Khoảng 10h ngày 25/11, tại vị trí cách cầu Long Biên 200m về phía bên phải (hướng thượng lưu) thuộc phường Ngọc Thụy (quận Long Biên), người dân làm nghề thuyền chài phát hiện quả bom M-118. Đây là qua bom thứ 3 được phát hiện trong vòng 2 tháng trở lại đây.
Lực lượng chức năng tổ chức di chuyển quả bom nặng hơn 1 tấn.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên huy động lực lượng, phương tiện trục vớt, kéo quả bom tới khu vực an toàn, đồng thời phong tỏa hiện trường, chờ các cơ quan chức năng tới xử lý.
Theo biên bản, quả bom M-118 nặng khoảng 1.362kg, tổng chiều dài khoảng 2,3m, đường kính 56cm; bên trong chứa khoảng 817,2 kg thuốc nổ và được xác định mức độ nguy hiểm mất an toàn cao.
Lực lượng quân đội di chuyển quả bom để mang đi tiêu hủy.
Sau một thời gian kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn và xác định phương án xử lý, đêm 27/11, Ban Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên phối hợp với lực lượng Công binh của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức di dời quả bom tới Trường bắn Cấm Sơn (Bắc Giang) để xử lý.
Minh Tuệ" alt=""/>Trục vớt quả bom chứa gần 1 tấn thuốc nổ gần cầu Long Biên![]() |
Nguyệt Minh biểu diễn. Ảnh: HG |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2022 và năm 2023 có những khó khăn tưởng chừng không vượt qua được trong quá trình thực hiện dự án, nhưng bằng sự nỗ lực của các bên đã hoàn thành nhà máy số 1 đúng tiến độ, gói thầu số 2 tuy chậm tiến độ nhưng cũng đã hoàn thành. Ông Trần Sỹ Thanh mong muốn gói thầu số 3 và số 4 sẽ được triển khai bảo đảm tiến độ như đã cam kết.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu kết luận.
Đối với phương án bổ cập nước sông Hồng vào Hồ Tây và bổ cập nước từ Hồ Tây về sông Tô Lịch bằng đường ống riêng tách biệt, ông Trần Sỹ Thanh cho biết lãnh đạo thành phố đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án.
Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đưa ra thời hạn 3 tháng thực hiện thủ tục và 6 tháng thi công.“Đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào”,Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh và lưu ý trong quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Trước đó, để bảo đảm dòng chảy cho sông Tô Lịch, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội kiến nghị UBND thành phố xem xét chỉ đạo cơ quan có chức năng, nghiên cứu phương án bổ cập nước sông Hồng vào Hồ Tây và bổ cập nước từ Hồ Tây về sông Tô Lịch bằng đường ống riêng tách biệt. Nghiên cứu phương án dẫn nước về sông Tô Lịch qua trạm bơm Liên Mạc theo quy hoạch…
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Về xử lý bùn thải của dự án, để bảo đảm ổn định lâu dài hoạt động của nhà máy cũng như công tác xử lý bùn thải chung của thành phố, ban quản lý dự án kiến nghị UBND thành phố xem xét chỉ đạo cơ quan liên quan tổ chức thực hiện ngay dự án xây dựng bãi phế thải thoát nước tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội (X16) hoàn thành trước năm 2030 (trước thời điểm Bãi bùn khu C Yên Sở đóng bãi).
Theo báo cáo của ban quản lý, mục tiêu của dự án cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra nhằm nâng cao khả năng phát triển bền vững cho Thủ đô.
Minh Tuệ" alt=""/>Chủ tịch Hà Nội lệnh phải 'hồi sinh' sông Tô Lịch trước 2/9/2025