Kinh doanh

Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Hà Nội, 17h00 ngày 19/11: Nỗi đau kéo dài

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-02 10:11:59 我要评论(0)

ậnđịnhsoikèoQuảngNamvsHàNộihngàyNỗiđaukéodàlịch phát sóng ngoại hạng anh Hồng Quân - lịch phát sóng ngoại hạng anhlịch phát sóng ngoại hạng anh、、

ậnđịnhsoikèoQuảngNamvsHàNộihngàyNỗiđaukéodàlịch phát sóng ngoại hạng anh   Hồng Quân - 18/11/2024 19:19  Việt Nam

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Lời toà soạn: Một chuyến đi kéo dài 6 tuần (tháng 9-10/1980), tới 15 thành phố lớn, trình bày nghiên cứu và làm việc ở 14 trường ĐH Mỹ, 3 trường ở Canada và một số cơ quan nghiên cứu ở Pháp..., trong đó có nhiều buổi thuyết trình, trao đổi khoa học tại những nhóm nghiên cứu đỉnh cao thế giới ở Berkeley, MIT, Stanford, Havard…. Xúc động nhất khi xen giữa những cuộc làm việc đó là những cuộc gặp thân tình với những người bạn, những người đồng hương, cùng những tâm tư, trăn trở với tình hình đất nước của cố GS Phan Đình Diệu, một nhà khoa học giàu tâm huyết trước thềm Đổi mới.

Báo VietNamNet xin trích đăng những trang nhật ký này...

{keywords}
GS Phan Đình Diệu tại ĐH Standford (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Ngày 14/9

9 giờ đêm. Máy bay đỗ xuống sân bay San Francisco. Đất liền nước Mỹ rồi. Kết thúc một chuyến bay vượt Thái Bình Dương. Nước Mỹ đến với tôi bằng một hình ảnh đầu tiên của một thành phố rực sáng trong đêm.

... Thao thức khó ngủ. 

Vâng, tôi đang ở trong một thế giới hoàn toàn khác mà!

... Ngày 18/9

Đi lại Wescon/80. Hôm trước đi, vội vã nên chỉ mới xem qua loa. Đây là một trưng bày có tính chất thương mại những kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực sản xuất các máy móc, thiết bị xử lý thông tin và tính toán...

Tôi không phải là một chuyên gia kỹ thuật, nhưng mấy năm nay trên cương vị công tác của mình, tôi cũng cố vươn mắt nhìn tới những cái hiện đại, và đây chính là những thứ mà ta mong muốn.

Tôi biết rõ rằng từ khu Đồi Thông – Liễu Giai, nơi Viện tôi làm việc – và cũng có một phòng thí nghiệm về Vi tin học – đến Wescon/80 là cả một khoảng cách hàng thế kỷ. Nhưng dầu sao cũng vẫn có thể tìm một gạch nối. Gạch nối đó là gì, và ở đâu? Đó là một câu hỏi đáng được quan tâm một cách nghiêm túc. Từ bao lâu nay tôi chỉ mới thấy được một phần trong cái gạch nối đó, đó là sự nỗ lực của trí tuệ. Nhưng như vậy đã đủ chưa? Hẳn là chưa, dẫu rằng chỉ riêng sự nỗ lực của trí tuệ thôi cũng đã đòi hỏi không ít.

Ôi! Sức mạnh ghê gớm của khả năng sáng tạo của con người! Con người có thể mở đường đi lên các vì sao, và con người – với đôi mắt thần của mình – có thể nhìn thấu mỗi bước sóng, mỗi chấm hạt trong tận cùng cấu trúc của vật chất. Để rồi sáng tạo nên cả những thứ mà bản thân con người cũng phải giật mình kinh ngạc.

Đất nước thân yêu ơi! Giữa những đòi hỏi hàng ngày của miếng cơm tấm áo mà ta đang rất đỗi thiếu thốn đến cái thế giới của những tiến bộ kỹ thuật ghê gớm này, có con đường nào nhanh hơn mà ta có thể tìm được? Phải chăng một quan hệ xã hội tốt đẹp mà ta mong muốn chỉ có thể có được trong điều kiện một nền sản xuất phong phú, một sức mạnh khoa học kỹ thuật hiện đại? 

GS Phan Đình Diệu (1936-2018) - Nhà toán học, nhà khoa học máy tính nổi tiếng, được ghi nhận là người đặt viên gạch đầu cho sự phát triển của ngành tin học VN.

GS là người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Tin học VN; đồng thời là Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin VN)... 

