Đến năm 2018, Nextfarm lại gặp khó khăn về tài chính khi sản phẩm chưa thực thương mại được. Lúc đó, công ty không có dòng tiền đầu tư, nhưng lại phải “đập” hệ thống đi để xây dựng lại.
Sau này ông Cường mới nhận ra mình đã rất ngớ ngẩn khi tự đi tìm nguyên lý mới cho giải pháp châm phân dinh dưỡng cho Nextfarm cây trồng trong khi các tập đoàn nông nghiệp trên thế giới đã tìm ra. Đến bây giờ nó vẫn là bài học rằng chúng ta không phải vất vả để đi tìm định luận newton làm gì cả mà nên học theo họ để thiết kế phần cứng mà chỉ tập trung vào làm giải pháp phần mềm. Sau đó, chúng tôi đã triển khai các giải pháp cho khách hàng rất tốt với cách làm này. Sau khi mấu chốt được giải quyết thì chúng tôi phát triển thị trường trải dài từ Bắc tới Nam.
Theo phân tích của Nextfarm, hiện nay các công ty của Israel đang chiếm thị phần chủ yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, công ty cũng không ngại cạnh tranh với các đối thủ này vì thực tế tại Việt Nam chỉ có các công ty thương mại bán giải pháp của Israel chứ họ không phải là những công ty công nghệ. Tất nhiên, các công ty này có khả năng thương mại hóa sản phẩm rất tốt. Thị trường Việt Nam cũng có những đặc thù khi các mảnh ruộng nhỏ lẻ, trong khi đó giải pháp công nghệ của nước ngoài lại làm cho những cánh đồng có quy mô lớn. Vì vậy, vẫn còn đất cho các công ty công nghệ của Việt Nam đưa ra những giải pháp phù hợp cho thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam còn có ưu điểm có thể đưa ra các giải pháp không thua kém giải pháp của Israel, nhưng giá lại có thể cạnh tranh tốt hơn. Các công ty của Việt Nam còn có thể sát thị trường, hiểu được ngừi dân, tập quán và thị trường.
Giải pháp của Nextfarm cung cấp tổng thể theo dạng chìa khóa trao tay cho người nông dân, từ hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động để điều khiển dinh dưỡng tưới, đến số hóa toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là những cây trồng ngắn ngày như dưa lưới, dâu tây, cà chua. Theo đó, các quy trình từ khi gieo hạt tới từng chu kỳ sinh trưởng của cây đều được ghi lại bằng hình ảnh của từng cây và kết hợp với phân tích dữ liệu từ các cảm biến để đưa ra quy trình chăm sóc phù hợp nhất. Như vậy toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc bón phân của các sản phẩm nông sản được số hóa phục vụ cho cả việc giúp người mua có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng đến từng cây một chứ không phải hình thức quét mã QR để dẫn đến website như hiện. Hình thức truy xuất nguồn gốc này có thể số hóa đến cả khâu đóng gói và nhà phân phối là ai. Như vậy, ngoài việc để khách hàng có thể truy xuất minh bạch nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp, còn tránh được việc như hàng giả, hàng nhái giống như vụ gạo ngon nhất thế giới vừa qua.
“Với giải pháp của chúng tôi, người nông dân chỉ cần có 1 chiếc điện thoại smartphone nhập dữ liệu qua hình thức scand QR code nhập liệu từng công đoạn trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối sản phẩm nông nghiệp một cách đơn giản. Sau một thời gian được hướng dẫn những người nông dân đều có thể sử dụng thành tạo những giải pháp này” ông Cường nói.
“Chúng tôi đã phải chứng minh cho khách hàng thấy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các cây ngắn ngày để người nông dân tin và bỏ tiền ra đầu tư. Khi người nông dân thấy các mô hình thành công một vài vụ thì lúc đó người ta mới tin và làm theo”, ông Cường chia sẻ.
Với việc ứng dụng công nghệ của Nextfarm vào nông nghiệp thông minh, điều này giúp cho người nông dân tạo ra các sản phẩm chất lượng và giá bán luôn ổn định.
