Nhận định, soi kèo Nữ AS Roma vs Nữ Galatasaray, 3h00 ngày 18/12: Trận cầu thủ tục
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/50e599174.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Maccabi Netanya vs Hapoel Haifa, 23h00 ngày 14/4: Đối thủ kỵ giơ
Theo đó, UBND TP Hà Nội nêu rõ quy định thực hiện mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Cụ thể, đối với trường hợp học sinh đến trường học theo hình thức trực tiếp, mức thu học phí năm học 2021-2022 dự kiến được giữ nguyên như năm học 2020-2021 đối với từng cấp học và từng khu vực
Đối với trường hợp học trực tuyến (học online), mức thu học phí dự kiến bằng 75% mức thu học phí theo hình thức trực tiếp, tương ứng theo từng vùng, từng cấp học.
Còn đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, năm học 2021-2022, mức thu học phí thực hiện theo quy định tại Nghị quyết của HĐND TP dự kiến tiếp tục giữ nguyên như mức trần học phí của năm học 2020-2021.
Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định.
![]() |
Hà Nội tính đưa ra quy định mức thu học phí trực tuyến bằng 75% học trực tiếp đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. |
Một nội dung đã được công bố trước đó là cơ chế hỗ trợ, giảm bớt chi phí tài chính đối với phụ huynh, học sinh trong năm học 2021 - 2022 (không quá 9 tháng, áp dụng với học trực tuyến hoặc trực tiếp)
Cụ thể, hỗ trợ hàng tháng bằng 50% mức thu học phí được HĐND TP quy định đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tương ứng với từng vùng, từng cấp học, tương ứng với hình thức học thực tế của tháng.
Theo UBND TP Hà Nội, tổng kinh phí thực hiện dự kiến là gần 893 tỷ đồng. Trong đó, cấp mầm non là hơn 378,7 tỷ đồng, cấp tiểu học là hơn 40,4 tỷ đồng, cấp THCS gần 258,6 tỷ đồng đồng và cấp THPT là hơn 215 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này lấy từ ngân sách của thành phố.
Chi tiết tờ trình của UBND TP gửi HĐND TP Hà Nội TẠI ĐÂY.
Thanh Hùng
Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022 của ngành GD-ĐT Hà Nội mà UBND TP vừa ban hành.
">Hà Nội dự tính thu học phí online bằng 75% học phí trực tiếp
Riêng với sản phẩm Hisense U7 và U6 ở kích thước 75 inch, thông qua việc sử dụng đèn nền Mini-LED với các bóng LED được thu nhỏ xuống nhiều lần, TV ở dòng này có thể điều chỉnh các vùng sáng chuẩn xác và độ sáng lên đến 1000 nits. Cách bố trí các bóng Mini-LED cũng được Hisense tối ưu cho công nghệ Local Dimming Full Array, giúp cải thiện độ tương phản, cho hình ảnh thêm sắc nét và từng chi tiết được thể hiện ngoạn mục trên màn hình.
Dòng TV U7K cũng được Hisense ưu ái một số chuẩn cao cấp như Dolby Vision IQ, Dynamic Tone Mapping và IMAX Enhanced, đáp ứng yêu cầu khắt khe của những tín đồ điện ảnh khó tính.
Công nghệ âm thanh Dolby Atmos đỉnh cao
Không chỉ xuất sắc về công nghệ hình ảnh, Hisense U6K và U7K còn mang đến âm thanh vòm đắm chìm nhờ vào công nghệ Dolby Atmos. Âm thanh sẽ bao trùm toàn bộ không gian, tạo cảm giác như thể khán giả đang là một phần của thế giới giải trí đầy thú vị mà Hisense tạo ra. Bên cạnh đó, TV Hisense thế hệ mới còn hỗ trợ đầy đủ các chuẩn âm thanh phổ biến khác như Dolby MS12 và DTS X.
Đặc biệt, U7K được tích hợp thêm loa siêu trầm, tạo thành hệ thống âm thanh 2.1 hiệu suất cao. Tất cả cảnh hành động cháy nổ đều trở nên uy lực như thật nhờ hiệu ứng âm bass mạnh mẽ, lan toả khắp phòng.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa âm thanh và hình ảnh chính là chìa khoá giúp TV ULED Hisense mang lại trải nghiệm nghe nhìn mãn nhãn cho khán giả.
