TS. Nguyễn Duy Việt - Trưởng Ban Đầu tư Tập đoàn công nghệ CMC cho biết, Tập đoàn CMC có kế hoạch phát triển trong lĩnh vực gia công thiết kế vi mạch trong thời gian tới. Vì vậy, Trường Đại học CMC sẽ có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho Tập đoàn CMC nói riêng và ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam nói chung.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình - Hiệu trưởng Trường Đại học CMC khẳng định, trường đã có nhiều hoạt động đầu tư chuẩn bị cho việc mở ngành đào tạo Thiết kế vi mạch trong năm tới.
"Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi phải thực hiện từng bước một bằng cách: xây dựng chương trình đào tạo, bài giảng, phòng lab thực hành, đầu tư giáo dục và đào tạo giảng viên, các khóa học ngắn hạn và dài hạn, cấp chứng chỉ liên quan, tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao năng lực", ông Bình cho hay.
Ông Hồ Như Hải - Phó hiệu trưởng Trường Đại học CMC cũng cho biết, Trường Đại học CMC và Synopsys sẽ hợp tác đào tạo chuyển đổi và nâng cao (reskill và upskill) từ 2-6 tháng nhằm cung cấp nhân lực theo chuẩn quốc tế cho ngành thiết kế vi mạch.
"Sinh viên năm cuối, mới tốt nghiệp các ngành điện - điện tử, kỹ thuật máy tính, điện tử - viễn thông, vật lý ứng dụng, công nghệ thông tin, khoa học máy tính… sẽ có cơ hội học thiết kế vi mạch với công cụ và quy trình thiết kế theo chuẩn toàn cầu của Synopsys để làm việc tại các doanh nghiệp thiết kế vi mạch ở trong và ngoài nước vốn đang khát nhân lực và sẵn sàng trả lương cao để thu hút nhân sự", ông Hải cho biết.
Ông Robert Li - Phó chủ tịch Synopsys, Giám đốc kinh doanh Synopsys khu vực Đài Loan (Trung Quốc) nhận định, Trường Đại học CMC đã đi đúng hướng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo thiết kế vi mạch. Tuy nhiên một trong những thách thức lớn của sinh viên ngành học này tại Việt Nam là bên cạnh việc đạt được kiến thức, sinh viên cần thực hành tại phòng thí nghiệm để tiếp thu kỹ năng và thực hành quang khắc chip, từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Ông Robert Li cũng cho biết thêm, tại Đài Loan (Trung Quốc), các sinh viên được tham gia vào quá trình sản xuất chip tại các phòng thí nghiệm, trong đó có một phòng thí nghiệm quốc gia kết nối các nhà máy sản xuất chip với các giáo sư, sinh viên ngành Thiết kế vi mạch. Việt Nam có thể hợp tác với Viện Khởi nghiệp Đài Loan (Trung Quốc), các trường đại học và giáo sư để tham gia vào quá trình này.
Trước đó vào ngày 15/10, tại lễ khai giảng năm học 2023-2024, Trường Đại học CMC và Synopsys cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác liên quan tới chương trình đào tạo. Theo đó, Synopsys sẽ cung cấp chương trình đào tạo theo chuẩn toàn cầu và đào tạo giảng viên theo công cụ và quy trình thiết kế chuẩn công nghiệp của Synopsys.
Ngoài ra, đại diện Synopsys cũng cho biết sẽ kết nối Trường Đại học CMC hợp tác với các viện nghiên cứu, đại học và doanh nghiệp về thiết kế vi mạch lớn trên thế giới.
Tập đoàn Synopsys, thành lập năm 1986, là một trong số ít các doanh nghiệp đến từ Mỹ chiếm lĩnh thị trường toàn cầu về phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), hay phần mềm thiết kế chip; cung cấp các công cụ và dịch vụ cho ngành sản xuất và thiết kế chất bán dẫn.
Năm 2022, Synopsys có 19.000 nhân viên và đạt doanh thu 5,08 tỷ USD. Việt Nam là một trong những điểm đầu tư chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương của Synopsys.
Synopsys Việt Nam đã mở rộng bốn văn phòng tại TP.HCM và Đà Nẵng, thu hút gần 500 kỹ sư có năng lực.
Thúy Ngà
" alt=""/>Trường Đại học CMC và Synopsys thúc đẩy công tác nghiên cứu, đào tạoNgô Thị Mai Phương (1997) hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Đông Phương học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Năm 2016, Mai Phương đạt danh hiệu Á khôi 1 Hoa khôi Sinh viên Việt Nam và Á khôi 2 Hoa khôi Ảnh Hà Nội. Bộ ảnh kỷ yếu này được lấy ý tưởng từ vẻ đẹp của người phụ nữ Hà Nội trong nắng sớm mùa thu.
Kể từ khi đạt danh hiệu Á khôi, Phương có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội. Cô cũng nhận được nhiều lời mời tham gia chụp hình, quay quảng cáo. Hiện tại ngoài công việc học tập, Mai Phương còn làm MC và cộng tác với một số đài truyền hình. Phương dự định sau khi tốt nghiệp sẽ theo đuổi con đường MC chuyên nghiệp.
