- Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, tại Mỹ theo thống kê có hơn 3 triệu người mắc rung nhĩ. Bình thường, hệ thống dẫn truyền điện học của tim phát ra các xung điện đến từng tế bào cơ tim, qua đó khiến quả tim co bóp một cách nhịp nhàng. Rung nhĩ xuất hiện do sự rối loạn hình thành các xung động điện học của tim. Khi xuất hiện rung nhĩ: tâm nhĩ rung lên với tần số trên 350 chu kì/ phút thay vì co bóp một cách nhịp nhàng. Điều này làm hạn chế lưu chuyển của dòng máu và khiến cho máu bị quẩn lại trong nhĩ qua đó hình thành các cục máu đông và nếu cục máu đông rời khỏi nhĩ trái gây tắc mạch não có thể gây ra đột quỵ.
|
Hình ảnh tắc động mạch não giữa gây nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ |
Thống kê cho thấy bệnh nhân mắc rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Rung nhĩ là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 120,000 trường hợp nhồi máu não mỗi năm và chiếm 25% tổng số trường hợp đột quỵ não. Đột quỵ não ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân, chính vì vậy việc phòng ngừa tai biến đột quỵ là mục tiêu nền tảng trong điều trị rung nhĩ. Mặc dù có nhiều phương pháp để phòng ngừa đột quỵ, tuy nhiên việc sử dụng các chống đông luôn là phương pháp đầu tay trong điều trị rung nhĩ. Các thuốc chống đông thực sự hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ nhồi máu não.
Ngoài nguy cơ gây đột quỵ, rung nhĩ còn là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như suy tim, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở. Rung nhĩ là bệnh lý tiến triển, điều này đồng nghĩa với việc nếu không điều trị bệnh sẽ ngày càng nặng lên. Khi đó các triệu chứng sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn. Rung nhĩ bền bỉ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều trị vì vậy hãy đi khám bệnh ngay khi có các triệu chứng của rung nhĩ.
Các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ
Kể cả những người có lối sống lành mạnh và không mắc các bệnh lý nào khác cũng có thể bị rung nhĩ. Các yếu tố nguy cơ chính của rung nhĩ bao gồm:
• Tuổi trên 60
• Tăng huyết áp
• Bệnh động mạch vành
• Suy tim
• Bệnh lý van tim
• Tiền sử phẫu thuật tim mở
• Ngừng thở khi ngủ
• Bệnh lý tuyến giáp
• Đái tháo đường
• Bệnh phổi mạn tính
• Lạm dụng rượu hoặc sử dụng chất kích thích
• Tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý nội ngoại khoa nặng
|
Điện tâm đồ của bệnh nhân rung nhĩ |
Triệu chứng của rung nhĩ
Rất nhiều bệnh nhân rung nhĩ nhưng hoàn toàn không có triệu chứng, mặt khác nhiều bệnh nhân có triệu chứng ngay từ khi mới mắc. Các triệu chứng của rung nhĩ khác nhau tùy từng bệnh nhân, phụ thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây rung nhĩ (do bệnh tim mạch hay bệnh cơ quan khác) và ảnh hưởng của rung nhĩ đến sự co bóp của tim. Các triệu chứng bao gồm:
• Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng (thường gặp nhất)
• Nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm)
• Thở nông
• Hồi hộp trống ngực (cảm giác tim đập nhanh, thình thịch, rộn ràng)
• Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc giảm khả năng đáp ứng với vận động thể lực
• Đau hoặc cảm giác tức nặng ngực
• Tiểu tiện nhiều lần
Chẩn đoán và điều trị rung nhĩ
Chẩn đoán xác định rung nhĩ bằng điện tâm đồ - đây là một xét nghiệm thường quy. Ngoài ra rung nhĩ có thể được phát hiện nhờ các thiết bị di động gắn trên người bệnh nhân để theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian dài như Holter điện tâm đồ. Bệnh nhân được đeo Holter điện tâm đồ theo dõi nhịp tim trong khoảng từ 1-7 ngày có khi vài tuần. Các thiết bị này giúp ghi lại nhịp tim cả ngày lẫn đêm qua đó cung cấp những thông tin chính xác về biến thiên nhịp tim kể cả khi hoạt động lẫn khi nghỉ ngơi. Điều trị rung nhĩ cần được bắt đầu ngay khi xác định được chẩn đoán.
