Chào thầy, xin thầy cho biết tại sao lâu nay môn Sử thành môn 'chán ngán’ với học trò?
Thực tế vẫn có những học sinh yêu thích môn Sử, nhưng với phần đông các bạn, đây không phải là môn học hấp dẫn. Tôi cho rằng đã có suy nghĩ ăn sâu vào các em, rằng "đây là môn dài, phải học thuộc".
Bởi lẽ, nhiều thế hệ, phong cách và phương pháp giảng dạy Lịch sử đã cũ, chủ yếu là giáo viên giảng và học sinh ghi chép, ít sự khuyến khích tìm hiểu của học sinh. Một phần nữa là thông tin trong SGK (chương trình cũ) khá khô khan, ít hình ảnh.
Đặt trong bối cảnh bùng nổ về thông tin và hình thức thông tin như ngày nay, các em dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm truyền thông, giải trí đa dạng, hấp dẫn thì những cách làm cũ chắc chắn không được đón nhận, dẫn đến tâm lý chán nản của họ trò.
Vậy xin thầy cho biết, làm sao cải thiện cách dạy sử ở phổ thông?
Tôi nghĩ tư duy và yêu cầu đổi mới phải đến từ những người lãnh đạo. Ngôi trường mà tôi đang dạy có một yêu cầu bắt buộc về việc xây dựng chương trình và hình thức đánh giá học sinh.
Sau khi được định hướng về phương pháp chung của nhà trường, chúng tôi được thỏa sức sáng tạo trong địa hạt riêng của mình, tạo nên những giờ dạy, phương pháp, hình thức mới phù hợp với từng đối tượng khối lớp, thậm chí quan tâm tới từng nhóm học sinh, từng cá thể học sinh khác nhau.
Ngoài ra, nhà trường cũng đầu tư về cơ sở vật chất, đồng hành về phương pháp, gỡ bí cho giáo viên những lúc cần thiết bằng kinh nghiệm thực tế và tâm huyết của mình. Vì thế, những giáo viên trẻ như chúng tôi có chỗ dựa, có cảm giác được tin cậy và luôn được khuyến khích sáng tạo.
Hơn nữa, cách đánh giá điểm số cũng là một phần rất quan trọng. Thời tôi đi học và ngay cả bây giờ, kiểm tra môn Sử đúng là “khủng hoảng” vì cần học thuộc ngay một lúc rất nhiều số liệu, mốc thời gian… Và hầu như học sinh chỉ có một hoặc một vài lần lấy điểm cho các bài kiểm tra ấy.
Giờ đây, chúng tôi thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá: Các em được học tập theo chủ đề, thực hiện các dự án và được đánh giá suốt quá trình làm việc, đánh giá ở thái độ, ý thức, ở khả năng hợp tác, làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, thuyết trình về chủ đề… Không chỉ thầy giáo đánh giá học sinh mà các bạn học sinh còn đánh giá lẫn nhau vì hơn ai hết, các bạn là người hiểu rõ vai trò của từng cá nhân trong nhóm.
Tôi nghĩ phương pháp kiểm tra và đánh giá sẽ giúp thay đổi cơ bản phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Phần còn lại sẽ là mức độ đầu tư của nhà trường và giáo viên và công việc của mình.
Riêng với Edison thì nhà trường làm gì để môn Sử hấp dẫn với học trò, thưa thầy?
Kỹ năng của học sinh ngày nay rất tốt, các em làm slide, quay và biên tập video chuyên nghiệp, khả năng tìm kiếm thông tin ngày nay có thể nói là vô hạn… Giáo viên đóng vai trò gợi mở, đồng hành, cung cấp nguồn thông tin, sách, định hướng các yêu cầu về sản phẩm và cuối cùng là hãy tin tưởng vào các em.
Nhưng để thuyết phục các em đầu tư thời gian, tâm sức cho các dự án, bài tập chủ đề thì người thầy phải để các em thấy Lịch sử cũng hấp dẫn và có nhiều sắc màu như bất cứ môn học hấp dẫn nào.
Thứ nhất,chúng tôi được trao quyền cơ cấu lại chương trình, cấu trúc lại bài giảng, gom các nội dung liên quan tạo thành các chủ đề và dự án. Như vậy, các nội dung học sinh học tập sẽ có tính liên kết với nhau.
Thứ hai,chúng tôi sáng tạo game (trò chơi) cho các bài giảng của mình. Ví dụ khởi động bài học có trò Ai là triệu phú, tạo lập phiếu hay tranh ảnh trong tiết học, tăng cường hoạt động nhóm và thi đua giữa các nhóm. Và phải rất lưu ý đặc điểm lứa tuổi, ví dụ với các lớp nhỏ, các em thích game, thích màu sắc bắt mắt. Các bạn ở độ tuổi lớn hơn thì phải có những nội dung thiên về chiều sâu hơn, màu sắc phiếu, game cũng thay đổi…
Thứ ba, chúng tôi giao bài tập dự án cho các nhóm học sinh. Ngay từ đầu học kỳ, các em đã biết mình cần làm gì và được đánh giá ra sao. Đơn cử như các em học về Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi nhóm các em cần nghiên cứu, làm sản phẩm hoàn chính và thuyết trình về một nhóm ngữ hệ.