Từng nhận được nhiều lời mời tham gia các bộ phim điện ảnh nhưng Phương đều từ chối. Cô cho rằng, thời điểm hiện tại chưa thích hợp để dấn thân vào showbiz. Thành công chỉ đến khi mình thực sự yêu hết mình và sẵn sàng đối mặt với những mặt trái của nó.
“Đã vào showbiz thì sẽ là người của công chúng, được nhiều người quan tâm và đôi khi bản thân cũng không được sống theo cách mà mình mong muốn. Hiện tại em rất sợ điều đó nên chưa dám nhận lời”, Phương nói.
Bản thân Phương cũng nhiều lần nhận được những lời đề nghị khiếm nhã qua tin nhắn đến gạ gẫm trên Facebook. “Lúc đầu em cũng khá sốc nhưng sau khi bình tĩnh lại, em lịch sự từ chối hoặc lờ đi”.
Chia sẻ quan điểm về phụ nữ hiện đại, Mai Phương cho rằng, phụ nữ hiện đại cần phải có sự dịu dàng và bản lĩnh đúng lúc, độc lập và tự tin. Phụ nữ hoàn toàn có thể đứng trên đôi chân của chính mình mà không cần phải dựa dẫm vào bất kỳ ai khác. Ngoài ra, phụ nữ cần phải biết làm đẹp mình hơn mỗi ngày. Đây cũng là một trong những áp lực lớn nhất phụ nữ cần giữ gìn bởi sắc đẹp là “vũ khí lợi hại” của phụ nữ”.
“Người phương Đông luôn quan niệm phụ nữ là phái yếu nên mới có suy nghĩ phụ nữ khó có thể đạt được những thành công đỉnh cao. Tuy nhiên, với sự khéo léo, thông minh và bản lĩnh, rất nhiều phụ nữ trong thời hiện đại đã thành công trên con đường mình lựa chọn”.
Người phụ nữ Phương thần tượng là nữ doanh nhân Mary Barra-CEO General Motors. “Có thể nói bà là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Bà là minh chứng rõ ràng nhất cho một sự thật: Phụ nữ cũng có thể thành công trên bất kỳ lĩnh vực nào nếu đó là điều họ muốn”.
Trường Giang
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) quy tụ nhiều gương mặt nữ sinh xinh đẹp nổi bật.
" alt=""/>Bộ ảnh kỷ yếu trong trẻo của Á khôi 1 Hoa khôi Sinh viên Việt NamTối ngày 10/9, Trường ĐH Thành Đô (Hà Nội) đã tổ chức đêm chung kết cuộc thi “Hoa khôi sinh viên Thành Đô 2018”. Cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp về hình thể lẫn trí tuệ, tâm hồn của các nữ sinh.
Đây là một trong những cuộc thi sắc đẹp được tổ chức quy mô lớn nhất từ trước đến nay của nhà trường.
Mở đầu cuộc thi là phần thi trình diễn trang phục áo dài. Trong trang phục truyền thống, các nữ sinh đã có cơ hội khoe nét duyên dáng và vẻ đẹp hình thể.
Ảnh: |
Ở phần thi Trình diễn trang phục dạ hội, trong những bộ cánh đầy màu sắc, các nữ sinh trở nên vô cùng lộng lẫy và quyến rũ.
Trải qua các phần thi Trình diễn áo dài, Trang phục dạ hội cùng với 3 phần thi trước khi bước vào chung khảo (giới thiệu bản thân, phần thi tài năng và phần thi hiểu biết-xử lý tình huống) ban tổ chức đã chọn ra top 5 thí sinh để đến với phần thi Ứng xử.
Trưởng ban giám khảo cuộc thi là Hoa hậu Đặng Thị Ngọc Hân, Hoa hậu Việt Nam năm 2010.
Cuối cùng, ban giám khảo đã quyết định trao giải thưởng Hoa khôi sinh viên ĐH Thành Đô năm 2018 cho nữ sinh Hà Thị Thanh Thủy (sinh viên ngành Dược học).
Hà Thị Thanh Thủy trở thành Hoa khôi ĐH Thành Đô năm 2018. |
Á khôi 1 và 2 lần lượt thuộc về các nữ sinh Trần Thị Ngọc và Đậu Thị Yến.
4 giải phụ thuộc về các thí sinh: Đậu Thị Yến giành giải thí sinh được yêu thích nhất; Đặng Hồng Vân giành giải thí sinh tài năng; giải Thí sinh trình diễn trang phục dạ hội đẹp nhất thuộc về em Tạ Thị Trang và thí sinh trình diễn trang phục áo dài đẹp nhất là Lưu Thị Thu Hương.
Thanh Hùng
Ngày 29/8, cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018 chính thức được khởi động và bắt đầu tìm kiếm những gương mặt nữ sinh đại diện cho “vẻ đẹp của sự thông minh”.
" alt=""/>Ngất ngây nhan sắc nữ sinh đại học Thành Đô