Bảng xếp hạng U23 châu Á 2024 mới nhất
bang a.jpg
Bảng A
bang b.jpg
Bảng B
bang c.jpg
Bảng C
bang d.jpg
Bảng D

Theo kế hoạch, VCK U23 châu Á 2024 khởi tranh tại Qatar từ ngày 15/4 đến 3/5/2024, với sự góp mặt của 16 đội bóng mạnh nhất châu lục lứa tuổi U23.

U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Anh Tuấn nằm ở bảng D cùng các đối thủ U23 Uzbekistan, U23 Kuwait và U23 Malaysia.

Đáng chú ý, U23 châu Á năm nay cũng là vòng loại trực tiếp giành vé tham dự Olympic Paris 2024. Theo điều lệ, 3 đội mạnh nhất tương ứng với đội vô địch, á quân và hạng 3 sẽ giành vé trực tiếp dự Thế vận hội mùa Hè năm nay.

Còn đội đứng 4 chung cuộc sẽ đá trận play-off với đại diện của khu vực châu Phi để cạnh tranh tấm vé cuối cùng của khu vực châu Á góp mặt tại Paris.

Video U23 Thái Lan 2-0 U23 Iraq (nguồn: FPT Play)

" />

Bảng xếp hạng U23 châu Á 2024 mới nhất: Thái Lan gây bất ngờ lớn

Thế giới 2025-04-18 10:02:59 61972

Bảng xếp hạng U23 châu Á 2024 mới nhất

bang a.jpg
Bảng A
bang b.jpg
Bảng B
bang c.jpg
Bảng C
bang d.jpg
Bảng D

Theo kế hoạch, VCK U23 châu Á 2024 khởi tranh tại Qatar từ ngày 15/4 đến 3/5/2024, với sự góp mặt của 16 đội bóng mạnh nhất châu lục lứa tuổi U23.

U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Anh Tuấn nằm ở bảng D cùng các đối thủ U23 Uzbekistan, U23 Kuwait và U23 Malaysia.

Đáng chú ý, U23 châu Á năm nay cũng là vòng loại trực tiếp giành vé tham dự Olympic Paris 2024. Theo điều lệ, 3 đội mạnh nhất tương ứng với đội vô địch, á quân và hạng 3 sẽ giành vé trực tiếp dự Thế vận hội mùa Hè năm nay.

Còn đội đứng 4 chung cuộc sẽ đá trận play-off với đại diện của khu vực châu Phi để cạnh tranh tấm vé cuối cùng của khu vực châu Á góp mặt tại Paris.

Video U23 Thái Lan 2-0 U23 Iraq (nguồn: FPT Play)

本文地址:http://tw.tour-time.com/html/43b599069.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Mafra vs Penafiel, 02h15 ngày 15/4: Khách thất thế

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ máy bán hàng tự động cao nhất thế giới, cứ 23 người có một máy. Tổng doanh thu hàng năm lên tới hơn 60 triệu USD.

{keywords}

Giá lao động: Tỷ lệ sinh giảm, dân số già và không có di dân khiến lao động ở Nhật khan hiếm và có giá cao. Máy bán hàng tự động là giải pháp cho vấn đề này, giúp giảm nhu cầu cần nhân viên thu ngân. Đồng thời, máy chỉ cần có người cho thêm sản phẩm và thu tiền sau một thời gian.

{keywords}

Mật độ dân số cao và giá đất đắt đỏ: Với 127 triệu người trên diện tích chỉ bằng bang California, Nhật Bản là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới. Trong số đó, 93% sinh sống tại các thành phố. Điều đó dẫn tới giá bất động sản cao, khiến không gian trữ hàng hóa tiêu dùng trở nên đắt đỏ. Các công ty thường muốn dùng máy bán hàng tự động hơn là mở cửa hàng.

{keywords}

Ít tội phạm: Nhật Bản là một trong những quốc gia có rất ít vụ phá hoại tài sản. Các máy bán hàng tự động ít khi bị làm hỏng hay lấy trộm, dù trong máy có hàng chục nghìn yên và nằm ở các con ngõ vắng vẻ. Các máy cũng được gắn máy quay và kết nối trực tiếp tới cảnh sát nếu có bất thường xảy ra.