Trong công tác xã hội, ông là Ủy viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN các khoá III, IV, V, VI, VII; nguyên Đại biểu Quốc hội VN khóa V, VI... Ông là người luôn có những phát biểu thẳng thắn và tâm huyết nhằm đóng góp vào sự đổi mới của đất nước. 

Ngày 19/9

Đến Stanford University, một ĐH nổi tiếng của Mỹ mà tôi từng biết tên và từng đọc nhiều công trình nghiên cứu...

Trường ĐH Stanford ở một khu rộng nằm về phía nam thành phố San-Francisco. Qua cổng trường là những khu rừng với nhiều cây to và bóng mát. Những ngôi nhà một tầng, hai tầng trải rộng và ẩn hiện trong màu xanh của cây cối. Không có những tòa nhà cao tầng với những dòng người đông đúc. Yên tĩnh, thoải mái. Không gian và môi trường ở nơi đây thật tuyệt diệu cho việc học hành và nghiên cứu.

Những khu nhà của các giáo sư là những biệt thự trong những khoảnh vườn đầy hoa và cây xanh.

Vào hiệu sách của trường. Sách cũng mênh mông và la liệt. Tìm sách thì dễ, nhưng làm sao mà mang về được đây!

Nhiều người nói với tôi là trình độ văn hóa trung bình của người Mỹ không cao lắm, có nhiều người Mỹ học xong trung học 12 năm mà thậm chí vẫn gần như “mù chữ”. Và sự hiểu biết của từng người Mỹ nói chung khá hẹp. Tôi không có điều kiện để thể nghiệm điều đó, nhưng giả sử là như vậy đi, thì quả thực từ những thành viên “hiểu biết hẹp” mà có được một nền sản xuất, một xã hội rất phát triển với kỷ luật chặt chẽ, hẳn phải có những tài năng và kinh nghiệm ghê gớm trong vấn đề quản lý và tổ chức. 

Nghe tin bão lụt lớn ở quê nhà, vùng Thanh Hóa. Tự nhiên ứa nước mắt. Ôi, quê hương lắm gian nan vất vả. Thiên nhiên cũng tàn nhẫn với đất nước ta lắm thay!

{keywords}
Trước khi nghiên cứu về lý thuyết Tin học, GS Phan Đình Diệu đã làm tiến sỹ khoa học tại Nga về toán học kiến thiết. Các công trình trong Luận án TSKH của ông - trong đó có 6 bài báo đăng trên tạp chí vào hàng uy tín nhất ở Nga "Doklady Akademii Nauk" - được tập hợp thành một cuốn sách. Hội Toán học Mỹ dịch sang tiếng Anh cuốn sách này năm 1974 và trong chuyến đi Mỹ này ông mới được "gặp" cuốn sách của mình.

Ngày 22/9

Sáng đến trường ĐH Berkeley. Gặp và nói chuyện với GS S. Smale, một nhà toán học lớn, từng được giải thưởng quốc tế Fields năm 1966. 

Một khu trường rộng lớn. Trên đồi cao. Hôm nay là ngày khai trường cho một tam cá nguyệt mới. Sinh viên đông, đi lại nhộn nhịp. Ở nơi đây đã từng đào tạo và cũng là nơi làm việc của nhiều nhà bác học lớn. Vâng, trên đồi cao này, tôi đã từng nghĩ đến những đỉnh cao trí tuệ với niềm khâm phục chân thành.

Ngày 23/9

Thuyết trình ở Department of Computer Science (ĐH Berkeley) về những vấn đề mà tôi với họ cùng quan tâm, và tôi cũng có một số kết quả nghiên cứu được họ chú ý.

M. Blum quan tâm nhiều đến kết quả của tôi về NP – complete problems (M. Blum là người được giải Turing - tương đương Nobel - của Computer Science, ông là thầy hướng dẫn siêu việt, học trò làm tiến sỹ với ông có Shafi Goldwasser, Silvio Micali, Leonard Adleman - cả ba cùng đạt giải Turing... - PV).

Ngày 25/9

Sáng cùng N. Koblitz đến ĐH Washington ở Seattle. Một trường ĐH lớn, cũng ở trên đồi với một khu đất rộng lớn. Những trường ĐH Mỹ chọn được những vị trí thật tuyệt diệu.

Thư viện, nhiều tài liệu. Ở đây tôi tìm được đầy đủ những bài mà tôi đang cần. Tôi cũng tìm được bản dịch tiếng Anh của một số bài của chính mình mà trước đây tôi chưa hề thấy. 