Kết hợp nhiều tính năng thông minh khác
Hisense thấu hiểu rõ nhu cầu giải trí của người dùng, thông qua việc tích hợp những tính năng tiên tiến để phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể. Điển hình như chế độ Sport Mode và Ultra Motion. Thông qua thuật toán tối ưu, khán giả sẽ được hoà mình vào không khí thể thao sôi động như thể đang có mặt ngay tại sân vận động, từng đường chuyền bóng, từng pha dứt điểm đều được tái hiện với độ sắc nét đáng kinh ngạc.
Ngoài ra, các tín đồ trò chơi điện tử cũng được chinh phục bởi chế độ Game Mode Pro. Tất cả các tựa game giờ đây sẽ được thể hiện một cách mượt mà nhờ tần số quét cao lên đến 120 Hz đối với U6K và 144 Hz đối với U7K.
Để biến TV trở thành trung tâm của hệ thống giải trí tại gia, Hisense đã tích hợp cho dòng TV U6K hệ điều hành Google TV và TV 75U6K, U7K hệ điều hành VIDAA. Điều này cho phép người dùng tiếp cận thế giới giải trí vô tận, mặt khác có thể điều khiển TV từ xa bằng giọng nói dễ dàng và tiện lợi. Chiếc TV này cũng cho phép chiếu màn hình điện thoại thông qua ứng dụng Airplay 2.
Ưu đãi hấp dẫn từ Hisense khi mua TV ULED từ ngày 16/10 - 31/11/2023: ![]() Sẵn sàng chào đón mùa Euro, Hisense triển khai chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi mua TV ULED, áp dụng từ ngày 16/10- 31/11/2023 với: - Chế độ bảo hành lên đến 3 năm Là thương hiệu TV đứng số 2 toàn cầu và đứng đầu tại Trung Quốc về số lượng TV bán ra trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, Hisense hiện đang là đối tác chiến lược UEFA, đồng thời cũng là nhà tài trợ chính thức cho giải đấu UEFA Euro 2024 lần thứ 3 liên tiếp, với mong muốn người yêu thích thể thao trên toàn cầu thưởng thức được những trận cầu mãn nhãn trên màn hình chất lượng của TV Hisense. |
Thanh Hà
">Khám phá dòng TV công nghệ mới ‘1 tỷ màu sắc’ của Hisense
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.
Dự kiến, sẽ có 36 điều thuộc 10 chương trên tổng số 73 điều, 12 chương của Luật GD ĐH sẽ được sửa đổi nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GD ĐH, nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GD ĐH cũng như đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế.
Đầu tư theo cơ chế đặt hàng
Ở phần những quy định chung (Chương 1), dự thảo sửa đổi các điều quan trọng như Điều 9 về phân tầng, xếp hạng ĐH, Điều 11 về quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và Điều 12 về Chính sách của Nhà nước về phát triển GD ĐH.
Cụ thể, Điều 9 được sửa đổi theo hướng các cơ sở GD ĐH được tự xác định sứ mạng, mục tiêu phát triển theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng chứ không phải do Nhà nước quyết định.
Bên cạnh đó, việc xếp hạng cơ sở GD ĐH chỉ được dự thảo quy định là “được thực hiện bởi các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng nhiệm vụ phù hợp, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật” chứ không phải do Nhà nước thực hiện như trước.
![]() |
Việc đầu tư cho các cơ sở GD ĐH sẽ không phân biệt cơ sở GD ĐH. |
Điều 11 quy định về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GD ĐH được sửa đổi theo hướng chuyển từ quy hoạch theo đơn vị hành chính sang quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, nhu cầu của xã hội và thị trường, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 19 tháng 10/2017 vừa ban hành.
Ở Điều 12 về chính sách đầu tư cho GD ĐH, quy định việc đầu tư sẽ thực hiện thông qua các đề dự án, chương trình, chính sách tín dụng sinh viên và đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Chính sách đấu thầu, đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, không phân biệt loại hình cơ sở GD ĐH.