" alt=""/>Nông nghiệp công nghệ cao sẽ hỗ trợ cho hàng triệu hộ nông dân ViệtTheo đó, chuyên gia đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu như tổ chức sản xuất rau quả theo nhu cầu thị trường, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thị trường nhập khẩu. Ứng dụng công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đẩy mạnh sản xuất rau quả: VietGap, GlobalGap.. xây dựng mã số vùng trồng, mã số đóng gói, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khai thác tối đa thị trường xuất khẩu chính, xuất khẩu chính ngạch là chủ lực, tận dụng tiểu ngạch linh hoạt, hiệu quả. Tiếp tục đàm phán mở cửa cho nhiều loại sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường lớn và các thị trường mới.
Thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ theo mô hình mới, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, chuỗi giá trị ngành hàng có giá trị tăng cao. Áp dụng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất rau quả Việt Nam. Đồng thời, tổ chức lại bộ máy hiệp hội, bổ sung thêm các tổ chức cơ sở theo ngành hàng như liên chi hội xoài, thanh long, sầu riêng, nhãn, vải… theo địa bàn… hỗ trợ để bộ máy cơ sở hoạt động hiệu quả để tận dụng nguồn lực chuyên gia, tài chính trong và ngoài nước nhằm phát triển từng ngành hàng được nhanh, bền vững hơn.
Chuỗi cung ứng là giải quyết những thông tin giữa bên mua và bên bán, thông tin phải chuẩn và tin cậy, với chi phí, công cụ phù hợp, nguồn lực tài chính và nhân lực còn hạn chế. Những lô hàng xuất khẩu bị trả lại do những thông tin không được cung cấp kịp thời. Hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm ở Châu Âu, 40% sản phẩm bị trả lại do việc ghi nhãn chưa đúng theo yêu cầu của Châu Âu rất chặt chẽ như các thực phẩm chế biến. Theo các chuyên gia, chuyển đổi số sẽ giúp xóa bỏ các rào kỹ thuật nhất là khi các tiêu chuẩn đối với nông sản đã khắt khe hơn so với trước đây, Chuyển đổi số sẽ giúp xóa bỏ các rào kỹ thuật…
Về chuyển đổi số trong cung ứng nông nghiệp nhằm tăng tốc xuất khẩu cần lưu ý đến xác định đối tượng tham gia chuỗi cung ứng (sản xuất, chế biến/đóng gói, xuất khẩu, vận chuyển, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng, cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, nhà nước, người tiêu dùng); thông tin cần được số hóa và chuẩn hóa các trường thông tin; kiểm soát chất lượng trái cây xuất khẩu; thu thập và chia sẻ dữ liệu (vùng trồng, chế biến, sơ chế, đóng gói); mạng lưới chia sẻ thông tin hàng hóa toàn cầu, Việt Nam chưa có mạng lưới thông tin hàng hóa toàn cầu. Do đó, cần có hướng xây dựng để tham gia mạng lưới hàng hóa toàn cầu.
“Tôi từng là một giáo viên nhiệt huyết khi mới vào nghề” – Cô giáo Lê Thanh Nga
Phải kể thêm rằng mẹ của tôi là một giáo viên nghiêm khắc và rất có uy tín trong ngành. Tôi từng nghe một đồng nghiệp của bà kể lại rằng, trong một tiết dạy, cô rất khó khăn trong việc làm cho lớp học yên tĩnh. Bỗng nhiên, học sinh im phăng phắc. Cô rất ngạc nhiên nhìn xuống thì thấy mẹ tôi đang đứng ở cửa sổ. Đám học trò rất sợ “cái uy” của mẹ tôi.
Vì thế, khi ra trường tôi cũng muốn được như mẹ là trở thành giáo viên có uy với học sinh. Tôi tin rằng muốn tiết học hiệu quả thì lớp học cần nghiêm túc. Khoảng cách giữa giáo viên và học sinh cũng phải rõ ràng trên dưới.
Điều này vô tình khiến tôi nghĩ mình là người cho đi còn học sinh là người nhận lại. Và trong nhiều năm liền tôi trở nên áp đặt học trò.
Nhưng càng về sau, khi bản thân phải gồng lên để tạo ra không khí lớp học nghiêm túc, tôi thấy mình mệt mỏi. Đặc biệt, tôi lại công tác trong môi trường bán công, đối tượng là những học sinh rất đặc biệt và sức học không thực sự tốt.