Chiều. Thuyết trình ở xêmina của Department of Computer Science trong ĐH Washington về một vài kết quả về graph theory (lý thuyết đồ thị - PV) và ứng dụng. Buổi thuyết trình thứ hai trên đất Mỹ. Mình cũng có thể lấy làm vui vì những kết quả của mình cũng được người nghe chú ý theo dõi. Ôi, trong chốc lát chợt nghĩ đến những điều kiện làm việc của anh em mình ở nhà và không khỏi thầm so sánh! Vâng, các bạn nghe tôi trình bày, tôi cảm ơn các bạn, nhưng các bạn có hiểu được rằng những kết quả nghiên cứu này đã được thực hiện trong những hoàn cảnh thiếu thốn như thế nào! Những người nghiên cứu khoa học trên đất nước Việt Nam chúng tôi đang thiếu mọi thứ, cả cơm ăn, cả sách để đọc, cả phương tiện để thực nghiệm..., nhưng chúng tôi cũng mong có được ít nhiều kết quả để khi phán xét và so sánh nó, người ta có thể chỉ xét đến cái giá trị thực của nó mà không cần xét hoàn cảnh sản sinh ra nó. Vâng, chúng tôi không mong sự chiếu cố, và chúng tôi hiểu rằng vì vậy, cần phải cố gắng gấp bội!

{keywords}
Bút tích của cố GS Phan Đình Diệu (Ảnh tư liệu: Gia đình cung cấp)

Ngày 26/9

Sáng làm việc ở Department of Computer Science của ĐH Washington và xem sách báo ở thư viện. Giá có nhiều thì giờ mà đọc tạp chí ở các thư viện ĐH Mỹ! Mình là dân nghèo, đói tài liệu, đến đây thì thấy quả thực người ta quá no nê về thông tin, và có lẽ no quá nên người ta cũng không thèm ăn uống. Phải chăng vì thế mà không ít những người tôi đã gặp không biết nhiều lắm ngoài một vài vấn đề hẹp mà họ quan tâm?

Trưa cùng đi tham quan nhà máy sản xuất máy bay Boeing. Người hướng dẫn đưa đi một tua của dây chuyền sản xuất. Từ những phân xưởng gia công cánh, vỏ... cho đến nơi lắp ráp cuối cùng ra những máy bay Boeing 727, 737, 757. Nhà máy có mấy chục nghìn công nhân, nhưng phần lớn công việc là tự động.

Tôi chẳng hiểu gì về kỹ thuật, nhưng có vài điều lạ làm tôi chú ý: Nhà máy chăm lo khá nhiều đến đời sống, sự giải trí của công nhân viên, và khắp các phân xưởng đều có nơi trang trọng dán ảnh của những công nhân, nhân viên làm việc xuất sắc trong tháng và trong quí. Lao động tiên tiến hay chiến sĩ thi đua nhỉ?! Tôi chợt nhớ ra tôi đang đứng trong một xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa.

Đi dọc bờ hồ Washington, và dạo một lát trong khu vườn phía nam thành phố. Vườn Nhật Bản! Nhật Bản, vâng, Nhật Bản có mặt khắp nơi trên đất này. Và họ có mặt một cách vững chắc bằng những nhà máy lớn, bằng những gian hàng điện tử rất được ưa chuộng, và bằng hàng vạn, hàng chục vạn ôtô hàng ngày chạy trên đường phố Mỹ. Đáng khâm phục thay trí tuệ của một dân tộc Á Đông!...

Nói về Nhật Bản, tôi dõi nhìn về phía bên kia Thái Bình Dương. Nơi ấy có đất nước tôi, và cũng có những đất nước với những nền văn minh đáng kính như Nhật Bản, Trung Hoa. Trung Hoa của bao nhiêu biến cố suốt mấy chục năm qua, Trung Hoa đang là kẻ hàng ngày đe dọa xâm lược đất nước tôi. Tôi không quên điều đó, nhưng tôi cũng thành thực mong rằng sẽ đến một ngày không xa, hai dân tộc sẽ lại có thể sống cùng nhau một cách hòa hợp, hay ít nhất thì cũng là những láng giềng bình thường như mọi láng giềng khác.

Ngày 29/9

Được anh J. H. Levan đưa đi thăm một số nơi trong Chicago và đến trường ĐH Northwestern. Nhìn cảnh hồ và cảnh thành phố ban ngày được rõ ràng hơn đêm qua.

