Tuy nhiên, không phải Alan Turing thưở đó, phải đến ngày nay, nhà ngôn ngữ học Gerard Cheshire mới giải thích được thông điệp bị ẩn giấu. Theo ông, đoạn ghi chép trên không thể giải mã vì nó… không phải mật mã. Thực tế, đó là một phiên bản nguyên thuỷ của những ngôn ngữ thuộc nhóm Roman như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý.
Tiến sĩ tuyên bố bản thảo Voynich là ví dụ duy nhất cho ngôn ngữ Ischia, một hòn đảo núi lửa ở Vịnh Naples - nơi lâu đài Aragonese của Nữ hoàng Maria toạ lạc.
![]() |
Chân dung tiến sĩ Gerard Cheshire, người giải mã thành công bản thảo Voynich. Ảnh: Academic. |
Bản thảo sử dụng ngôn ngữ phát sinh từ sự pha trộn tiếng Latin, hoặc Vulgar Latin, với các ngôn ngữ Địa Trung Hải trong thời kỳ đầu Trung Cổ, sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã.
Do đó, loại ngôn ngữ này có nét tương đồng với nhóm Roman, bao gồm tiếng Ý và Pháp. Ví dụ, cụm từ “orla la”, nghĩa là “gần như mất kiên nhẫn”, được sử dụng để mô tả cảnh người mẹ đang tắm cho con có thể là từ gốc của cụm cảm thán “oh la la” phổ biến trong tiếng Pháp.
Tương tự như vậy, cụm “oleios” trong bản thảo gần giống với “olei” - “trơn trượt” trong tiếng Bồ Đào Nha. Trong khi “tolora”, nghĩa là “ngu ngốc”, hẳn có ảnh hưởng đến từ “tozos” của xứ Catalan.
Tiến sĩ Cheshire cho biết: “Thuộc nhóm Roman nguyên thuỷ, bản thảo Voynich là tài liệu duy nhất ghi chép loại ngôn ngữ vốn dành cho người bình dân này”.
![]() |
Cụm từ được chú thích bên dưới người phụ nữ thứ 2 từ trái qua là "orla la", nghĩa là "sắp mất kiên nhẫn". Ảnh: Telegraph. |
“Tại Ischia, nó được dùng tại các vùng bị cô lập về địa lý và văn hoá, vì vậy được Nữ hoàng Maria sử dụng”, ông cho biết thêm. “Dù bà thành thạo tiếng Latin”.
Giải mã thành công bản thảo đã mở ra cơ hội quan sát cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Châu Âu thời Trung Cổ. Ngoài ra, bản thảo còn ghi chép các phương thuốc thảo dược, tắm trị liệu và bài đọc chiêm tinh, chủ yếu về cơ thể và tinh thần phụ nữ, việc sinh sản và nuôi dạy con cái.
Thậm chí, văn bản còn hướng dẫn cách phá thai. Cụm từ “omor néna, nghĩa là “em bé chết”, vẫn còn tồn tại trong tiếng Rumani dưới dạng “omor” - “giết chết”.
Một bản đồ cũng được vẽ lại trong các trang sách, cho thấy chi tiết cuộc giải cứu do Nữ hoàng Maria chỉ đạo. Cuộc giải cứu nhắm tới những người sống sót sau vụ núi lửa phun trào ngày 4/2/1444.
![]() |
Hình vẽ mô tả một người đang tắm, với chú thích "tu sĩ tắm". Ảnh: Telegraph. |
Tiến sĩ Chester cho biết đã trải qua khoảnh khắc “eureka” khi giải mã, sau đó là hoài nghi và phấn khích. “Không có gì quá đáng khi nói tác phẩm này đại diện cho một trong những cột mốc quan trọng nhất của nhóm ngôn ngữ Roman”.
Bản thảo Voynich, có niên đại từ giữa thế kỷ XV, được đặt theo tên Wilfrid Voynich - một người buôn sách từ Ba Lan - đã mua nó năm 1912. Hiện bản thảo được lưu trữ tại Đại học Yale, trong thư viện Beinecke dành riêng cho những cuốn sách quý hiếm.
Nghiên cứu trên của Gerard Cheshire được công bố trên tạp chí Romance Studies.
Một thiếu nữ 16 tuổi (sống tại bang Sarawak, Malaysia) tạo cuộc thăm dò “sinh tử” tại trang cá nhân lúc 15h chiều 13/5.
Kết quả, 69% người theo dõi chọn “chết”.
Ít giờ sau, cô nhảy từ tầng 3 một cửa hàng xuống đất, tử vong. Trước khi làm điều dại dột, nạn nhân đăng status, nói rằng bản thân quá mệt mỏi và chán nản với cuộc sống.