{keywords}

Sự phổ biến của tiền mặt: Ở Nhật, tiền mặt vẫn được sử dụng chủ yếu, thay vì thẻ tín dụng như tại các quốc gia hiện đại khác. Các ga tàu và nhiều cửa hàng không nhận thanh toán bằng thẻ. Điều đó đồng nghĩa bạn thường phải mang theo một lượng tiền tương đối, gồm cả tiền giấy và tiền xu. Tiền xu có mệnh giá khá cao (lên tới 500 yên), dùng cho các máy bán hàng tự động.

{keywords}

Niềm đam mê tự động hóa:Người Nhật mê mệt tự động hóa và người máy. Họ cũng coi trọng và tin tưởng các hệ thống tự động. Đó là lý do máy bán hàng tự động được ưa chuộng.

(Theo Business Insider/ Zing)

">

Vì sao máy bán hàng tự động tràn ngập Nhật Bản?

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều điểm mới, trong đó các trường chỉ được xét tuyển sớm 20% chỉ tiêu.

Theo Bộ, "xét tuyển sớm" là các đợt xét tuyển trước đợt chung của Bộ (sau kỳ thi tốt nghiệp THPT). Như vậy, với 80% chỉ tiêu xét ở đợt chung, các trường vẫn được sử dụng đa dạng phương thức (học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy, chứng chỉ quốc tế...). Tuy nhiên, điểm chuẩn đợt sớm không thấp hơn đợt xét tuyển chung. Nếu dùng nhiều phương thức, đại học phải quy đổi tất cả về chung một thang điểm.

Bộ cho rằng những thay đổi này nhằm điều tiết tuyển sinh đại học công bằng hơn, không ảnh hưởng đến thí sinh. Nhưng nhiều chuyên gia không đồng tình.

PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, nhìn nhận công bằng trong tuyển sinh là các thí sinh được đánh giá, lựa chọn trên một chuẩn chất lượng, ví dụ thông qua một kỳ tuyển sinh chung.

Tại Việt Nam, kỳ thi tốt nghiệp THPT có mục đích chính là xét tốt nghiệp, không đủ độ khó và phân hóa để chọn người tài vào đại học. Với điểm học bạ ở phổ thông, việc chấm điểm có độ chênh giữa các địa phương, nhà trường.

Do đó, các trường có thương hiệu có xu hướng xét dựa trên điểm thi đánh giá năng lực, tư duy hay chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT... Điều này hợp lý bởi các kỳ thi này được thiết kế dùng cho xét tuyển vào đại học. Nhưng khi các trường sử dụng đa dạng phương thức trên, chỉ tiêu xét bằng điểm thi tốt nghiệp ngày càng giảm, tính bất công bằng lại lộ ra, bởi không phải thí sinh nào cũng có điều kiện để học và thi các kỳ thi riêng hay lấy chứng chỉ quốc tế. Sự bất công bằng này đã được Bộ nhiều lần chỉ ra.

Tuy nhiên, việc khống chế 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm, theo ông Lập, vẫn không giúp việc tuyển sinh trở nên công bằng.

Ông phân tích quy định này có ưu điểm là chỉ tập trung tuyển những thí sinh thực sự nổi trội trước. Nhưng việc các trường tuyển bằng nhiều phương thức lại không phụ thuộc vào việc xét sớm hay muộn (trước hay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT).

Các trường có thể vẫn sử dụng tiếp các phương thức trên ở kỳ xét tuyển chung, sau khi dành 20% xét sớm. Điều này làm quá trình tuyển sinh trở nên phức tạp, do độ ảo tăng, thí sinh cũng phải chờ đợi.

Về lý thuyết, các trường vẫn có quyền giảm mạnh, thậm chí không dùng kết quả thi tốt nghiệp ở đợt xét tuyển chung, dành chỉ tiêu cho những phương thức khác.

"Như vậy, bài toán bất công bằng cho những thí sinh ở khu vực khó khăn, không có điều kiện học và thi các kỳ thi riêng và chứng chỉ quốc tế, vẫn không được giải quyết", ông Lập nói.

Đồng tình, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng cho rằng việc giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm chủ yếu mang tính kiểm soát hành chính. Bởi không có căn cứ khoa học nào chứng minh giới hạn này là công bằng cho thí sinh và các trường.