Đại học. Trường ĐH khắp nơi. Và những khu trường ĐH ở đâu cũng rộng rãi, yên tĩnh. ĐH cho học sinh học ban ngày, cho học sinh học ban đêm, và cho cả công nhân, nhân viên học thêm ngoài giờ. ĐH công và ĐH tư. Có phải ĐH chỉ dành cho những người giàu có hay dành cho mọi người có ham muốn học tập?

Tôi vẫn không rời khỏi được những ý nghĩ về khoảng 300.000 người Việt Nam hiện có trên đất Mỹ. Phải chăng phần đông trong số họ cũng nhớ đất nước, quê nhà?

Và rồi mười năm sau, hai mươi năm sau, với tinh thần hiếu học, cần cù của người Việt Nam nói chung, lại được nền khoa học kỹ thuật tiên tiến ở đây dìu dắt, hẳn là sẽ có hàng chục ngàn nhà kỹ thuật, kinh tế và khoa học người gốc Việt có tài năng trên đất này.

Có cách gì không nhỉ, để rồi sau mươi năm, hai mươi năm, đa số những chuyên gia người Việt đó sẽ nhìn về Tổ quốc với những mong muốn đóng góp của những đứa con xa nước xa nhà?...

Tổ quốc bao dung sẽ cần đến họ và sẽ sẵn sàng đón nhận họ chứ?

Nhà anh J. H. sang trọng. Nhưng anh cho biết rằng vào dịp nghỉ hè, các con anh vẫn đi “làm thuê” như làm bồi khách sạn, cắt cỏ, hái trái cây... Và con E. Kennedy trong những dịp nghỉ hè lao động những việc như đi đưa báo, làm bồi...

Giàu có, sang trọng, đầy đủ tiện nghi. Nơi đây có thiên nhiên ưu đãi, nhưng phải chăng cũng có – và là chủ yếu – sự lao động chuyên cần và có kỷ luật của con người?

Còn tiếp...

GS Phan Đình Diệu

GS Phan Đình Diệu: Tâm và tầm của một trí thức Việt

GS Phan Đình Diệu: Tâm và tầm của một trí thức Việt

Hồi đầu Xuân 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỗng đi thăm một số trí thức lão thành, trong đó có GS. Phan Đình Diệu.

" alt="Nhật ký một chuyến đi xa của cố GS Phan Đình Diệu" width="90" height="59"/>

Nhật ký một chuyến đi xa của cố GS Phan Đình Diệu

{keywords}Kylian Mbappé trên bìa tạp chí TIME

Cầu thủ tuổi 'teen' đắt đỏ nhất trong lịch sử

Trong những ngày cuối hè ở Paris, Kylian Mbappé ngồi trên sân vận động, cố gắng tìm ra những câu chữ chính xác nhất để miêu tả về bước ngoặt của cuộc đời cậu trong vòng một năm qua.

Tài năng bóng đá đã giúp Mbappe nổi danh toàn cầu chỉ trong vòng vài tháng. Cậu kiếm được nhiều tiền hơn mình có thể tưởng tượng. Nike đang thiết kế những đôi giày thể thao mang tên cậu. LeBron James - cầu thủ bóng rổ nổi tiếng thế giới - muốn gặp cậu. Và khi bước chân ra đường, người hâm mộ nài nỉ để xin được chữ ký của cậu.

Nhưng có một sự thật là cậu mới chỉ có 19 tuổi – điều khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn nhiều.

“Cuộc sống của tôi hoàn toàn bị đảo lộn” – Mbappe chia sẻ khi ngồi trên chiếc ghế dài ốp gỗ trên đỉnh sân vận động Parc dé Princes của câu lạc bộ PSG – nơi mà cậu đang là một tiền đạo.

“Tôi đang hạnh phúc và tôi đang sống cuộc sống mà mình luôn mơ ước”. Nhưng, cậu cũng nói rằng: “Có thể tôi đã bỏ lỡ một số thứ khác. Tôi không có những giây phút mà người ta gọi là bình thường trong suốt thời niên thiếu của mình, như đi chơi cùng bạn bè, tận hưởng những khoảng thời gian vui vẻ”. 

{keywords}
Mbappe trở thành cầu thủ tuổi “teen” đắt đỏ nhất trong lịch sử chuyển nhượng

Trước đây, Mbappe được hàng triệu người hâm mộ châu Âu đánh giá là cầu thủ bóng đá hay nhất trong thế hệ của mình. Tuy nhiên, ngoài châu Âu, cậu ít được biết tới cho đến năm 2018 – khi tài năng của cậu mang đến danh tiếng trên toàn cầu.

