- Hai nữ ca sĩ đàn chị sẽ cùng xuất hiện trong một đêm nhạc dành riêng cho các ca sĩ trẻ.
ỹLinhMỹTâmsátcánhcùngcáccasĩtrẻronaldo al nassrỹLinhMỹTâmsátcánhcùngcáccasĩtrẻronaldo al nassrVũ Hạnh Nguyên xin lỗi công khai Mỹ Linh- Hai nữ ca sĩ đàn chị sẽ cùng xuất hiện trong một đêm nhạc dành riêng cho các ca sĩ trẻ.
ỹLinhMỹTâmsátcánhcùngcáccasĩtrẻronaldo al nassrỹLinhMỹTâmsátcánhcùngcáccasĩtrẻronaldo al nassrVũ Hạnh Nguyên xin lỗi công khai Mỹ LinhCùng với Bắc Giang, trải qua 4 đợt dịch, nhiều địa phương khác trong cả nước như Quảng Ninh, Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu… đã sử dụng Bluezone để hỗ trợ hiệu quả công tác phòng chống dịch.
Tính đến giữa tháng 9, thời điểm Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo việc chỉ dùng 1 ứng dụng trong phòng chống dịch, Bluezone đã có hơn 22 triệu người dùng và gần 10 triệu người sử dụng thường xuyên.
Là ứng dụng hỗ trợ chống dịch được phát triển từ thời gian đầu dịch Covid-19, hiện nay Bluezone là ứng dụng được người dân sử dụng phổ biến nhất. NCOVI có số người dùng thấp hơn với 10 triệu.
Hơn thế, trong quá trình phát triển, ứng dụng Bluezone đã được bổ sung nhiều tính năng quan trọng và được người dân sử dụng hàng ngày như: quét mã QR để ghi nhận lượt vào ra tại các địa điểm công cộng, nơi đông người, trụ sở cơ quan, tổ chức.
Ứng dụng Bluezone cũng được tích hợp thông tin tiêm chủng, kết quả xét nghiệm của mỗi người dân. Ngoài ra, một số tỉnh sử dụng ứng dụng Bluezone như một “giấy đi đường điện tử” hoặc “Thẻ xanh Covid”.
Chính vì vậy, khi nhận nhiệm vụ chủ trì phát triển 1 ứng dụng chính thức của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid -19 quốc gia, Bộ TT&TT đã thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Công an về việc nâng cấp ứng dụng Bluezone, tích hợp và hoàn thiện các tính năng để hình thành nên ứng dụng PC-Covid phục vụ phòng chống dịch cho người dân.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm giới thiệu ứng dụng PC-Covid, đại diện Bộ TT&TT cho biết, phương án phát triển một ứng dụng mới hoàn toàn hay nâng cấp, phát triển từ Bluezone đã được đội ngũ Trung tâm công nghệ cùng đại diện các bộ, ngành liên quan phân tích, thảo luận nhiều lần.
Nếu làm 1 ứng dụng mới sẽ dễ dàng hơn cho đội kỹ sư của Trung tâm công nghệ nhưng lại không thỏa đáng với người dân.
“Nhiều người dân tại các địa phương vẫn đang sử dụng Bluezone hiệu quả, chúng ta lại yêu cầu họ gỡ đi cài đặt 1 ứng dụng mới thì tôi cho rằng sự lựa chọn không đặt lợi ích của số đông lên trên. PC-Covid là nỗ lực lớn của đội ngũ làm công nghệ để mang lại trải nghiệm liền mạch, liên tục nhất cho người dân”, đại diện Bộ TT&TT phân tích.
PC-Covid không đơn thuần chỉ là bản cập nhật của Bluezone
Với phương án nâng cấp Bluezone, tích hợp và hoàn thiện các tính năng để phát triển thành PC-Covid, ứng dụng này sẽ nhanh chóng đến được với người dân. PC-Covid thay thế Bluezone, do đó những người đang cài Bluezone, khi nâng cấp sẽ có luôn PC-Covid, không phải lặp lại các biện pháp truyền thông không cần thiết có thể làm phiền người dân.
Theo kế hoạch, thời gian tới, khi thông báo công bố phiên bản chính thức của PC-Covid, không chỉ người dùng Bluezone, mà cả người dùng các ứng dụng chống dịch khác như NCOVI, VHD… cũng nhận được thông báo cập nhật. Khi người dùng đồng ý với thông báo, ứng dụng sẽ được cập nhật lên PC-Covid.