Theo ông, công bằng trong tuyển sinh là làm sao để tất cả thí sinh có cơ hội như nhau khi tiếp cận các kỳ thi, phương thức xét tuyển. Hiểu theo cách này, việc giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm không những không mang lại công bằng, mà còn có thể tạo ra sự bất bình đẳng.

Ông đặt giả thuyết các trường vẫn sử dụng 80% chỉ tiêu ở đợt xét tuyển chung để xét bằng chứng chỉ ngoại ngữ, hay điểm thi đánh giá năng lực thì "giới hạn xét tuyển sớm không thay đổi được điều gì". Thí sinh vùng sâu vùng xa vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận, ôn luyện các kỳ thi này.

"Con số 20% rất phiến diện, chủ quan, ảnh hưởng quyền tự chủ của các trường. Cơ quan quản lý nên đóng vai trò là 'bà đỡ' đưa ra giải pháp, điều chỉnh phù hợp, không nên áp đặt cơ học", ông nói.

">

Siết xét tuyển sớm vẫn 'không công bằng'

Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Al Muharraq, 23h00 ngày 14/4: Kết quả dễ đoán

Hiểu được điều đó, nhóm tác giả Linda A. Hill - Greg Brandeau - Emily Truelove - Kent Lineback đã nghiên cứu và chỉ ra những ý niệm sai lầm về thuật lãnh đạo mà trước nay mọi người vẫn hiểu và áp dụng trong cuốn sách Thiên tài tập thể - Lãnh đạo khác biệt để đổi mới và bứt phá (First News - Trí Việt phát hành). Chẳng hạn, nhà lãnh đạo “giỏi” trong tất cả khía cạnh khác thì cũng thành công trong công tác đổi mới. Hay nhắc đến đổi mới thì nhà lãnh đạo mới là người đóng vai trò then chốt thay vì tập thể. 

Nguyên nhân xuất phát từ việc đa phần những nhà lãnh đạo truyền thống được dạy một khái niệm xưa cũ, mà theo các tác giả đó là “một kiểu khái niệm bóp chết khả năng đổi mới”. 

Những vị này cho rằng nhiệm vụ của mình là nghĩ ra ý tưởng lớn và điều động nhân sự thực thi. Bằng cách nào đó, họ nghĩ rằng bản thân là người tạo ra sự đổi mới. Đôi lúc, sự đổi mới đến từ các ý tưởng mới mẻ được tuôn trào từ trí óc của một thiên tài đơn thương độc mã trong khoảnh khắc xuất thần.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn đa chiều của các tác giả, đổi mới là một quá trình của thử và sai, một quá trình giải quyết vấn đề, nghĩa là phải tìm kiếm giải pháp bằng cách tạo ra và thử nghiệm hàng loạt ý tưởng. Và nhiệm vụ của người lèo lái “con thuyền đổi mới” là thiết lập điều kiện cho phép và khuyến khích tất cả những điều đó xảy ra.

Qua quá trình nghiên cứu một loạt cá nhân và tổ chức, các tác giả đã khái quát vai trò của nhà lãnh đạo trong công cuộc đổi mới, chính là: “Thay vì cố gắng đặt ra một tầm nhìn và tự mình tạo ra sự đổi mới, nhà lãnh đạo đổi mới sẽ thiết lập một nơi chốn - một bối cảnh, một môi trường - mà ở đó mỗi mảnh ghép thiên tài của từng cá nhân có thể được kết hợp nhằm tạo nên một thiên tài tập thể nhờ vào việc hợp tác, học hỏi thông qua quá trình khám phá và ra quyết định tích hợp”. 

Thông qua 424 trang sách, các tác giả hé lộ góc khuất về quản trị sáng tạo, đồng thời dẫn dắt người đọc khám phá những câu chuyện đổi mới của nhiều tổ chức như Pixar, Google, eBay, IBM, Volkswagen, Pfizer... qua đó trả lời cho câu hỏi: “Tại sao sự đổi mới lại đòi hỏi một hình thức khác của lãnh đạo”. 