Tài khoản Instagram của Mbappe hiện có gần 20 triệu người theo dõi – gấp đôi con số của nữ hoàng quần vợt Serena Wlliams.

Cái tên Mbappe bắt đầu được bàn tán từ tháng 9 năm ngoái, khi các ông chủ của PSG đồng ý trả một con số ấn tượng – 207 triệu USD trong vòng 5 năm cho câu lạc bộ AS Monaco để đưa Mbappe về quê nhà Paris. Họ đề nghị mức lương 1,7 triệu USD/ tháng cho chàng cầu thủ lúc đó mới 18 tuổi. Mặc dù PSG không xác nhận con số này, nhưng nó được đưa tin rộng khắp trên các phương tiện truyền thông của Pháp. Những con số khiến Mbappe trở thành cầu thủ tuổi “teen” đắt đỏ nhất trong lịch sử - ngay khi cậu vừa tốt nghiệp trung học phổ thông và có bằng lái xe.

Nhìn lại thì số tiền đó bây giờ giống như một vụ đánh cắp hợp pháp. Mbappe đã ghi 13 bàn trong mùa giải Ligue 1 cuối cùng của Pháp, giành cúp vô địch cho PSG. Thành tích này đã mang lại cho cậu một suất trong đội tuyển quốc gia Pháp tham dự World Cup diễn ra ở Nga. Chính ở đó, Mbappe đã trở thành ngôi sao của thế giới.

Tại buổi lễ trao huy chương, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đứng lặng lẽ ôm thật chặt Mbappe và dường như suýt bật khóc. Hơn 1 triệu người dân đổ ra các con phố của Paris, làm tắc nghẽn đại lộ de Champs-Élysées. Mbappe nói rằng cậu hầu như không biết chuyện gì đã xảy ra cho tới khi đội bóng đi qua những đám đông đang la hét trên đường phố trong một chiếc xe buýt mui trần vào ngày hôm sau. “Chúng tôi nhận ra rằng mình đã tạo nên một dấu ấn trong lịch sử” – cậu nói.

Chuyện cổ tích ở ngoại ô Paris

{keywords}
Đối với nhiều người Pháp, Mbappe còn là hiện thân cho một câu chuyện cổ tích

Câu hỏi đặt ra là Mbappe sẽ trở thành kiểu cầu thủ nào. Sự nổi tiếng và giàu có có biến cậu thành một trong những câu chuyện để người ta cảnh báo về một thiếu niên có trong tay mọi thứ khi còn quá sớm? Hay cậu sẽ đủ tỉnh táo để phát triển những kỹ năng của mình và trở thành một tấm gương cho những đứa trẻ yêu bóng đá trên khắp thế giới?

“Mbappe có một tốc độ thật bùng nổ. Thật tuyệt vời khi cậu ấy làm được điều đó ở độ tuổi này” – Richard Fitzpatrick, nhà báo thể thao đã theo dõi sự nghiệp của Mbappe trong nhiều năm nhận định. “Nhưng tôi vẫn sẽ đưa ra những cảnh báo. Còn quá sớm để nói về tương lai của cậu ấy”.

Đối với nhiều người Pháp, Mbappe không chỉ là hiện thân của một cầu thủ bóng đá phi thường. Cậu còn là hiện thân cho một câu chuyện cổ tích – một đứa trẻ nghèo trở thành triệu phú.

Câu chuyện của cậu bắt đầu ở vùng ngoại ô Paris, nơi có những dãy nhà đổ nát bao xung quanh thành phố hoa lệ.

Thực tế là, có tới 8 cầu thủ trong đội tuyển quốc gia Pháp giống như Mbappe – là con của dân nhập cư châu Phi, sinh ra trong những gia đình thu nhập thấp, trong đó có cả ngôi sao Paul Pogba, N’Golo Kanté và Blaise Matuidi.

“Đúng vậy! Người châu Phi đã giành ngôi vô địch World Cup!” – người dẫn chương trình của Daily Show – Trevor Noah, một người Nam Phi đã nói như vậy sau chiến thắng của đội tuyển Pháp.

“Họ là những công dân Pháp” – đại sứ Pháp tại Mỹ Gérard Araud thì đáp trả. “Họ tự hào về quốc gia của mình”. 

Tuy nhiên, trên con phố Bondy của Paris – nơi Mbappe sinh ra và được nuôi lớn bởi ông bố người Cameroon Wilfried và mẹ người Algeria - thì chiến thắng World Cup mang tính cá nhân hơn là lòng yêu nước.