App PC-Covid chỉ là phần nhỏ nổi lên, bên dưới nó là nhiều nền tảng công nghệ lớn khác nhau. |
Nhấn mạnh PC-Covid không đơn thuần chỉ là bản cập nhật của Bluezone, đại diện Trung tâm công nghệ cho hay, những tính năng đang chạy tốt của các ứng dụng chống dịch Covid đã được thiết kế lại cho thuận tiện nhất có thể đưa vào PC-Covid, bao gồm Khai báo Y tế; Phản ánh; Quét mã QR; Tiếp xúc gần, Thông tin tiêm, xét nghiệm...
PC-Covid là nỗ lực của đội ngũ công nghệ để thực hiện chiến lược chống dịch mới của Chính phủ. Dưới sự chủ trì của 3 Bộ TT&TT, Công an, Y tế, đội ngũ công nghệ đã chọn những tính năng của các ứng dụng khác nhau để tích hợp vào PC-Covid.
Cụ thể, về mã nguồn, PC-Covid có các thành phần quản lý tiếp xúc gần, quét mã QR là nâng cấp từ Bluezone. Phần khai báo y tế được làm mới theo biểu mẫu Bộ Y tế mới hướng dẫn. Phần phản ánh thì làm mới hoàn toàn. Thông tin tiêm, xét nghiệm được liên thông với các nền tảng quản lý tiêm chủng, hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến...
Theo đại diện Trung tâm công nghệ, đằng sau PC-Covid là nhiều nền tảng lớn, mà chỉ 1 thông tin hiển thị lên trên app cũng phải có 1 hệ thống với những quy trình nghiệp vụ phức tạp.
Cũng chính vì lý do trên khi đưa PC-Covid lên các kho ứng dụng, cả Google và Apple đều review rất kỹ, duyệt lâu. Họ hỏi đến từng dòng code này để làm gì, tại sao sử dụng bộ thư viện này, tại sao giao diện đề cập vấn đề này nhưng thông báo phản hồi lại khác, vì sao đưa 1 app mới nhưng lại cập nhật trên 1 app cũ.
"Các chuyên gia review team của Apple và Google nhiều đêm liền điện thoại trực tiếp với chúng tôi để hỏi”, đại diện Trung tâm công nghệ chia sẻ thêm.
Vân Anh
Ứng dụng PC-Covid tổng hợp các tính năng hiện có của các app chống dịch Covid như NCOVI, Bluezone, VHD…và được thiết kế lại để thuận tiện nhất cho người dùng.
" alt=""/>Vì sao Bluezone được lựa chọn để nâng cấp, phát triển thành PCPhim điện ảnh “Mẹ chồng” vừa ra mắt báo giới tại TP.HCM với dàn diễn viên Thanh Hằng, Diễm My 6x, Lan Khuê...
Bom tấn 'Justice League' tiếp tục tung trailer mãn nhãn" alt=""/>Lan Khuê, Thanh Hằng cùng đóng phim 'Mẹ chồng'Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021 được tổ chức tại Việt Nam. Tại sao Việt Nam lại đăng cai tổ chức sự kiện này? Việt Nam đặt mục tiêu gì khi tổ chức sự kiện này thưa ông?
Thứ trưởng Phan Tâm: Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021 là sự kiện thường niên lớn nhất, quy mô toàn cầu của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU), một tổ chức thuộc Liên hợp quốc với 193 quốc gia thành viên và hơn 800 thành viên lĩnh vực (Thông tin vô tuyến, Tiêu chuẩn hoá, Phát triển Viễn thông) đến từ cộng đồng doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển ICT...
Tiền thân của Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021 là Triển lãm Viễn thông Thế giới (ITU Telecom World) được ITU tổ chức lần đầu năm 1971. Sự kiện này chính thức được đổi tên thành Triển lãm Thế giới Số (ITU Digital World) từ năm 2020 theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng.
Trong suốt 50 năm qua, ITU Telecom World và nay là ITU Digital World luôn là một sự kiện toàn cầu được cộng đồng viễn thông, CNTT và doanh nghiệp công nghệ số chờ đợi và đón nhận như một cơ hội lớn nhất về xúc tiến hợp tác phát triển về viễn thông và công nghệ thông tin trên phạm vi thế giới.