Để điều trị rung nhĩ có hiệu quả chống được đột quỵ với ba mục tiêu chính là kiểm soat tần số thất, chuyển rung nhĩ về nhịp xoang và dùng thuốc chống đông phòng ngừa huyết khối. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị rung nhĩ. Một số bệnh nhân có thể được sốc điện chuyển nhịp về nhịp xoang. Triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông là phương pháp mới được chi định cho các bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc không muốn điều trị nội khoa. Đây là phương pháp dùng năng lượng tạo ra những vết cắt nhỏ lên bề mặt nội mạc nhĩ trái để cô lập các đường xung động bất thường của rung nhĩ gây ra.
Rung nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ do hình thành các cục máu đông, chính vì vậy, các bác sỹ thường phải sử dụng thuốc chống đông máu cho bệnh nhân. Sự lựa chọn cũng như tính toán lợi ích, nguy cơ của việc sử dụng các thuốc chống đông cần được tính toán kĩ lưỡng dựa trên tuổi, bệnh lý kèm theo (như suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường).
Chống đông trong rung nhĩ và phòng ngừa đột quỵ
Thuốc chống đông là gì?
Việc hình thành cục máu đông là một quá trình phức tạp được gọi là con đường đông máu do sự kết hợp của các protein tế bào giúp cơ thể ngăn chặn sự chảy máu. Các thuốc chống đông hay còn gọi là các thuốc làm loãng máu ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông này.
Các loại thuốc chống đông
Có một số loại thuốc chống đông có thể lựa chọn cho bệnh nhân rung nhĩ. Mục đích sử dụng các thuốc chống đông này là tác động vào một hoặc nhiều khâu trong con đường đông máu để ngăn chặn hình thành các cục máu đông.
Thuốc kháng Vitamin K
Có nhiều loại protein trong quá trình đông máu được tổng hợp nhờ Vitamin K. Thuốc kháng Vitamin K (VKAs) sẽ ngăn chặn quá trình tổng hợp các loại protein đông máu này. Đây là nhóm thuốc có lịch sử lâu đời nhất trong các thuốc chống đông phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ, trong đó Warfarin (Coumadin) là thuốc kháng Vitamin K đầu tiên được phê duyệt năm 1954.
Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin
Thrombin là một enzym trong quá trình hình thành cục máu đông. Bằng cách ức chế Thrombin, con đường đông máu bị ngăn chặn qua đó làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. VD: Dabigatran (Pradaxa).
Thuốc ức chế yếu tố Xa
Yếu tố Xa là một enzym trong quá trình đông máu vì vậy việc ức chế yếu tố Xa sẽ ngăn chặn con đường đông máu. VD: Rivaroxaban (Xarelto) và Apixaban (Eliquis).
Lợi ích và nguy cơ
Việc sử dụng các thuốc chống đông đã được chứng minh làm giảm có ý nghĩa nguy cơ nhồi máu não. Tuy nhiên bên cạnh đó, các bệnh nhân dùng thuốc chống đông phải đối mặt với nguy cơ chảy máu tăng lên do các thuốc này ngăn chặn quá trình đông máu và hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó mỗi loại thuốc chống đông đều có những lợi ích và nguy cơ khác nhau.
Thuốc kháng Vitamin K
Ưu điểm: Là nhóm thuốc đã được sử dụng lâu dài trên lâm sàng, do vậy phần lớn các bác sỹ đều có kinh nghiệm trong việc dùng thuốc kháng vitamin K. Trong trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật cấp cứu (VD: tai nạn giao thông) hoặc phẫu thuật theo chương trình có thể sử dụng các thuốc đối kháng để đưa quá trình đông máu của bệnh nhân về bình thường. Đặc biệt các thuốc kháng Vitamin K có lợi thế về mặt kinh tế với giá thành thấp nhất trong các loại thuốc chống đông.
Nhược điểm: Trong thực tế có rất nhiều loại rau xanh chứa nhiều vitamin K. Việc sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin K sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc kháng vitamin K để phòng ngừa đột quỵ. Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có sự tương tác làm giảm hiệu quả của thuốc kháng Vitamin K. Vì vậy, bệnh nhân uống thuốc kháng vitamin K phải kiểm tra đông máu định kỳ để chắc chắn đã đạt liều tránh quá liều chống đông. Xét nghiệm PT- INR cần duy trì từ 2-.0- 3.0. Nếu PT- INR thấp hơn 2, đồng nghĩa việc chống đông chưa đạt đích điều trị, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đột quỵ. Ngược lại nếu PT- INR cao hơn 3, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ chảy máu.
Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin
Ưu điểm: Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin dễ sử dụng hơn trên lâm sàng, sự tương tác với các thuốc cũng như chế độ ăn ít hơn nhiều so với thuốc kháng Vitamin K. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế trực tiếp Thrombin không phải đi kiểm tra máu định kỳ. Ngoài ra, thuốc ức chế trực tiếp Thrombin có nguy cơ gây xuất huyết não thấp hơn thuốc kháng Vitamin K.