{keywords}
Mbappe đã hiến tặng số tiền thu nhập từ World Cup – trị giá 500.000 USD cho một quỹ từ thiện dạy thể thao cho trẻ khuyết tật

Niềm vui của phố Bondy là niềm vui dành cho một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đây nhưng đã làm nên chuyện. Mbappe rời nơi đây để tới Monaco vào năm 2013 khi mới 14 tuổi. Gia đình cậu hiện đang sống ở trung tâm Paris cùng nhau.

5 năm trôi qua, Mbappe không còn muốn sống ở khu ngoại ô này nữa. Cậu nhận ra rằng, khối tài sản mới của mình là một sự tương phản rõ nét với thời thơ ấu. Cậu đã hiến tặng số tiền thu nhập từ World Cup – trị giá 500.000 USD cho một quỹ từ thiện dạy thể thao cho trẻ khuyết tật và trẻ mắc bệnh – một số tiền mà cậu thừa nhận “không làm thay đổi cuộc sống của tôi, nhưng thay đổi cuộc sống của bọn trẻ”.

Bỏ lại những khó khăn, thiếu thốn ở phía sau, Mbappe thừa nhận rằng những năm tháng sống ở Bondy đã gieo mầm cho sự nghiệp của mình. Nhiều đứa trẻ ở đây chơi bóng gần như hằng ngày từ khi còn nhỏ. Cha cậu từng là huấn luyện viên cho một câu lạc bộ thể thao của Bondy. “Bondy là một thành phố mang hơi thở bóng đá” – Mbappe nói.

Trên một mặt toà nhà cao tầng ở Bondy, hãng Nike đã dựng lên một bảng quảng cáo có hình Mbappe trước thềm World Cup với khẩu hiệu nhắc tới chiến thắng năm 1998 của đội tuyển Pháp: “98 là một năm tuyệt vời của đội tuyển Pháp. Đó cũng là năm Kylian sinh ra”.

Một tấm biển chụp Mbappe giơ ngón tay cái che phủ toà nhà 11 tầng suốt nhiều tháng thì viết: “Bondy – thành phố của tiềm năng”.

Nghĩ về gia đình để giữ mình 'ở dưới mặt đất'

{keywords}
Liệu Mbappe sẽ trở thành tấm gương sáng cho những đứa trẻ yêu bóng đá hay một tấm gương xấu khi sự nổi tiếng đến quá nhanh?

Người dân Bondy đã bị thu hút bởi “tiềm năng” này từ sau chiến thắng của Mbappe ở World Cup. “Tất cả phụ huynh đến với tôi đều nói rằng ‘Tôi muốn con trai tôi trở thành Kylian’” – ông Jean-Francois Suner, giám đốc thể thao của trung tâm vận động viên thành phố Bondy chia sẻ. Đây cũng chính là nơi Mbappe học đá bóng từ năm 6 tuổi, là nơi bố cậu là huấn luyện viên.

“Tôi nói với họ rằng điều đó không thể xảy ra” – ông nói khi ngồi trong văn phòng chật chội của mình. “Tôi đã làm việc ở đây 37 năm, và đây là lần đầu tiên tôi thấy điều này. Tôi không nghĩ rằng sẽ có một người khác nữa”.

Mbappe có tài năng và hiện đang ở đỉnh cao của môn thể thao vua, nhưng bất cứ lúc nào ánh hào quang ấy cũng có thể biến mất, giả như cậu có chấn thương, là nạn nhân của những hành vi xấu trên sân. Mọi thứ hoàn toàn có thể xảy ra.

Mbappe làm người ta nhớ đến Neymar – tiền đạo siêu sao của PSG. Cầu thủ 26 tuổi người Brazil thường gây xôn xao báo giới bằng những bữa tiệc xa xỉ và tính tự mãn. Kết quả là anh thi đấu rất tệ ở World Cup.

Nhà báo Fitzpatrick nói rằng, Neymar nên là một tấm gương mà Mbappe cần tránh. “Lời khuyên của tôi với cậu ấy là: Hãy khiêm tốn, và tập trung vào bóng đá”.

Với Mbappe, dù mới 19 tuổi nhưng cậu không hề nhầm tưởng rằng đỉnh cao hiện tại sẽ là mãi mãi. “Chúng tôi có thể xuất sắc nhất và là nhà vô địch thế giới bây giờ. Nhưng 4 năm nữa, người ta sẽ quên chúng tôi, bởi vì có những người khác sẽ xuất hiện và làm tốt hơn chúng tôi”.