Tôi luôn đặt ra một ngưỡng khá cao. Khi học trò không đạt được kỳ vọng, tôi thấy khó chịu và rất tức giận. Nó giống như thể công sức mình bỏ ra lãng phí và không được đền đáp. Khi quá mệt mỏi, tôi bắt đầu sử dụng những lời nói gây tổn thương học trò.
Những lời nặng nề có lẽ không nên nói ra ở đây. Nhưng những ngôn ngữ để mỉa mai học sinh tôi sử dụng rất nhiều.
Ví dụ, có những câu hỏi đơn giản học trò không trả lời được, tôi hay nói rằng: “Ra cổng rẽ trái, đi khoảng 200m, mua một thứ rất tốt cho hai, ba thế hệ của em”. Học sinh của tôi ngơ ngác chưa hiểu đó là thứ gì. Tôi nói rằng: “Đó là muối iot. Chắc em cần phải ăn muối iot để tăng cường trí thông minh”.
Khi tôi nói những câu như thế, học trò vẫn cười. Kể cả học trò là “nạn nhân” của những câu nói ấy cũng không có biểu hiện gì cảm thấy xấu hổ hay tổn thương. Do đó, tôi thấy điều này hết sức bình thường.
Nhưng thực ra, tôi đang ở đỉnh dốc mất đi sự tôn trọng giữa thầy và trò.
“Tôi đang ở đỉnh dốc mất đi sự tôn trọng giữa thầy và trò” – Cô giáo Lê Thanh Nga (Ảnh: VTV7)
Tôi hay tỏ thái độ với học sinh, đặc biệt với những học sinh cá biệt. Học trò quậy phá, khi sự tức giận đẩy lên đến “tận cổ”, tôi bắt đầu “tổng xỉ vả” các em để xả cơn tức ra ngoài. Thậm chí, khi cơn tức giận chưa nguôi ngoai, tôi mang cả chúng về nhà. Chồng con của tôi cũng đã phải hứng rất nhiều “đạn” từ mẹ, từ vợ. Tôi thấy thương những đứa con của tôi khi phải khép nép trước những cơn thịnh nộ ấy.
Sau 14 năm đi dạy, tôi nhận ra nhiệt huyết trong mình đã vơi cạn đi rất nhiều. Nó giống như thể một cục pin sắp hết điện, càng "chạy" càng đuối.
Tôi vẫn có thể cứ tiếp tục dạy như thế. Nhưng sau 20 năm về hưu, có lẽ tôi sẽ cực kỳ hối hận. Quay lại nhìn dấu ấn nghề nghiệp, gần như tôi không có gì ngoài mấy giải thưởng, bằng khen. Và 20 năm sau nữa có lẽ sẽ chẳng có gì cả.
Tôi không hề thấy thoải mái! Học trò của tôi cũng chẳng hề thấy hứng thú, vui vẻ gì. Thậm chí trong suốt một thời gian dài, học trò của tôi cảm thấy áp lực, khốn khổ vì bị kẹp giữa kỳ vọng của bố mẹ, kỳ vọng của thầy cô trong khi năng lực lại có hạn.
Tôi muốn bản thân phải thay đổi mặc dù rất khó khăn.
Tôi nhớ thầy Peck Cho, một giáo sư người Hàn Quốc từng nói, thay đổi không phải là thay đổi 180 độ, cũng không phải làm điều gì đó vĩ đại. Đó chỉ là thay đổi rất nhỏ như tâm lý của giáo viên phải thoải mái khi vào lớp.
Ngoài ra, tôi không còn đòi hỏi học sinh quá cao. Tôi không so sánh học sinh này với học sinh khác mà trân trọng sự tiến bộ của chính học sinh đó ngày hôm nay so với ngày hôm qua. Dần dần, tôi cũng nhận lại những tín hiệu tích cực.
Tôi nhận ra khi lên lớp với một tâm lý thoải mái, bản thân giáo viên được nhiều hơn học sinh. Cuộc sống của tôi trở nên nhẹ nhõm; áp lực cũng không còn lớn nữa. Tôi cảm nhận được niềm vui trong quá trình dạy học.
Mặc dù niềm vui ấy không còn được như lúc ban đầu hay háo hức như một “cô dâu mới”, nhưng tôi cũng đã cảm thấy hạnh phúc hơn khi đến lớp.