Dự thảo cũng quy định việc các cơ sở GD ĐH thực hiện xã hội hóa được ưu tiên giao đất không thu tiền hoặc cho thuê đất để xây dựng trường, được miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đây là những điểm rất mới so với các quy định tại Luật GD ĐH ban hành năm 2012.
Hội đồng trường bầu hiệu trưởng
Trong phần quy định về tổ chức cơ sở GD ĐH cũng có nhiều quy định mới.
Tại Điều 14 quy định cơ cấu tổ chức của các trường ĐH, học viện, dự thảo Luật bổ sung cơ cấu doanh nghiệp trong cơ cấu tổ chức của trường ĐH, học viện và cả các ĐH. Bên cạnh đó, bổ sung điều khoản cơ sở GD ĐH có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức.
Về cơ cấu tổ chức của các ĐH, dự thảo đưa ra 2 phương án để lựa chọn: Phương án thứ nhấtlà trong các ĐH sẽ có “trường” và “viện nghiên cứu”. Phương án hai là trong ĐH sẽ có “trường thành viên” và “viện nghiên cứu thành viên”.
Đây là một trong những vấn đề mà theo Bộ GD-ĐT còn có ý kiến khác nhau và muốn xin ý kiến Chính phủ. Bộ GD-ĐT đưa ra 2 phương án và đề xuất phương án 1 với lý do: Theo thông lệ chung trên thế giới, mô hình ĐH đa lĩnh vực mang tên tiếng Anh là University.
Về mặt quản trị, các ĐH đa lĩnh vực thường có cấu trúc 3 cấp: cấp ĐH (University), cấp trường và tương đương (College, Faculty, School) và cấp khoa (Deparment).
Việc không quy định thuật ngữ “thành viên” trong mô hình ĐH như quy định tại khoản 3 Điều 15 nhằm phát huy ưu điểm của các ĐH đa lĩnh vực, là huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống để giải quyết các nhiệm vụ to lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa học mà một trường ĐH chuyên ngành không thể đảm đương nổi.
Điểm mới nhất trong phần này chính là những quy định về hội đồng trường và hiệu trưởng.
![]() |
Hội đồng trường sẽ bầu hiệu trưởng, Bộ GD-ĐT sẽ công nhận các hiệu trưởng các trường công lập. |
Cụ thể, tại Điều 16 quy định về Hội đồng trường đã quy định cụ thể về số lượng thành viên hội đồng trường là 17 người và phải là số lẻ, hay các thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số thành viên, trong đó bao gồm một đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Về quyền hạn, nhiệm vụ của hội đồng trường cũng được quy định khá chi tiết, trong đó có quyền tổ chức thực hiện quy trình bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng.
Về việc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tại Điều 16 và Điều 20 quy định về Hiệu trưởng, dự thảo đưa ra 2 phương án. Phương án thứ nhấtlà việc công nhận sẽ do Bộ GD-ĐT thực hiện và phương án hailà sẽ do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Đây cũng là một trong những vấn đề Bộ GD-ĐT muốn xin ý kiến của Chính phủ.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, với phương án thứ nhất, do dự thảo đã quy định Hội đồng trường là cơ quan quản trị, quyền lực cao nhất trong trường ĐH nên Hội đồng trường thực hiện quyền tự chủ trong việc bầu hiệu trưởng và trình kết quả bầu để Bộ GDĐT công nhận, nhằm thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về GD ĐH, thực hiện giám sát các tiêu chuẩn cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các chức danh lãnh đạo trong các cơ sở GD ĐH, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD ĐH trên toàn hệ thống.
Bộ GD-ĐT không can thiệp vào công tác nhân sự và quá trình bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của hội đồng trường; chỉ công nhận nếu kiểm tra hồ sơ thấy đã thực hiện đầy đủ các quy trình và tiêu chuẩn đã được quy định, nhằm quản lý chức danh hiệu trưởng trên mặt bằng tiêu chuẩn năng lực chung trong toàn hệ thống.