“Tôi biết rằng những ngôi sao lớn nhất và những cầu thủ vĩ đại nhất là những người khiêm tốn nhất, tôn trọng người khác nhất” – Mbappe chia sẻ như một người trưởng thành. Điều quan trọng là phải luôn “ở trên mặt đất”. “Bạn luôn phải giữ sự sáng suốt” – cậu nói. “Có 3 yếu tố: tôn trọng, khiêm tốn và sáng suốt”.

{keywords}
Gia đình là điểm tựa giúp Mbappe luôn "ở dưới mặt đất"

Một số người tự hỏi rằng danh tiếng đột ngột có khiến cậu sa ngã hay không. Sự nổi tiếng và áp lực đến quá nhanh là điều khó khăn cho bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Mbappe nói rằng cậu có ít thời gian để trưởng thành. Cho đến bây giờ, cậu vẫn đang là một đứa trẻ giữa những cầu thủ lớn tuổi hơn.

Mbappe nói rằng cậu phụ thuộc rất nhiều vào một thứ để giữ cho mình ở “dưới mặt đất”, đó là gia đình. Điều đó thể hiện rất rõ ràng vào buổi chiều mà TIME gặp cậu. Trong nhiều giờ, mẹ cậu - bà Faya đã cuống quýt lên ở sân sau nhà. Khi chúng tôi đặt camera ở phòng chờ của PSG, cậu em trai 12 tuổi của Mbappe đã đi ra đi vào căn phòng, cười khúc khích. Mbappe cũng có một anh trai nuôi là dân nhập cư Congo hiện đang chơi bóng chuyên nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi luôn gần gũi nhau. Cùng nhau ở nhà, quanh bàn ăn. Chúng tôi chưa bao giờ bỏ điều đó”. Cậu tin rằng sự che chở là rất quan trọng cho sự nghiệp của mình. “Họ luôn ở đó để giúp tôi, dù đó là trận đấu đầu tiên của tôi ở Bondy hay bây giờ trước 80.000 khán giả. Đó là sự đồng hành có thực. Và tôi có thể cảm nhận được điều đó trên sân cỏ”.

Mbappe nói rằng cậu vẫn luôn tin vào một số điều mà cậu học được từ mẹ. “Mẹ luôn nói với tôi rằng, để trở thành một cầu thủ vĩ đại, trước hết con phải là một người đàn ông vĩ đại”.

Mbappe vẫn chưa là một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn. Và con người mà cậu trở thành có thể phụ thuộc phần lớn vào việc cậu chọn cách nào để kiểm soát danh tiếng ập đến bất ngờ. Thế giới sẽ dõi theo điều đó.

Nguyễn Thảo (Theo Time)

9X bật mí bí quyết giành học bổng phi công

9X bật mí bí quyết giành học bổng phi công

Giành được học bổng ngành Tự động hoá, ĐH Khoa học Ứng dụng Hämeenlinna (HAMK) của Phần Lan, nhưng khi nhận ra niềm đam mê với nghề phi công Phạm Quốc Bảo trở về nước để theo đuổi phi nghiệp.

" alt="Chuyện cổ tích của chàng trai nhập cư thành ngôi sao bóng đá" width="90" height="59"/>

Chuyện cổ tích của chàng trai nhập cư thành ngôi sao bóng đá

Những ngày cả nước chung tay chống dịch, diễn viên Kim Thư quyết định biến nhà hàng thành nơi chứa rau, củ, quả giúp đỡ người dân ở khu vực phong tỏa, góp chút vào công cuộc chống dịch Covid-19.

"Khi mới bắt đầu làm từ thiện, tôi chỉ định quyên tặng vài tấn gạo thôi. Thế nhưng, khi thấy người dân dưới quê cầu cứu đầu ra cho nông sản, kiếm chút lời nên tôi mua lại nông sản và tặng lại cho người dân TP.HCM đang thiếu thốn rau, củ, quả. Nhiều bạn bè đã tin tưởng gửi tiền để tôi giúp đỡ người dân trong các khu vực bị phong tỏa, các bếp ăn từ thiện và gửi tặng nhiều bình oxy và thiết bị cho các cơ sở y tế" - Kim Thư chia sẻ về lý do bắt đầu công việc thiện nguyện.

Chia sẻ với VietNamNet, Kim Thư cho biết ban đầu hơi xấu hổ vì việc làm thật nhỏ bé nhưng tâm niệm làm từ thiện xuất phát từ cái tâm, khả năng tới đâu tặng tới đó.