Nhược điểm: Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin chỉ có tác dụng phòng ngừa đột quỵ trong một khoảng thời gian nhất định vì vậy bệnh nhân phải uống thuốc đều, không được quên hoặc bỏ liều. Mặc dù nguy cơ gây xuất huyết não thấp hơn thuốc kháng Vitamin K nhưng các chế phẩm ức chế trực tiếp Thrombin vẫn làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, ruột.
Thuốc ức chế yếu tố Xa
Ưu điểm: Thuốc ức chế trực tiếp yếu tố Xa dễ sử dụng hơn thuốc kháng Vitamin K. Tương tự như thuốc ức chế trực tiếp Thrombin, thuốc ức chế trực tiếp yếu tố Xa cũng ít bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, tương tác thuốc- thuốc và không cần kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ. Ngoài ra, thuốc ức chế yếu tố Xa cũng có nguy cơ gây xuất huyết não thấp hơn thuốc kháng Vitamin K.
Nhược điểm: Vì là nhóm thuốc mới nên kinh nghiệm sử dụng thuốc ức chế yếu tố Xa còn hạn chế trong các tình huống cấp cứu. Hiện tại các thuốc đối kháng với thuốc ức chế yếu tố Xa chưa được phê duyệt. Cũng giống như thuốc ức chế trực tiếp Thrombin, thuốc ức chế yếu tố Xa có tác dụng phòng ngừa đột quỵ trong một khoảng thời gian nhất định vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ điều trị đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, không được quên liều.
Quyết định lựa chọn điều trị
Phòng ngừa đột quỵ là mục tiêu hàng đầu trong điều trị rung nhĩ. Bệnh nhân nên trao đổi với nhà điện sinh lý học (các bác sỹ chuyên ngành rối loạn nhịp tim), bác sỹ tim mạch và bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu về nguy cơ đột quỵ. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc chống đông, bệnh nhân nên thảo luận cùng bác sỹ để hiểu rõ về lợi ích cũng như nguy cơ của các loại thuốc chống đông để qua đó quyết định lựa chọn thuốc điều trị tốt nhất cho mình.
TS.BSCC Phạm Quốc Khánh
Viện phó Viện Tim mạch Quốc gia, Chủ tịch Phân Hội nhịp Tim VN
" alt="Rung nhĩ, rối loạn nhịp tim thường gặp"/>
Rung nhĩ, rối loạn nhịp tim thường gặp
Nhờ chứa tinh chất Germanium hữu cơ cao gấp 8 lần nhân sâm, nấm Linh Chi đỏ được ví như thần dược giúp dưỡng tâm, an thần, mang lại giấc ngủ sâu cho người cao tuổi.
Từ nấm bất tử
Từ hơn 2.000 năm trước, nấm Linh Chi đỏ đã được Đông y sử dụng để làm thuốc. Sách “Thần nông bản thảo” xem nấm Linh Chi đỏ có giá trị hơn cả nhân sâm, hay trong “Bản thảo cương mục” cũng có đề cập đến các dược tính quý của Linh Chi đỏ.
Cuốn sách “Giao Châu vật chí” của Tiêu Hữu Nguyên thời Hán ghi rằng: “Xứ Giao Châu có nhiều sản vật quý, quý nhất có thể kể đến là nấm Linh Chi đỏ. Như thần xuất hiện, cải tử hoàn sinh, chỉ có các Vu thuật sỹ biết dùng”.
|
Vua thảo dược Linh Chi đỏ |
Nhờ khả năng chữa được bách bệnh cũng như tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, Linh Chi đỏ được mệnh danh là nấm bất tử, vua của các loại nấm, thuốc trường sinh hay thức ăn của các vị thần. Thượng dược này còn là vị thuốc quý cho các vua chúa trong điều trị suy nhược thần kinh, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ và ngủ không ngon giấc.
Tương truyền có một vị quan bị mất ngủ kinh niên đã được thầy thuốc kê dùng Linh Chi đỏ. Sau khi uống thảo dược này3 ngày, ông thấy giấc ngủ được cải thiện, tinh thần cũng tốt hơn. Tiếp tục dùng trong 3 tháng, ông đã ngủ ngon hơn, trí nhớ và sức khỏe cũng được phục hồi.