Thiên tài tập thểkhông chỉ hữu ích cho việc trau dồi khả năng lãnh đạo mà còn giúp bạn đọc có thêm nền tảng kiến thức chuyên môn sâu sắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuốn sách vẽ ra một bộ khung mà bất kỳ nhà lãnh đạo đương nhiệm nào cũng có thể áp dụng để “dọn sẵn sân khấu”, tạo sân chơi cho tổ chức của mình chủ động sáng tạo, cải tiến và bứt phá. 

Cái nhìn thấu triệt về tinh thần đổi mới

Giản lược về tình tiết, sâu sắc về nội dung, Thiên tài tập thểchính là sự thu gọn tới cực hạn về mặt chi tiết các câu chuyện phức tạp nhưng vẫn giữ được trọn vẹn thông điệp muốn truyền tải đến bạn đọc. Một cuốn sách ngồn ngộn tư liệu về nghệ thuật lãnh đạo đổi mới, được diễn giải tường tận dưới ngòi bút giàu kinh nghiệm của nhóm tác giả.

Bắt đầu với cơ sở khẳng định “một nhà lãnh đạo giỏi không đồng nghĩa với một nhà lãnh đạo biết cách dẫn dắt sự đổi mới”, cuốn sách đi qua các bước khảo sát và phân tích kiểu lãnh đạo khác biệt có thể tạo ra sự đổi mới không ngừng. 

Như lời Vineet Nayar – cựu CEO HCL Technologies chia sẻ trong cuốn sách: “Nếu một nhà lãnh đạo luôn xem mình là người làm chủ và nắm mọi hành động, anh ta sẽ không bao giờ đạt được thành tựu nào... Nhà lãnh đạo đổi mới sẽ không tự tay làm bất kỳ điều gì. Họ chỉ tạo điều kiện cho mọi người theo đuổi những gì mà sâu thẳm trái tim họ tin là đúng. Đó chính là tương lai của nghệ thuật lãnh đạo”. 

Tuy viết về thuật lãnh đạo nhưng Thiên tài tập thểkhông bàn về các triết lý hay kỹ năng lãnh đạo đã được mổ xẻ trong nhiều đầu sách cùng chủ đề. Ngược lại, cuốn sách thách thức lối tư duy lãnh đạo thông thường, đào sâu vào một chủ đề ít được bàn luận hoặc hiểu thấu – tinh thần lãnh đạo và đổi mới.

Đây là quyển cẩm nang đặc sắc cung cấp hướng dẫn cụ thể về quá trình đổi mới sáng tạo thông qua việc khắc hoạ chân dung các nhà lãnh đạo xuất sắc trong công cuộc dẫn dắt đổi mới, nuôi dưỡng những hạt mầm thiên tài sáng tạo trong tổ chức. 

Thiên tài tập thểđược Chủ tịch Ford Foundation - Darren Walker - đánh giá như một “cú đấm thức tỉnh” về chủ đề lãnh đạo đổi mới. 

Thiên Thảo

Cách chúng ta cảm nhận tạo nên thế giới chúng ta biếtTrong từng trang sách 'Lược sử của nhân loại về cảm xúc', Firth-Godbehere đưa độc giả vào một hành trình hấp dẫn.">

Cuốn sách hé lộ những góc khuất về quản trị sáng tạo

 

NSND Trà Giang: Sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng

NSND Trà Giang (sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi) là một diễn viên điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đầu tiên bà tham gia là phim Một ngày đầu thu (đạo diễn Huy Vân), và bộ phim cuối cùng là "Dòng sông hoa trắng" (đạo diễn Trần Phương). 

Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (vai Dịu, đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1973).

Tuổi xế chiều của "chị Tư Hậu" NSND Trà Giang: Sống một mình, con gái thành đạt bên nước ngoài - Ảnh 2.

NSND Trà Giang nổi tiếng với phim "Chị Tư Hậu".

Bố của nghệ sĩ Trà Giang là NSƯT Nguyễn Văn Khánh. Chồng của bà là NSƯT, GS âm nhạc Nguyễn Bích Ngọc. Hai vợ chồng có một người con gái cũng nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật là nghệ sĩ dương cầm Bích Trà.

