设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Giải trí > Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch Covid 正文

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch Covid

来源:NEWS 编辑:Giải trí 时间:2025-01-27 13:15:25

Bộ Y tế nhận định trên thế giới,ìsaoViệtNamchưacôngbốhếtdịhôm nay ngày bao nhiêu âm lịch biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra “dịch chồng dịch” do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Chưa công bố hết dịch do còn nhiều thách thức

Về việc chưa công bố hết dịch Covid-19, Bộ này phân tích do còn nhiều thách thức. Theo đó việc công bố dịch, công bố hết bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng các điều kiện: (1) Triển khai các biện pháp chống dịch quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; (2) Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày. Đối với dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc công bố dịch trên quy mô toàn quốc.

Ảnh: Thảo Nguyên

Hiện nay, việc công bố hết dịch Covid-19 có những thách thức như sau:

Trong trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Khi công bố hết dịch, các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch sẽ không được áp dụng như nghiên cứu, sản xuất hoặc mua, tiếp nhận, cấp phép, sử dụng vắc xin, trang thiết bị y tế, thuốc và sinh phẩm y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân… trong tình trạng khẩn cấp, sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức. Người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; việc kích hoạt áp dụng trở lại các biện pháp hành chính, xã hội sẽ bị động. 

Hiện nay, WHO vẫn cảnh báo dịch Covid-19 là tình trạng đại dịch trên toàn cầu. Tại Việt Nam vẫn ghi nhận số mắc, tử vong và đang có xu hướng gia tăng trở lại. Các biện pháp phòng, chống dịch đang được triển khai linh hoạt để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn. Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc duy trì công bố dịch như hiện nay đảm bảo được sự quan tâm và huy động nguồn lực của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong công tác chống dịch. 

“Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình để có điều chỉnh phù hợp và không để bị động trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh”, Bộ này cho biết.

Covid-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm nhóm A và 2 tình huống chống dịch năm 2022-2023

Cũng tại tờ trình này, Bộ Y tế đề xuất vẫn giữ Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tuy nhiên, từng bước giảm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng linh hoạt, phù hợp một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Bộ Y tế đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch năm 2022 - 2023 trên cơ sở kế hoạch chiến lược chuẩn bị và đáp ứng Covid-19 của WHO với 2 tình huống:

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong.

Bao gồm các biện pháp đặc thù như: (1) Giám sát phát hiện; (2) Kiểm soát ra vào vùng có dịch; (3) Cách ly/ theo dõi sức khỏe; (4) Khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; (5) Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (6) Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.

Chưa coi bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành

Theo đó, bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỷ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong một khu vực địa lý hoặc trong một quần thể nhất định.

Đối với dịch Covid-19, hầu hết các nước trên thế giới có số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thay đổi khi có xuất hiện các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

Các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, đồng thời miễn dịch (do vắc xin và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó Bộ Y tế đánh giá dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Trên thế giới, hiện chưa có quốc gia nào chính thức công bố Covid-19 là bệnh lưu hành. Trong nước, mặc dù tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc tuy nhiên số ca mắc đã có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và vẫn ghi nhận các ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.

Việt Nam hiện cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững tuy nhiên vẫn cần luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Tại Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%). Tích lũy đến nay, cả nước ghi nhận 10,7 triệu ca mắc, có 9,9 triệu người khỏi bệnh (92%) và hơn 43 nghìn ca tử vong (0,4%). Trong tháng 07/2022, ghi nhận hơn 33.000 ca mắc, 06 ca tử vong; số mắc mới trung bình 1.000 ca mắc mỗi ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, tử vong giảm 02 ca, tỷ lệ chết/mắc là 0,02% (trung bình thế giới là xấp xỉ 1,2%).

Virus Adeno có thể gây dịch bệnh mới không?“Mọi người cần bình tĩnh, virus Adeno không có diễn biến gì mới”, bác sĩ Khanh khẳng định.
热门文章

2.3449s , 7082.953125 kb

Copyright © 2025 Powered by Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch Covid,NEWS  

sitemap

Top