Cụ thể trong tháng 7, Kim Thư tự bỏ tiền túi mua 2 tấn rưỡi gạo tặng người dân. Cô cho biết sẽ tiếp tục gửi tặng 3 tấn gạo cho TP.HCM trong tháng 8. Tiền được bạn bè đóng góp, những khoản thu chi mua đồ hỗ trợ luôn được nữ diễn viên công khai minh bạch trên trang cá nhân. 

Từ khi bùng dịch đến nay, nhà hàng đóng cửa song Kim Thư vẫn 3 lần hỗ trợ lương cho nhân viên. Kim Thư cho biết: "Các em đã sát cánh bên tôi được 4 năm, tôi hiểu từng hoàn cảnh. Nhân viên được ăn uống tại nhà hàng, có lương nhưng phải chăm lo cho gia đình ở quê. Hỗ trợ nhân viên giống như việc tôi đang giúp đỡ bà con. Tôi trích ra, đầu tiên là hỗ trợ 70% lương cho đợt giãn cách đầu tiên, sau 15 ngày tôi lại tiếp tục hỗ trợ 50%, đợt thứ 3 là 30%.

Mùa giãn cách, nhà hàng không hoạt động nên không có doanh thu nhưng đó là tấm lòng của tôi. Thời gian giãn cách kéo dài đến 15/9, tức là còn một tháng nữa, vì vậy tôi quyết định hỗ trợ thêm 30% nữa cho các bạn ấy. Thời gian đầu làm từ thiện, dù các em vẫn có phát lương song tôi vẫn cho gạo, rau, mì vì tôi hiểu sự thiếu thốn đi ở trọ. Tôi tâm sự với nhân viên, mong các bạn ấy cố gắng, tiếp tục tuân thủ Chỉ thị của nhà nước. Sức khỏe là quan trọng nhất, khi hết dịch vẫn có thể cày cuốc được".

Từng trải qua nhiều biến cố, Kim Thư cảm thấy may mắn khi được khán giả thương, khách hàng ủng hộ. Người đẹp nghẹn ngào vì hiểu những hoàn cảnh khó khăn và muốn được san sẻ tấm lòng của chính mình.

Kim Thư bày tỏ: "Tôi đã từng trải qua nhiều biến cố, có thể là tận cùng của sự kham khổ. Tôi có công việc, được khán giả thương, khách hàng ủng hộ, may mắn hơn những người mất việc làm, đang phải ùn ùn kéo về quê vì không có kế sinh nhai.

Tôi dám chắc trong những người đó, có ít nhất một người từng là khán giả của tôi, từng bỏ 50 nghìn đồng ủng hộ tôi một vé phim. Vì vậy, tôi còn sức khỏe, còn làm được là sẽ không chết đói. Trong mùa dịch, sự sống thật mong manh, mình không nói trước được điều gì. Vì thế, tôi chỉ có thể làm hết sức mình. Còn có sức khỏe, còn được mọi người tin yêu là còn sống tốt và công việc sẽ hồi phục".

Kim Thư sinh năm 1978, từng tham gia nhiều bộ phim như: Đẻ mướn, Khi đàn ông có bầu... Kim Thư từng chia sẻ rằng cô ra đi với hai bàn tay trắng, mọi tài sản trước đó đều để lại giúp chồng cũ Phước Sang trả nợ, và chấp nhận bươn chải làm đủ mọi nghề để trang trải cuộc sống. Báo chí nhiều lần đưa tin mẹ con Kim Thư liên tục bị các chủ nợ đe dọa, chửi bới và uy hiếp. Cuối năm 2012, nữ diễn viên sinh năm 1978 thừa nhận đã ly dị Phước Sang.

Vận chuyển rau củ quả vào nhà hàng của Kim Thư:

Thanh Nhàn

Sao ‘Vị đắng tình yêu’ ngày ấy: Người lấy chồng tỷ phú, kẻ giải nghệ

Sao ‘Vị đắng tình yêu’ ngày ấy: Người lấy chồng tỷ phú, kẻ giải nghệ

Sau 31 năm kể từ khi lên sóng, các diễn viên từng tham gia Vị đắng tình yêu đều có những lối đi và hoàn cảnh sống khác nhau.

" alt="Diễn viên Kim Thư nói về 'sứ mệnh' đặc biệt khi Sài Gòn bùng dịch" width="90" height="59"/>

Diễn viên Kim Thư nói về 'sứ mệnh' đặc biệt khi Sài Gòn bùng dịch