Có lần bà tâm sự về gia đình, quê hương. Bà kể ba chị quê Quảng Ngãi, má quê Phan Thiết. Cả sáu chị em trong gia đình Trà Giang đều được ba lấy tên những vùng quê Quảng Ngãi đặt tên cho mỗi người con. Anh lớn là An Sơn (núi Thiên An); rồi đến Trà Giang; Bút Sơn; Thạch Bích…

Tuổi xế chiều của "chị Tư Hậu" NSND Trà Giang: Sống một mình, con gái thành đạt bên nước ngoài - Ảnh 3.

Nhan sắc NSND Trà Giang lúc còn trẻ.

NSND Trà Giang kể rằng năm 1959, bà thi đỗ trường múa. Lẽ ra sự nghiệp của bà là một diễn viên múa. Nhưng ba NSND Trà Giang, NSƯT Nguyễn Văn Khánh đã nói: "Con có một gương mặt đẹp, sao không thi vào trường điện ảnh?". Và bà đã làm theo lời bố.

  • Tuổi xế chiều của "Hoa khôi màn ảnh đen trắng" NSND Minh Đức: Bình yên bên chồng là đồng nghiệp nổi tiếng

Bên cạnh điện ảnh, Trà Giang còn thử sức trong lĩnh vực hội họa và đã có triển lãm tranh vào năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bà còn liên tiếp 7 lần là thành viên Hội đồng Giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.

Các phim NSND Trà Giang tham gia: Một ngày đầu thu (1962), Chị Tư Hậu (1962), Làng nổi (1965), Lửa rừng (1966), Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn (1969), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Bài ca ra trận (1973), Em bé Hà Nội (1974), Ngày lễ thánh (1976), Mối tình đầu (1977), Cho cả ngày mai (1981), Huyền thoại về người mẹ (1987), Hoàng Hoa Thám (1987) vai vợ ba của Đề Thám, Kẻ giết người (1988) vai bà Phượng, (đạo diễn Hoài Linh), Dòng sông hoa trắng (1989), (đạo diễn Trần Phương).

NSND Trà Giang: Nỗi buồn xa con gái và sở thích hội họa tuổi xế chiều

NSND Trà Giang đã rời xa màn ảnh hơn 30 năm nay nhưng bà vẫn theo dõi những hoạt động của nền điện ảnh nước nhà. Nói về điều này, nữ nghệ sĩ gạo cội nói: "Tôi vẫn dõi theo khi Hãng phim truyện Việt Nam còn hoạt động và quan tâm đến nền điện ảnh của nước nhà. Khi tôi dừng lại ở thời điểm vẫn còn sung sức, vẫn còn nhiệt huyết, vẫn còn đất diễn và nhận được rất nhiều sự yêu mến từ khán giả cũng có người bảo tôi dừng lại ở thời điểm đó là hợp lý.

Tuổi xế chiều của "chị Tư Hậu" NSND Trà Giang: Sống một mình, con gái thành đạt bên nước ngoài - Ảnh 6.

Hình ảnh mới nhất của NSND Trà Giang trong đêm hội "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2020.

Thời gian chờ đợi đã hơn 30 năm cho những vai diễn đã qua rồi, tôi giờ bước sang tuổi 80 quả thực làm phim sẽ rất khó. Với nghệ sĩ trẻ làm phim hiện nay đã khó với những người có tuổi như tôi lại càng khó hơn. Đúng 30 năm tôi không đóng phim, nhưng trái tim và tình yêu tôi dành trọn cho điện ảnh không bao giờ thay đổi".

Hiện tại, NSND sống một mình bình yên với thú vui hội họa. Bà kể ở tuổi 80, bà tự chăm sóc bản thân. Phần lớn thời gian bà vẽ tranh, hội họa khiến bà không cảm thấy cô đơn. "Con gái tôi dù ở xa nhưng luôn đồng hành, bên cạnh đó tôi luôn có những người bạn thân thiết. Với tình yêu nghệ thuật và sự lạc quan tôi vẫn luôn luôn sống một cách khỏe mạnh, hạnh phúc. Tôi cũng rất nhớ màn ảnh, nhớ những người đồng nghiệp đã cùng làm những bộ phim cùng mình và rất yêu những nghệ sĩ trẻ bây giờ", NSND Trà Giang chia sẻ.

Tuổi xế chiều của "chị Tư Hậu" NSND Trà Giang: Sống một mình, con gái thành đạt bên nước ngoài - Ảnh 8.