Chính vì vậy, Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021 là cơ hội để Việt Nam thông tin rộng rãi với thế giới về thành tựu của ngành ICT, về năng lực và triển vọng hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp ICT trong nước. Đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện sự sẵn sàng và năng lực đóng vai trò tích cực, dẫn dắt trong hợp tác quốc tế, cùng ITU và các nước thành viên triển khai các sáng kiến toàn cầu, chung tay xây dựng thế giới số.
Sự kiện này là cơ hội cho doanh nghiệp ICT Việt Nam quảng bá thương hiệu để mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng và đối tác từ 193 nước thành viên của ITU, đặc biệt tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thiết lập quan hệ đối tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới về viễn thông và CNTT.
Năm 2020, Việt Nam đã đồng chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm Thế giới Số của ITU theo hình thức trực tuyến lần đầu tiên.
Tiếp nối thành công này, việc Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm Thế giới Số 2021 đúng vào dịp sự kiện tròn 50 năm sẽ đánh dấu mốc trong lịch sử quan hệ Việt Nam – ITU, khẳng định năng lực công nghệ của Việt Nam, góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam đối với quốc tế.
Xin ông cho biết ý nghĩa của việc đăng cai Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid đang diễn biến phức tạp?
Thứ trưởng Phan Tâm: Gần 2 năm qua, Covid-19 đã tạo ra cho thế giới và Việt Nam rất nhiều khó khăn và thách thức. Nhiều hoạt động kinh tế xã hội bị đình trệ, nhiều sinh hoạt thường ngày của người dân bị đảo lộn… Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã nhận thức được và nhanh chóng đẩy mạnh và phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong phòng chống dịch bệnh và trong nỗ lực đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.
Nhờ chuyển lên môi trường số mà nhiều hoạt động kinh tế xã hội đã được hồi phục, duy trì. Tổ chức Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số trực tuyến 2021 là một ví dụ khi vốn là một sự kiện trực tiếp theo kế hoạch của ITU. Vì vậy, đăng cai tổ chức sự kiện này là Việt Nam và Liên minh Viễn thông quốc tế ITU mong muốn tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của công nghệ số đối với việc nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng của các quốc gia trong ứng phó những biến động, thách thức toàn cầu như đại dịch covid 19 hiện nay.
Các chính sách, sáng kiến, mô hình hợp tác… trong thúc đẩy chuyển đổi số mà các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước thảo luận và chia xẻ sẽ rất hữu ích với Việt Nam khi chúng ta đã đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ số đa dạng được các doanh nghiệp trong ngoài nước trưng bày tại Triển lãm cũng sẽ góp phần giải quyết các khó khăn, thách thức của đại dịch đối hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Thưa ông, quy mô của sự kiện này như thế nào? Đâu là những điểm nhấn của Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021?
Thứ trưởng Phan Tâm: ITU Digital World 2021 bao gồm chuỗi sự kiện: Các phiên thảo luận chuyên đề trực tuyến (diễn ra trong 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 11) và điểm nhấn là Hội nghị Bộ trưởng (diễn ra trong 3 ngày từ 12-14/10); Triển lãm trực tuyến (diễn ra trong 1 tháng từ 12/10-12/11); Giải thưởng ITU dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ “ITU SME Virtual Awards” (với Lễ trao giải được tổ chức vào tháng 12).
Hội nghị Bộ trưởng là sự kiện cấp cao, nơi các Bộ trưởng từ các quốc gia thành viên ITU, các nhà quản lý viễn thông, các lãnh đạo cao cấp của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong lĩnh vực này trao đổi, chia sẻ về chính sách, quy định mới, xu thế phát triển mới, các mô hình hợp tác công – tư hiệu quả để thúc đẩy chuyển đổi số. Một số nội dung cụ thể sẽ được đề cập tới như:
Việc cắt giảm chi phí, cung cấp truy cập mạng với giá cả bình dân sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số như thế nào? Các chính sách, quy định mới và cách các chính phủ khuyến khích doanh nghiệp cũng như các mô hình hợp tác công-tư hoạt động tốt nhất để giảm chi phí cho người dùng đầu cuối?
Bên cạnh đó, hội nghị cũng sẽ đề cập đến vấn đề thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở hạ tầng số, bao gồm tăng tốc và tối ưu hóa việc triển khai cơ sở hạ tầng băng thông rộng và khai thác các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Hội nghị cũng sẽ thảo luận các dịch vụ công và dịch vụ nội dung thúc đẩy chuyển đổi số; các cách thức hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, người dân... để giảm thiểu bất bình đẳng, thu hẹp khoảng cách số và đảm bảo không có ai nào bị bỏ lại phía sau.