Đối với phương án hai, Bộ GD-ĐT cho rằng vẫn nhằm trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD ĐH công lập trong công tác nhân sự, tuy nhiên, quy định theo hướng như vậy có thể có những hạn chế nhất định trong việc thống nhất thực hiện tiêu chuẩn năng lực chung trên toàn hệ thống đối với các chức danh quan trọng này.
Do đó, Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thứ nhất.
Về chủ tịch hội đồng trường, dự thảo quy định do hội đồng trường bầu trong số các thành viên hội đồng trường và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Đối với quy định về Hội đồng quản trị trong các trường tư thục, dự thảo sửa đổi, bổ sung theo hướng phân biệt rõ Hội đồng quản trị của trường ĐH tư thục và trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; bỏ quy định về “đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở GD ĐH có trụ sở”.
Trường ĐH tự quyết mức học phí
Dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường.
Cụ thể, các cơ sở GD ĐH được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.
![]() |
Các trường ĐH sẽ được xây dựng mức học phí theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo. |
Trong khi đó, theo Luật GD ĐH 2012 quy định: “Chính phủ quy định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh, khung học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở GD ĐH công lập”, và “Cơ sở GD ĐH công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định”.
Ngoài ra, về quy định đối với việc quản lý tài chính của cơ sở GD ĐH, dự thảo quy định cơ sở GD ĐH công lập thuộc loại tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư hoặc loại tự chủ chi thường xuyên, có nghị quyết thông qua chủ trương của hội động trường được sử dụng nguồn tài chính trong việc quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp của cơ sở GD ĐH và các nguồn hợp pháp khác do cơ sở GD ĐH tự huy động; Quyết định việc sử dụng vốn, tài sản và giá trị thương hiệu của nhà trường để liên kết với các tổ chức và cá nhân thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà Nước; Quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở GD ĐH.
Về hoạt động đào tạo, dự thảo quy định mở ngành đào tạo theo hướng làm rõ quyền được tự chủ mở ngành và các cơ sở GD ĐH được mở ngành khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng như được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GD ĐH, có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành của hội đồng trường, hội đồng quản trị và đáp ứng các điều kiện mở ngành theo quy định được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ; trừ nhóm ngành sức khoẻ, an ninh quốc phòng.
Về chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác.
Cơ sở GD ĐH tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH; đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.
Xem toàn văn dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật GD ĐH 2012 tại đây.
Lê Văn
">Hội đồng trường bầu hiệu trưởng, Bộ Giáo dục công nhận
Soi kèo góc Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT tại Hội thảo "An ninh mạng chủ động 2017" do Đại sứ quán Cộng hòa Séc tổ chức tại Hà Nội sáng 20/4.
Lãnh đạo Cục ATTT nhấn mạnh, phát triển công nghệ thông tin cần phải song hành với việc đảm bảo ATTT vì sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội đất nước. Theo ông, ATTT tựu chung lại có 3 vấn đề chính gồm pháp chế, hợp lý hóa thể chế quản lý và kỹ thuật. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các văn bản pháp luật. Năm 2015, Quốc hội đã ban hành Luật ATTT mạng. Đây là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, nhằm đảm bảo ATTT mạng ở VN hiện nay và trong thời gian tới đây, đặc biệt là trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT phát biểu tại hội thảo. |
Ông Hải cho biết, một vấn đề nổi cộm mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt hiện nay là khó khăn trong việc chia sẻ, cung cấp thông tin giữa các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về ATTT. Điều này đòi hỏi các nước, bao gồm cả VN phải nghiên cứu, điều chỉnh và hợp lý hóa thể chế quản lý của mình.
"Một vấn đề quan trọng nữa là các hệ thống kỹ thuật để xử lý vấn đề ATTT. Các doanh nghiệp là lực lượng chủ chốt, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm phần cứng, phần mềm và các giải pháp bảo đảm ATTT. Chính phủ VN rất quan tâm tới sự phát triển của cộng đồng DN, kêu gọi các DN nước ngoài đến VN, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ chính phủ, các DN Việt Nam trong việc đảm bảo ATTT. Năm ngoái, tôi đã có cơ hội tháp tùng Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn sang thăm và làm việc tại CH Séc cũng như tiếp xúc với các DN nước bạn. Tôi thấy, các DN CH Séc có nhiều giải pháp ưu việt về ATTT, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng vốn đòi hỏi các công nghệ và giải pháp luôn phải đi trước một bước. Hy vọng hai nước chúng ta có thể thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này", ông Hải nói.