NSND Trà Giang với niềm đam mê hội họa.

Trên VietNamNet, nhà thơ Dương Kỳ Anh cũng chia sẻ về người con gái tài hoa của NSND Trà Giang. Theo đó, con gái của bà là nghệ sĩ piano Bích Trà. Chị hiện tại đang ở Anh quốc và có cuộc sống tốt, mua được nhà cửa định cư bên nước ngoài. Nói về niềm vui của gia đình đàn chị, nhà thơ Dương Kỳ Anh tâm sự: "Tôi cũng rất vui. Tôi điện cho chị Trà Giang để chúc mừng. Mừng chị đã nuôi dạy con nên người, trở thành tài, thành một nghệ sĩ piano nổi tiếng".

Theo GĐXH

NSND Trà Giang U80 và nỗi cô đơn mất chồng, xa con

NSND Trà Giang U80 và nỗi cô đơn mất chồng, xa con

Khi GS Bích Ngọc mất, chị Trà Giang rất buồn. Nhiều lúc tôi muốn nói với chị rằng, sao chị không động viên cháu Bích Trà về nước?

">

Tuổi xế chiều của 'chị Tư Hậu' NSND Trà Giang: Sống một mình, con gái thành đạt ở nước ngoài

Tôi không quan trọng danh hiệu NSƯT!

- Những ngày giãn cách kéo dài, sinh hoạt của gia đình Cẩm Vân thế nào?

Chúng tôi vẫn ở nhà, theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh. Chưa bao giờ tôi cảm nhận Sài Gòn “bệnh nặng” thế này. Lướt báo hay lên mạng đọc tin tức cũng rất nhiều thông tin tiêu cực. Gia đình tôi dặn nhau giữ sự cân bằng và nghĩ tích cực giữa cảnh gian khó.

Dịch bệnh khiến gia đình tôi gắn kết nhau hơn. Chúng tôi có những hoạt động trồng cây, tập thể dục, nấu ăn và chăm sóc nhà cửa. Cả ba thành viên đều làm nghệ thuật nên tận dụng nó để tạo niềm vui tinh thần. Ông xã thu nhạc, chơi đàn, còn tôi và con gái bàn bạc ca khúc để quay hình online. CeCe Trương -  con gái tôi ngoài khả năng ca hát cũng có khiếu về quay dựng, chỉnh ảnh nên tôi nhờ con lo hết các khâu. Hai mẹ con cũng tham gia các hoạt động biểu diễn trong thời gian qua.

{keywords}
Cẩm Vân dành thời gian thu âm ca khúc mới trong những ngày giãn cách. 

- Nhiều nghệ sĩ cho rằng việc hát giữa các khu cách ly là sân khấu đặc biệt nhất trong đời họ, còn chị thì sao?

Buổi diễn vừa qua khiến tôi xúc động và suy ngẫm. Sau mấy chục năm đi hát, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ đứng hát giữa một nơi như thế. Không gian, con người đều mang chung trong mình một nỗi ám ảnh về dịch bệnh.

Lần đầu tiên, tôi mặc bộ trang phục kín từ đầu đến chân. Tôi đã ướt mắt khi ngước lên những tầng cao kia của nhiều toà nhà, những bệnh nhân và cả các bác sĩ ra ngoài xem chúng tôi hát. Chính những khán giả bất đắc dĩ này đã hoà điệu cùng chúng tôi. Những thanh âm đó không thể tìm thấy ở bất cứ sân khấu nào.

Tôi vừa tủi thân, vừa hạnh phúc khi cảm nhận tiếng hát của mình và các đồng nghiệp ít nhiều xoa dịu tinh thần mọi người. Tôi trân trọng khoảnh khắc đó.

- Những ngày ở nhà, nghĩ đến sân khấu, âm nhạc và khán giả, chị nhớ nhất điều gì?

Cuộc đời đi hát của tôi liên tục, trải dài không gián đoạn. Trừ lúc sinh con gái phải ở nhà, còn lại chưa bao giờ tôi rời xa sân khấu lâu như thế. Tôi thèm nghe tiếng vỗ tay, những ánh mắt, nụ cười của khán giả và đồng nghiệp. Đây là nỗi buồn không chỉ của riêng tôi. Nhưng không còn cách nào khác, đành phải chấp nhận và vượt qua nó.