Trong những giờ học của mình, tôi tích cực lồng rất nhiều câu chuyện vào bài giảng để bài học sinh động khiến học trò thích thú.
Tôi cũng phân ra đối tượng để dạy học tới từng học sinh. Một là đối tượng thi đại học, tôi tập trung nhiều hơn vào kiến thức. Còn lại với đối tượng “học để biết”, tôi sẽ tìm cách đưa những chi tiết cần rút ra để học trò có thể ứng dụng trong cuộc sống sau này.
Ví dụ, khi đến bài nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh, để học sinh nhớ được năm 1933 Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô rất khó. Học sinh sẽ phải nhớ khi đó chủ nghĩa phát xít đang lên ở châu Âu. Đến khi có nguy cơ gây ra chiến tranh, họ phải tìm kiếm đồng minh.
Tôi nhấn mạnh cho học sinh rằng, cuộc đời của chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn.
Học trò bắt đầu thích thú, lắng nghe hơn.
Ngoài ra, tôi còn thay đổi trong thái độ là chấp nhận sự khác biệt. Tôi không còn “phát điên” lên với những học sinh cá biêt.
Có một câu chuyện xảy ra cách đây đã lâu nhưng khiến tôi vô cùng hối hận. Trong giờ kiểm tra, một học sinh vào lớp muộn. Khi vào lớp, cậu học trò này không chịu làm bài mà gục đầu xuống bàn ngủ. Tôi vô cùng tức giận. Đến khi đọc điểm, tôi không thấy bài của em đâu. Bạn lớp trưởng đã đứng lên thưa rằng: “Bạn ấy có làm đâu cô? Bạn ấy vứt bài của cô trong ngăn bàn”.
Đỉnh điểm của cơn tức giận đã khiến tôi định cho em điểm 0. Sau đó, tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm để phản ánh sự việc. Khi tìm hiểu tôi mới biết rằng em học sinh này mắc một căn bệnh lạ mất ngủ triền miên. Các giờ học trên lớp em nghỉ rất nhiều và đến trường trong sự mệt mỏi. Dù vậy, em luôn nỗ lực học và sức học rất tốt. Khi biết được điều đó, tôi rất hối hận vì đã không cảm thông với học trò.
Tôi nhận ra bản thân còn nhìn học sinh quá phiến diện quá. Tôi chỉ chú ý đến cảm xúc của bản thân mà không quan tâm tới học sinh. Lẽ ra có những điều tôi có thể làm tốt hơn.
“Tôi muốn bản thân phải thay đổi mặc dù rất khó khăn” – Cô giáo Lê Thanh Nga
14 năm qua, tôi thấy mình mất đi nhiều thứ.
Tôi chưa đến được với trái tim của học trò nên học trò chưa trao cho mình cả trái tim.
Tôi mới chỉ nghe học trò bằng tai mà chưa nghe bằng tâm của mình.
Tôi nói những lời lẽ công kích gây tổn thương và khiến học trò phải xấu hổ.
Tôi dần làm mất đi sự gần gũi cần thiết giữa cô và trò.
Thời đại thay đổi khiến giáo viên cũng phải thay đổi. Tôi nhớ rất rõ ngày xưa mình từng bị cô giáo đánh đến sưng cả tay chỉ vì viết hai màu mực. Lớp học ấy tuyệt vời bởi 100% học trò đều rất thành đạt. Tôi cứ nghĩ rằng, thầy nghiêm khắc sẽ tạo ra trò giỏi.
Nhưng sự “uy quyền” ấy đã không còn phù hợp với giáo dục thời nay. Tất nhiên giáo viên không thể thay đổi từ cực nọ sang cực kia, từ nghiêm khắc để tạo không khí căng thẳng sang dễ dãi hoàn toàn. Nhưng nhất thiết đó phải là không khí tích cực, có sự cảm thông, tương tác và chia sẻ.
Thúy Nga
(Ghi theo lời chia sẻ của cô giáo Lê Thanh Nga, giáo viên dạy môn Lịch sử, Vĩnh Phúc)
-Trong tiết dạy Toán, một em học sinh ngồi dưới đã nói câu khiến tôi nhớ mãi: “Con điên”. Tôi bực lắm nhưng vẫn cố lờ đi.
" alt=""/>'14 năm đi dạy, tôi thấy mình càng chạy càng đuối'