Không những vậy, các em còn phải nêu và minh chứng được mối liên kết của nhóm ngữ hệ đó với cộng đồng các dân tộc. Hay Dự án hành trình di sản, mỗi nhóm cần thiết kế một tour du lịch cho nhiều đối tượng khác nhau.
Sản phẩm được tạo ra là cuốn Tạp chí du lịch ba miền, tất nhiên, sản phẩm nhỏ xinh nhưng là công sức tìm kiếm, chắt lọc thông tin, vận dụng những trải nghiệm thực tế, đến thiết kế đồ họa, trình bày và thuyết trình…
Việc tôi làm không chỉ là lắng nghe, chia sẻ mà còn định hướng, hỗ trợ để các em có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Em Lưu Nhật Quang, lớp 10B1 – Trường Phổ thông Liên cấp Edison: Hồi học cấp 2, học Lịch sử đối với em là ngồi đọc chép. Các thầy cô thỉnh thoảng có dùng slide nhưng slide đó cũng rất nhiều chữ, học sinh lại cũng phải ghi chép lại. Từ khi học cấp 3, em được tiếp cận cách học mới rất khác biệt thấy thích và dễ hiểu hơn. Thi giữa kỳ chúng em không phải thi trên giấy, học thuộc lòng nữa mà làm dự án theo chủ đề, làm slide, thuyết trình. Việc tự học, tự tìm tài liệu, tự làm slide khiến em nhớ kiến thức hơn và cũng sáng tạo hơn... |
Anta Kids được biết đến là thương hiệu thời trang trẻ em đã ghi dấu ấn đậm nét trong lòng phụ huynh và các em nhỏ khi thường xuyên góp mặt trong những sân chơi bổ ích dành cho các bé, là nhà tài trợ đồng hành tại các giải: Mastercard Kids Run 2023, VKL Kids Run 2023, Kids Ekiden Running 2023, sự kiện Edurun 2024 của Vinschool…
Ông Lin Xianghua - Giám đốc điều hành của Anta Kids chia sẻ: “Kể từ khi thành lập vào năm 2008, chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để định vị Anta Kids là thương hiệu quần áo thể thao trẻ em hàng đầu tại Trung Quốc. Và mục tiêu xa hơn của chúng tôi là đưa Anta Kids trở thành thương hiệu quốc tế trong một thập kỷ tới".
Hành trình vươn ra thế giới của Anta Kids khởi đầu khi Anta Kids trở thành nhãn hiệu đồ thể thao trẻ em đầu tiên của Trung Quốc tham gia Tuần lễ thời trang New York vào cuối năm 2019.
Đại diện Anta Kids cho biết, thương hiệu này đang hợp tác với các tổ chức nghiên cứu để tăng cường R&D công nghệ độc quyền nhằm bảo vệ và khuyến khích thể thao cho trẻ em.
Tập trung phát triển sản phẩm dành cho 4 lĩnh vực chính là: chạy bộ, hoạt động ngoài trời, bóng rổ và bóng đá, mỗi năm Anta Kids liên tục nâng cấp và cải tiến công nghệ mới, mang đến hệ sinh thái đa dạng về quần áo, giày dép và phụ kiện thể thao; mỗi sản phẩm của Anta Kids đều được chăm chút tỉ mỉ với sự tập trung vào chi tiết và chất liệu tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của trẻ dù thi đấu chuyên nghiệp hay luyện tập hàng ngày.
Bà Tiến Vũ Quỳnh Trang - Giám đốc phát triển thương hiệu Anta Kids tại Việt Nam chia sẻ: “Năm 2024 đánh dấu bước tiến mới của Anta Kids trên hành trình vì cộng đồng khi trở thành nhà tài trợ áo đấu cho KUN Happy Run Cần Thơ. Trong tương lai, Anta Kids sẽ tiếp tục đồng hành cùng các hoạt động thể thao cộng đồng, sát cánh cùng các bạn nhỏ trên hành trình kiến tạo thế trẻ Việt Nam năng động và khỏe mạnh”.
Sau 5 năm ra mắt thị trường Việt Nam, hiện Anta Kids có mặt tại 11 tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc, hiện diện tại các trung tâm thương mại sầm uất nhất từ Bắc vào Nam như: Vincom, Aeon, Lotte.... Mỗi cửa hàng đều được đồng bộ không gian với Anta Kids trên toàn thế giới, phân chia các dòng sản phẩm ở từng khu riêng biệt tạo sự thuận lợi trong việc quan sát và mua sắm cho khách hàng. Anta Kids cũng được bán trên các sàn thương mại điện tử như: shopee, lazada, tiki, tiktok, website, facebook… phục vụ tối đa nhu cầu người tiêu dùng và tiếp cận đến nhiều hơn khách hàng từ xa. Website: https://antakids.vn/ |
Phương Dung
" alt=""/>KUN Happy Run Cần Thơ 2024: Anta Kids tài trợ 1.500 áo cho các vận động viên nhí