Giai đoạn này tôi thường xuyên mất ngủ, suy nghĩ mông lung khi chứng kiến những mất mát trong đại dịch. Những ca từ trong ca khúc Im lặng thở dàicủa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vang lên trong đầu tôi: “Sau cơn bão qua im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay”. Tôi đã thực hiện MV cho bài hát như một sự gửi gắm tâm sự lúc này.

{keywords}
Vợ chồng Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái CeCe Trương.

- CeCe Trương - con gái chị tiếp nối bố mẹ hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp hơn một năm qua.Chị đặt kỳ vọng cho con gái mình thế nào?

Tôi từng không ủng hộ con bước vào môi trường nghệ thuật. Quá lâu trong nghề, tôi nhận ra người làm nghệ thuật nỗi buồn, cay đắng nhiều hơn vinh quang. Thời nay, nhiều ca sĩ cũng phải chịu áp lực dư luận, mạng xã hội. Tôi hiểu tính con dễ nản, không có kinh nghiệm sẽ không chịu nổi, phần khác lại sợ cái bóng của mình cản trở.

Nhưng hơn một năm qua, tôi thấy CeCe dần khẳng định được bản thân. Bé tự chủ, năng động và sáng tạo trong từng sản phẩm của mình. Vợ chồng tôi thống nhất để bé tự vạch ra lối đi riêng, chỉ tư vấn và định hướng khi thực sự cần thiết.

- Một đời chị say mê và thầm lặng cống hiến cho nghệ thuật nhưng lại không được xét tặng danh hiệu. Khi nhiều đồng nghiệp, thậm chí đàn em giờ là NSƯT – NSND, điều này khiến chị chạnh lòng?

Thật lòng trước giờ tôi không quan tâm chuyện này. Bởi nếu muốn tôi đã nhận từ rất lâu. Xin chia sẻ một câu chuyện với bạn: cách đây 20 năm, tôi được Sở Văn hóa thành phố mời lên làm việc. Họ chuẩn bị sẵn tất cả giấy tờ, hồ sơ xin duyệt, tôi chỉ việc ký tên là được. Nhưng tôi đã kiên quyết từ chối nhiều lần.

Tôi nghĩ, mỗi nghệ sĩ sẽ có quan điểm làm nghề khác nhau. Có người xem danh hiệu như một sự ghi nhận thành tích. Còn tôi làm việc, cống hiến vì khán giả chứ không cần xin xỏ ai để ban phát danh hiệu. Nếu có, tôi muốn được gọi là ca sĩ, hay trịnh trọng là danh ca, thế là đủ. Còn tôi như thế nào, cống hiến ra sao công chúng sẽ là người hiểu rõ nhất.

Tôi biết ơn anh Khắc Triệu vì sự bao dung, hy sinh dành cho vợ

Cẩm Vân - Khắc Triệu có cuộc hôn nhân bền vững, hạnh phúc bậc nhất làng nhạc Việt. 

- Cẩm Vân ngoài tài năng còn chính bởi nhờ tình yêu của ông xã Khắc Triệu giúp chị thăng hoa trong nghề nghiệp. Điều gì ở ông xã khiến chị cảm động nhất?

Âm nhạc là thứ kết duyên, cũng chính nó là sợi dây gắn kết tôi và anh Triệu với danh nghĩa bạn đời. 35 năm, chúng tôi gắn bó một chặng đường quá lâu. Giờ nếu để ngồi xuống khen nhau cũng bằng thừa.

Nhiều người trước nay mặc định tôi nổi tiếng, còn anh chỉ là người song hành trong nghề. Nhưng thực tế không phải vậy. Nếu có dịp ra sân khấu xem vợ chồng tôi biểu diễn sẽ thấy kết quả trái ngược hoàn toàn. Anh Triệu trình diễn cuốn hút, luôn là người nhận tràng vỗ tay lớn hơn vợ.

Là đàn ông, lại nghệ sĩ sẽ không ai ép mình xuống thấp hơn bạn đời trong mọi hoàn cảnh. Tôi cảm phục, biết ơn anh vì đã đủ bao dung và hy sinh để cho vợ có sự tỏa sáng. Trong suy nghĩ tôi, anh là một người đàn ông trách nhiệm vợ con và là một nghệ sĩ tử tế, khó tính. Anh vô tư, hào sảng từ trong công việc lẫn cuộc sống đời thường.