Đẩy lùi mất ngủ hiệu quả
Những năm sau đó, Linh Chi đỏ trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học. Và cho đến nay, nhiều công dụng quý của “vua thảo dược” vẫn chưa được khám phá hết.
|
Ăn ngon, ngủ sâu, sức khỏe dài lâu nhờ Linh Chi đỏ |
Không chỉ có dược tính mạnh nhất trong các loại nấm, y học hiện đại còn khẳng định: Tinh chất Germanium hữu cơ trong Linh Chi đỏ cao gấp 8 lần nhân sâm giúp khí huyết lưu thông, tăng khả năng hấp thụ ô xy cho tế bào thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp người cao tuổi dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc.
Ngoài ra, Linh Chi đỏ còn chứa 119 khoáng tố vi lượnggiúp bổ sung dưỡng chất, thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch,làm mạnh gan, kích thích vị giác, cải thiện trí nhớ, cô lập và diệt tế bào ung thư, đồng thời giúp gia tăng tuổi thọ…
|
Linh Chi đỏ - giải pháp cho sức khỏe người cao tuổi |
Món ăn bài thuốc chữa mất ngủ từ Linh Chi đỏ
Linh Chi đỏ cũng có mặt trong nhiều món ăn, bài thuốc chữa mất ngủ được dân gian lưu truyền như:
- Sắc nước uống từ Linh Chi đỏ: Cho 10g nấm Linh Chi đỏ thái lát hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày. Hoặc xay Linh Chi đỏ thành bột, hãm bằng nước thật sôi sau đó uống hết cả bã.
- Dùng làm nước hầm: Nước Linh Chi đỏ có thể cho vào nấu canh thịt hoặc để chưng, hầm với các thực phẩm khác…làm thành một món súp độc đáo có vị đắng nhưng rất hữu hiệu trong việc cải thiện giấc ngủ.
- Gà nấu Linh Chi đỏ:Gà làm sạch, có thể để cả con hoặc cắt miếng ninh cùng nước gừng, quế, hạt sen, Linh Chi đỏ. Khi thịt chín mềm cho hành củ phi thơm, nêm gia vị và rau thơm, ăn nóng. Món này rất tốt cho người bị mất ngủ mãn tính, sử dụng lâu dài giúp an thần, tạo giấc ngủ ngon.
|
Ngủ ngon hơn nhờ ăn gà nấu Linh Chi đỏ |
- Cháo Linh Chi đỏ hạt sen: Cho gạo, Linh Chi đỏ thái lát mỏng cùng hạt sen vào ninh nhừ, nêm gia vị vừa ăn. Người cao tuổi ăn cháo Linh Chi đỏ hạt sen thường xuyên sẽ giúp ngủ ngon hơn.
- Kết hợp cùng 10 thảo dược quý: Để tìm lại giấc ngủ an toàn và nhanh chóng, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng nấm Linh Chi đỏ kết hợp với 10 thảo dược quý như: Novasol Curcumin, Hắc táo nhân, Tâm sen có tác dụng dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon và sâu giấc, tinh thần thoải mái, sảng khoái vào hôm sau. Đansâm, Tam thất, Đương quy, Cao bạch quả giúp tăng lưu lượng máu lên não, cung cấp đủ ô xy và dưỡng chất cho hoạt động não bộ, từ đó dễ đi vào giấc ngủ.
Nhằm đảm bảo hàm lượng, hoạt tính của tinh chất Germanium hữu cơ và 119 khoáng tố vi lượng trong Linh Chi đỏ cũng như dược tính của 10 thảo dược, Công ty Hoa Thiên Phú đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Ăn ngủ ngon Bách Linh giúp ăn ngon, ngủ ngon, cải thiện trí nhớ, tăng cường sức khỏe, nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Giúp: Ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, cải thiện trí nhớ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ăn Ngủ Ngon Bách Linhđược chiết xuất từ Linh Chi đỏ và 10 loại thảo dược như: nano curcumin, bạch truật, sơn tra, hoàng bá, tâm sen, tam thất, đương quy… là sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiệu quả; giúp ăn ngon miệng; ngủ ngon giấc; cải thiện trí nhớ do khí huyết lưu thông kém. Ăn Ngủ Ngon Bách Linhthích hợp dùng cho các đối tượng: - Người mất ngủ, ngủ không ngon giấc - Người ăn không ngon miệng - Người hay đau đầu chóng mặt, hay quên do khí huyết lưu thông kém Điện thoại: 1900 6033 Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoa Thiên Phú Sản xuất tạiCông ty TNHH MTV Hoa Thiên Phú Bình Dương Địa chỉ: KCN Singapore Ascendas Protrade, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương Số GPQC: 1812/2015/XNQC-ATTP Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Doãn Phong
" alt="Linh Chi đỏ: ‘Thần dược’ cho giấc ngủ ngon"/>
Linh Chi đỏ: ‘Thần dược’ cho giấc ngủ ngon