Kiến nghị trên vừa được HoREA nêu ra tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ,ếnnghịsửađổiThôngtưcủaNgânhàngNhànướtin bóng đá 24h NHNN. Cụ thể, Hiệp hội đề nghị bỏ quy định tổ chức tín dụng phải quy định cụ thể việc "kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích" tại điểm c khoản 6 và điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2023 (gọi tắt là TT06).
Bởi theo HoREA, các tổ chức tín dụng gần như không thể thực hiện được quy định này trong trường hợp cho vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án. Do người sử dụng vốn vay cuối cùng là chủ đầu tư dự án không phải là khách hàng trực tiếp vay khoản tín dụng này.
Đồng thời, Hiệp hội đề nghị NHNN xem xét bãi bỏ điểm c khoản 6 và điểm b khoản 9 Điều 1 TT06. Theo đó, không quy định tổ chức tín dụng "phải có biện pháp phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay" đối với "trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định khác.
Giám đốc chi nhánh một ngân hàng tại Hà Nội cho hay, hiện đơn vị chưa có dư nợ cho vay góp vốn dự án bất động sản sau 2 tháng triển khai theo Thông tư 06.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, nhiều quy định tại Thông tư 06 làm cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đều không thể vay hoặc cho vay. Cộng đồng doanh nghiệp vốn đã chịu nhiều áp lực vì thiếu vốn trong thời gian dài nay lại bị càng khó khăn hơn.
Tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội do Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Xây dựng tổ chức, đại diện các doanh nghiệp bất động sản như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh…, cũng đã nêu nhiều vướng mắc liên quan thủ tục, hạn mức, lãi suất gây khó khăn khi vay vốn.
Trong đó có câu chuyện bất động sản thế chấp bị định giá thấp, các ngân hàng không nhận thế chấp bằng cổ phiếu, máy móc thiết bị, quyền tài sản... doanh nghiệp đề nghị các nhà băng không phong tỏa những khoản tiền đặt cọc khi nhận chuyển nhượng dự án.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, NHNN đã ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39 năm 2016 (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 TT06, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9). Theo NHNN, cơ quan này đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện TT06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn. |