- Cùng đi qua những thăng trầm của nghề nghiệp, cuộc sống, việc giữ lửa gia đình luôn ấm nồng của hai anh chị hẳn cũng có bí quyết riêng?

Tôi nghĩ lửa gia đình phải do từng thành viên thắp lên và cùng gìn giữ. Tôi và anh Triệu tính đều nóng, chuyện cãi nhau, giận hờn như cơm bữa. Có lần cả hai giận không nhìn mặt đến hơn 2 tháng, dù vẫn đi hát chung nhưng về nhà mỗi người một góc.

Nhưng theo thời gian, mọi thứ cũng bắt buộc phải lắng đọng và ôn hòa hơn. Chúng tôi luôn dặn nhau dù thế nào đi nữa cũng không quên mình là những người ruột thịt gia đình.

Phần mình, tôi luôn cố gắng để hoàn thành trách nhiệm một người vợ, người mẹ. Là ca sĩ, bận rộn ca hát nhưng phải biết tề gia, nội trợ. Một bữa cơm với tô canh nóng, dĩa cá kho nhưng quý giá hơn bất cứ bữa ăn nhà hàng 5 sao nào. Ngày lễ Tết, tôi đi chợ mua hoa, trái cây về trang hoàng nhà cửa, bàn thờ. Đôi khi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống lại chất keo kết dính cho đời sống vợ chồng.

{keywords}
Tổ ấm nhỏ của đôi danh ca. 

- Khi tuổi già gõ cửa, chị ý thức giữ gìn sức khỏe mình thế nào?

Tuổi này mà bảo mình phải khỏe, sung sức như thời trẻ thì không thể. Nhiều năm qua, tôi bị chứng mất ngủ kinh niên, phải dùng thuốc hỗ trợ. Ai cũng biết giấc ngủ quan trọng với con người như thế nào. Việc này khiến tôi ảnh hưởng khá nhiều về tinh thần, chế độ sinh hoạt. Những ngày tháng miệt mài làm việc cũng khiến cơ thể tôi dễ bị lão hóa hơn người thường. Dẫu vậy, tôi không than thở bởi hiểu rõ mình có được hôm nay thì phải đánh đổi.

Giờ tôi chăm tập thể dục, nghiêm khắc với mình trong chế độ ăn uống. May mắn có ông xã đồng hành nên tôi có thêm động lực để duy trì thói quen tốt. Đôi lúc thấy tôi lơ đãng việc sinh hoạt, quên uống thuốc, anh liền nhắc nhở.

- Lúc này chị còn trăn trở điều gì?

Tôi hài lòng với những gì mình có. Ở tuổi này, tôi vẫn thường xuyên được góp mặt trong những chương trình lớn. Việc đứng chung sân khấu với thế hệ đàn em, cháu cũng khiến tôi có thêm nhiều năng lượng mới mẻ. Tôi có một gia đình biết thương yêu, san sẻ nhau để cùng “vượt bão” trong những giai đoạn gian khó... còn điều gì may mắn hơn thế.

Trong nhà Phật có triết lý: “Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có”. Cuộc sống có đỉnh điểm, hào quang rồi cũng phải đi xuống. Điều quan trọng chúng ta thái độ thế nào thì sẽ nhận lại những điều tương tự. Được thì hoan hỷ, còn mất cũng đừng nên thất vọng. Bạn tham cầu thì luôn buồn khổ, còn thấy đủ sẽ an vui. 

Clip Cẩm Vân hát 'Im lặng thở dài' của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tuấn Chiêu

Cẩm Vân, Tóc Tiên lần đầu mặc bảo hộ kín mít hát tặng bệnh nhân F0

Cẩm Vân, Tóc Tiên lần đầu mặc bảo hộ kín mít hát tặng bệnh nhân F0

Tóc Tiên cùng các nghệ sĩ cổ vũ bệnh nhân Covid tại bệnh viện dã chiến bằng những tiết mục văn nghệ độc đáo.

">

Cẩm Vân: 'Tôi và anh Khắc Triệu có lần 2 tháng không nhìn mặt nhau'

友情链接