Bên cạnh hội nghị, triển lãm trực tuyến là nơi các gian hàng trực tuyến 2D, 3D của các doanh nghiệp, quốc gia trưng bày sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số. Năm nay, nền tảng triển lãm trực tuyến do Việt Nam phát triển được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung một số tính năng mới. Triển lãm sẽ đem đến những trải nghiệm độc đáo, thể hiện sự sẵn sàng, mức độ sáng tạo và sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vì một thế giới số hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.
Là một thành viên của ITU, Việt Nam có vai trò và lợi ích như thế nào trong tổ chức này thưa ông?
Thứ trưởng Phan Tâm: Từ năm 1975 đến nay, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là đại diện hợp pháp duy nhất của nước Việt Nam thống nhất tham gia vào Liên minh Viễn thông Quốc tế.
Từ năm 1982, Việt Nam tham gia các Hội nghị toàn quyền của ITU (được tổ chức 4 năm/1 lần), đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch chiến lược của ITU trong mỗi giai đoạn và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam về sử dụng tài nguyên viễn thông, phổ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
Năm 1994, lần đầu tiên Việt Nam được bầu vào Hội đồng điều hành ITU (cơ quan tối cao của ITU gồm 40 quốc gia được bầu giữa 2 kì Hội nghị Toàn quyền) nhiệm kỳ 1994-1998; Tiếp theo, Việt Nam đã tái trúng cử vào các nhiệm kỳ 1998-2002 và 2002-2006.
Năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam có đại diện trúng cử vào Ủy ban Thể lệ thông tin vô tuyến bao gồm 12 đại diện của 12 trong tổng số 193 thành viên quốc gia của ITU, nhiệm kì 2014-2018; và tiếp tục tái trúng cử nhiệm kỳ 2018-2022.
Việt Nam cũng đăng cai tổ chức nhiều sự kiện của ITU tại Việt Nam như Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước CLMV (giai đoạn 2009 - 2012), Hội nghị về Thành phố thông minh, Hội nghị của khu vực châu Á Thái Bình Dương chuẩn bị cho Hội nghị toàn quyền của ITU, Hội thảo quản lý tần số, các hội thảo và khoá học phát triển nguồn nhân lực, và đặc biệt là sự kiện Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm Thế giới Số năm 2020, 2021.
Việt Nam đã nhận được nhiều hỗ trợ của ITU trong công tác xây dựng chính sách cũng như nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành, gần đây là: Tư vấn sửa Luật Viễn thông và Luật Tần số Vô tuyến điện; chương trình Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ VNCERT trong việc xử lý sự cố máy tính khẩn cấp quốc gia; Tư vấn kỹ thuật và nâng cao năng lực cho đội ngũ viễn thông trong lĩnh vực quản lý kho số viễn thông; Tư vấn cho Cục Viễn thông và Cục Tần số Vô tuyến điện trong việc hoạch định chiến lược quốc gia về phát triển băng rộng di động quốc gia; Nâng cao năng lực cho các đơn vị trong lĩnh vực thống kê; Tư vấn kỹ thuật cho đội ngũ hoạch định chính sách và quản lý tần số vô tuyến điện; Phối hợp nghiên cứu các mô hình truy cập Internet hiệu quả tại Việt Nam…
Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tranh thủ sự trợ giúp của ITU và các quốc gia thành viên trong công tác xây dựng chính sách, công nghệ, kỹ thuật cũng như huy động nguồn tài chính từ các tổ chức quốc tế cho việc phát triển và hiện đại hóa hạ tầng số; triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận các kinh nghiệm tiến tiến về quản lý. ITU cũng là diễn đàn quốc tế để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và sự bình đẳng trong việc sử dụng tài nguyên viễn thông. Việc tham gia ITU góp phần giúp Việt Nam khẳng định vai trò là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Cảm ơn ông!
Thái Khang (Thực hiện)
ITU Digital World là sự kiện toàn cầu thường niên của ITU, nơi các doanh nghiệp viễn thông và CNTT trên thế giới tập trung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.
" alt=""/>ITU Digital World là tiền đề để Việt Nam và ITU chung tay xây dựng thế giới số