo mật của người dùng. Nếu như bạn thích sự tự do, hãy đến với Android - nhưng đừng quên rằng, iOS vẫn sở hữu nhiều ứng dụng với chất lượng cao dành cho công việc hơn, đặc biệt là ở lĩnh vực máy tính bảng.
Theo GenK
" alt=""/>Trải nghiệm ứng dụng Files trên iOS 11: Vẫn chưa thể sánh bằng Android, nhưng méo mó có hơn không!Ông Lê Yên Thanh - Giám đốc công nghệ, đồng sáng lập Jobhop vừa chia sẻ về bí quyết khởi nghiệp thành công và kinh nghiệm tham gia giải thưởng Nhân tài Đất Việt với các sinh viên, doanh nghiệp startup tại TP.HCM, trong chương trình giao lưu giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 với chủ đề “Sức mạnh công nghệ số - Cơ hội để thành công” diễn ra ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM.
Năm 2015, ngay khi còn là sinh viên của trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM, Lê Yên Thanh cùng các thành viên Phạm Việt Khôi, Nguyễn Hải Đăng, Tô Hữu Quân, Phạm Minh Thái, Phạm Nguyễn Sơn Tùng và Trần Minh Triết xây dựng sản phẩm phần mềm BusMap – Xe buýt thành phố, giành giải Nhì lĩnh vực ứng dụng trên thiết bị di động cuộc thi Nhân tài Đất Việt năm đó.
Nhớ lại giai đoạn xây dựng và phát triển phần mềm Busmap - Xe buýt thành phố, Trưởng nhóm Lê Yên Thanh chia sẻ, thực ra ý tưởng ban đầu của nhóm khi tạo ra BusMap là để giúp cho mọi người đang đi xe buýt có một công cụ tốt hơn để tra cứu và dẫn đường. Tuy nhiên, khi phát triển sản phẩm và nhận được hưởng ứng tích cực từ cộng đồng nên nhóm cảm thấy cần phải phát triển sản phẩm hơn nữa. Từ đó, mục tiêu của BusMap mở rộng hơn, đó là một công cụ giúp cho những người chưa bao giờ đi xe buýt cũng có thể sử dụng để có thể đi xe buýt dễ dàng hơn, giúp cho việc ngày càng có nhiều người hơn sử dụng loại hình giao thông công cộng này, đó cũng là kỳ vọng của team lúc làm ra BusMap - giúp ngày càng có nhiều người đi xe buýt hơn.
Là ứng dụng hỗ trợ cho người đi xe buýt tại TP.HCM, bao gồm phiên bản cho di động (android, ios) và phiên bản web (busmap.vn), BusMap hỗ trợ nhiều tính năng hữu ích cho người đi xe buýt như: tra cứu tất cả các tuyến xe buýt trong thành phố với hiển thị trực quan và chi tiết; chỉ dẫn đi xe buýt thông minh chỉ bằng cách chọn điểm xuất phát và điểm bạn muốn đến; xem thời gian chờ xe buýt đến trạm dựa vào dữ liệu GPS của xe buýt; tự động cập nhật dữ liệu xe buýt mới nhất từ Trung tâm quản lí xe buýt của Tp.HCM… “Hiện tại sản phẩm đã có hơn 500.000 lượt tải và gần 1 triệu lượt người sử dụng để tra cứu xe buýt mỗi tháng”, Yên Thanh cho hay.
Cũng theo chia sẻ của Trưởng nhóm BusMap Lê Yên Thanh, lý do nhóm quyết định đưa sản phẩm phần mềm BusMap đến với giải thưởng Nhân tài Đất Việt là nhằm giúp giới thiệu BusMap đến với cộng đồng nhiều hơn cũng như mong muốn nhận sự góp ý từ các giám khảo của Nhân tài Đất Việt để có hướng phát triển cho BusMap tốt hơn trong tương lai.
" alt=""/>3 nguyên nhân lớn khiến sản phẩm CNTT khởi nghiệp bị thất bạiVNPT-HIS là giải pháp được VNPT triển khai xây dựng trong lĩnh vực y tế, giúp tin học hóa công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực y tế, kết nối toàn diện các đối tượng trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Trong thời gian qua, giải pháp phần mềm này được đánh giá đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ công tác quản lý ngành y tế.
Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện VNPT-HIS của VNPT còn được xem là công cụ hữu hiệu góp phần tiết kiệm chi phí, cũng như đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại hệ thống các cơ sở Y tế khám chữa bệnh. Đến nay, VNPT- HIS đã được triển khai cả 4 cấp từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã. Cụ thể, VNPT-HIS đã được đưa vào ứng dụng và góp phần số hóa công tác khám chữa bệnh cho hơn 6.920 cơ sở y tế, trong tổng số 13.800 cơ sở y tế trên cả nước.
Tuy nhiên, đặc thù của các cơ sở y tế lớn, nhất là các bệnh viện tuyến trung ương trung bình mỗi ngày phải đón tiếp hàng nghìn bệnh nhân tới khám, chữa bệnh, cùng với đó đội ngũ y, bác sỹ và các nhân viên của bệnh viện phải xử lý một khối lượng công việc khá khổng lồ. Mặc dù nhiều bệnh viện đã ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, nhưng mọi thứ từ quản lý hồ sơ người bệnh, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, quản lý nhân viên, quản lý cơ sở thiết bị Y tế, công tác tài chính kế toán… tất cả đều chưa đồng bộ, thiếu tính chính xác, gây khó khăn cho các cấp quản lý, tiêu tốn thời gian và công sức của người bệnh.
Thực trạng nêu trên đòi hỏi một giải pháp toàn trình hơn cho lĩnh vực y tế mà bản thân VNPT-HIS ở giai đoạn đầu cũng chưa đáp ứng được. Đó là lý do thôi thúc đội ngũ kỹ sư của VNPT nghiên cứu, nâng cấp VNPT-HIS phân hệ dành cho bệnh viện lên một giải pháp tổng thể hơn nhằm mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái thông minh cho lĩnh vực y tế.
Cũng theo VNPT, được xây dựng theo xu hướng công nghệ 4.0, VNPT- HIS được ứng dụng những công nghệ mới nhất như Internet kết nối vạn vật (IoT), Công nghệ điện toán đám mây (Cloud), Phân tích dữ liệu lớn (Bigdata), Nền tảng di động (Mobility), Thiết bị đeo thông minh (Wearable)… Với kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) và triển khai trên nền tảng công nghệ cloud, VNPT-HIS đảm bảo thời gian triển khai nhanh chóng và đáp ứng số lượng người dùng với dữ liệu lớn..
" alt=""/>Hơn 50% cơ sở y tế dùng hệ thống quản lý thông tin bệnh viện VNPT