Vài dòng nhắn nhủ bạn bè bằng tiếng Trung tại mạng xã hội WeChat cũng được tìm thấy trong smartphone của cô tại hiện trường.
Cảnh sát địa phương nói nạn nhân có tiền sử trầm cảm. Cô gái xấu số có thể bị căng thẳng sau khi cha dượng kết hôn với một phụ nữ khác.
Thế nhưng những dân mạng chọn phương án "chết" trong bài đăng của 10X có vô can khi đẩy cô tới gần hơn với tử thần?
Lý do gì khiến đám đông nhẫn tâm xúi giục một con người tìm cái chết?
Vì sao họ dửng dưng đến vậy trước nỗi tuyệt vọng của một sinh mạng?
Từ trên mạng đến ngoài đời, những đám đông thờ ơ với cái chết của người khác không hề hiếm.
Trước khi nhảy từ tầng 8 một tòa nhà ở thành phố Khánh Dương (tỉnh Cam Túc) vào tháng 6/2018, Li Yi-yi ngồi 4 tiếng bên ngoài cửa sổ. Bên dưới, đội lính cứu hỏa tìm mọi cách cứu cô gái 19 tuổi.
Cùng lúc đó, hàng trăm người giơ điện thoại lên livestream, miệng không ngừng hò hét, thúc giục: “Sao còn chưa nhảy xuống?”, “Nếu muốn nhảy thì làm nhanh lên!”.
Thậm chí, khi nạn nhân nằm bất động trên nền đất, đám đông vỗ tay, cười lớn trong tiếng hét và nước mắt bất lực của những người nỗ lực cứu sống cô nhưng không thành.
Những hình ảnh, đoạn video ghi lại phút cuối đời của Li sau đó được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Thậm chí khi các video trực tiếp bị ngăn chặn, nhiều dân mạng tiếp tục chia sẻ ảnh chụp màn hình và lan truyền sự việc sang trang nền tảng khác.
Điều này khiến dư luận phẫn nộ trước sự vô cảm, máu lạnh của đám người cổ vũ cô tự tử, cũng như những tài khoản lợi dụng cái chết của cô kể “câu like”.
“Những kẻ máu lạnh, vô hồn như zombie đã lấy đi nốt chút hy vọng được sống cuối cùng của cô gái tội nghiệp. Mong bạn tới một thế giới khác bình yên hơn, nơi không còn những kẻ thờ ơ”, một dân mạng xót thương cho Li.
![]() ![]() ![]() |
Những người có mặt tại hiện trường không ngừng chia sẻ vụ tự tử của cô gái 19 tuổi lên mạng. Ảnh:Weibo. |
Trong thư tuyệt mệnh Li để lại, cô nói mình bị giáo viên quấy rối tình dục. Tên này phải ngồi tù 10 ngày vì tội lạm dụng sau khi cha Li gửi đơn tố cáo tới cảnh sát.
Mức phạt quá nhẹ dành cho kẻ biến thái khiến Li rơi vào bế tắc, ám ảnh. Cô cố tự sát 4 lần trước khi nhảy lầu trong tiếng hò reo của những người chứng kiến.
Sau đó chỉ một tuần, liên tiếp hai sự việc tương tự xảy ra ở tỉnh Quảng Đông và Giang Tô, Trung Quốc. Tuy nhiên, may mắn là mặc cho đám đông kéo cả cả ghế ngồi “hóng kịch” hay chiếu đèn độ sáng mạnh vào người, hai nạn nhân đã từ bỏ ý định dại dột khi được cảnh sát khuyên can.
Năm 2015, đám đông tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh cũng huýt sáo và thúc giục một phụ nữ bán khỏa thân nhảy từ tầng 10. Một nhóm học sinh ở tỉnh Thiểm Tây cổ vũ một phụ nữ vỡ nợ nhảy lầu vào năm 2014.
Những năm gần đây, việc truyền nội dung trực tiếp trên Internet được tạo ra để người xem tham gia, tương tác, giao lưu với nhau dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nhiều cá nhân vì muốn có được nội dung độc, lạ, giật gân nhất trên kênh của mình mà bất chấp phía trước ống kính là một sinh mạng có thể bị tước đi bởi sự vô cảm.
Nhiều dân mạng cầm smartphone trên tay cũng vô tư vote phương án "chết" trong bài khảo sát "sinh tử" mà không quan tâm người đặt câu hỏi bị tàn phá ra sao.
Qua hàng loạt sự việc, nhiều người không thể không hỏi: Vì sao đám đông nhẫn tâm xúi giục một con người tìm cái chết?
" alt=""/>Khi nút like bạc bẽo đẩy một cô gái 16 tuổi tuyệt vọng, tự sát