Đồng quan điểm với Cục trưởng Cục ATTT, Thiếu tướng Lê Kỳ Nam, Phó giám đốc Học viện KTQS bày tỏ mong muốn được tiếp cận các sản phẩm, giải pháp bảo đảm ATTT tốt nhất của các DN CH Séc cũng như có thể ứng dụng chúng vào thực tiễn và gặt hái thành công ở VN.
Theo ông Nam, đông đảo các chuyên gia, thầy cô giáo của Học viện KTQS từng được đào tạo ở CH Séc. Với nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật cho quân đội cũng như tham gia nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chung cho quốc gia, đội ngũ giảng viên của Học viện luôn tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động khoa học, đặc biệt trong hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giảng dạy. Trường cũng có truyền thống hợp tác với CH Séc trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Trong lĩnh vực ATTT, trường đang tham mưu cho các cơ quan chính phủ, các cơ quan quân đội, Bộ Công an về năng lực và tính khách quan của công nghệ nước bạn, đồng thời tích cực tham gia các dự án hợp tác giữa quân đội và CH Séc.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
Tại hội thảo, đại diện các DN thuộc Hiệp hội giám sát An ninh mạng Cộng hòa Séc (NSMC) đã giới thiệu những phát triển mới nhất trong lĩnh vực đảm bảo an ninh mạng, đặc biệt là các giải pháp an ninh mạng chủ động khác biệt, mới mẻ và hiệu quả hơn so với những cách thức thông thường, chỉ giải quyết vấn đề an ninh mạng một cách riêng lẻ, không liên kết với nhau. Trong đó, phải kể đến các công cụ để đảm bảo quản trị toàn bộ địa chỉ IP với giải pháp tích hợp truy cập vào mạng - DDI/NAC (AddNet); giải pháp nâng cao để quản trị các sự cố mạng (SIEM và SOC); các giải pháp đảm bảo an ninh người sử dụng (Sodat Protection a Encryption) để đảm bảo liên lạc an toàn giữa các cơ quan, tổ chức (Babelnet) hay giải quyết các tình trạng khẩn cấp (EMOFF), ...
"Mối quan hệ song phương giữa CH Séc và VN đã và đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, với các lĩnh vực hợp tác và cơ hội mới không ngừng tăng lên hàng năm, bao gồm cả lĩnh vực an ninh mạng ... Mảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tại CH Séc rất phát triển và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Tôi hy vọng các DN của CH Séc có thể xúc tiến và đẩy mạnh quan hệ đối tác với các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp VN về an ninh mạng, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước", Tham tán kinh tế Đại sứ quán Cộng hòa Séc David Jarkulisch kết luận.
Tuấn Anh
">Việt Nam và CH Séc tìm kiếm cơ hội thúc đẩy hợp tác về an toàn thông tin
Đó là Lê Uyên Phương, là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM, hiện là sinh viên năm cuối ngành Tài chính ở Hà Lan.
Lê Uyên Phương viết rằng:
Em tên là Phương, du học sinh đang trầy trật để thi đậu mấy môn cuối và tìm việc. Còn nửa kia của em là Ngữ văn. Bọn em đã bên nhau được 12 năm, mà tạm xa rời vì bây giờ em đã có nhiều bạn khác thú vị hơn.
![]() |
Lê Uyên Phương, cựu học sinh Trường Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG TPHCM, hiện là sinh viên năm cuối ngành Tài chính ở Hà Lan (Ảnh: NVCC) |
Nguyên nhân khiến cho em viết lách, giao tiếp và phản biện vô cùng kém so với những đứa bạn đến từ các nước khác, bởi: Thứ nhất là Tính gia trưởng.
Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một vấn đề/ tác phẩm, nhưng nếu cảm nghĩ của học sinh mà không giống với bảng điểm là "không có ý để chấm". Điều này dẫn đến việc 1.000 học sinh sản xuất ra 1.000 phiên bản khác nhau vài cái chấm phẩy. Như vậy, từ trong trường lớp, học sinh đã bị hạn chế chuyện nêu ra ý kiến của mình!
Thứ hai: Hay mơ mộng
Em cảm thấy chuyện học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống sử dụng văn nhiều hơn toán. Ví dụ nhé! Em bị lạc mất con mèo và muốn nhờ mọi người giúp, thế thì phải biết sử dụng văn miêu tả làm sao cho người ta tưởng tượng ra con mèo nhà mình. Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve!
Thứ ba: Không chịu tiếp thu cái mới
Trong trường học, thầy cô miệt mài yêu cầu học sinh đọc những tác phẩm kinh điển, đọc về các tấm gương anh hùng..., nhưng học sinh thì lúc nào cũng chỉ facebook, nơi mà nhiều thứ như cô ca sĩ này mới hắt hơi sổ mũi... Thế là công sức giảng dạy của thầy cô đổ sông đổ bể, chỉ vì chương trình không còn đáp ứng thị hiếu của giới trẻ được nữa.
Mong muốn thay đổi: Em mong môn Ngữ văn... Hãy dạy em cách để viết một lá thư xin việc. Hãy dạy cho em được nêu cảm nghĩ thật của mình về một vấn đề trong xã hội và cả lớp được cùng nhau phản biện để bảo vệ ý kiến của mình. Hãy dạy em cách quảng bá bản thân để gây được sự chú ý của các công ty. Hãy dạy cách viết một đoạn lời thoại quảng cáo cho một sản phẩm. Hãy dạy em cách viết một lá thư tình thật ấn tượng.
Kết: Hãy trở thành một nửa lý tưởng của mọi bạn đời, chứ đừng là kẻ lúc nào cũng bị ly dị sau 12 năm gắn bó.
"Môn Văn quan trọng, nhưng em diễn đạt kém"
Chia sẻ với VietNamNet, Uyên Phương cho biết cô viết "lá đơn" này vì cảm thấy dù môn Văn vô cùng quan trọng, nhưng sau 12 năm học ở phổ thông cô vẫn diễn đạt kém, không biết biện luận và ngại nêu ra ý kiến của mình.
“Thời đi học phổ thông ở Việt Nam, em học Văn rất tốt và cũng được đi thi này nọ. Đi du học là lên đại học rồi nên em phải học viết báo cáo. Ngoài ra, trong chương trình học, em còn phải đi thực tập 2 lần. Mỗi lần như vậy, em phải viết thư thể hiện mình xứng đáng với vị trí đó. Nếu lá thư đủ ấn tượng mới được mời phỏng vấn" - Uyên Phương giải thích lý do cô cho môn Văn là quan trọng.
![]() |
Nữ sinh yêu thích môn Văn nhưng quyết định "li dị" vì thấy mình diễn đạt kém, không biết biện luận và ngại nêu ra ý kiến riêng (Ảnh: NVCC) |
Nữ du học sinh cho biết bản thân là một người thích viết lách, nhưng nếu viết theo chương trình của sách giáo khoa thì không có hứng thú nữa.
“Bởi vì chương trình chỉ chú trọng phân tích tác phẩm, và phải phân tích sao để "đúng như sách". Đó là lý do mà em và rất nhiều bạn ngán ngẩm môn Văn”– Phương nói.
Uyên Phương cho rằng về lý thuyết, môn Văn sẽ giúp ích cho việc học. Nhưng trên thực tế khi du học lại không sử dụng được kĩ năng này.
"Ở đây, khi viết lách giảng viên không chú trọng những lời văn mềm mại mà quan trọng nội dung truyền tải như thế nào và ngữ pháp đúng là được. Khi học Văn ở Việt Nam, bọn em phải học thuộc rất nhiều, nhưng ở bên này tính sáng tạo là vô cùng quan trọng. Mỗi người phải viết theo phong cách và ý tưởng riêng của mình, càng đặc biệt càng được chú ý chứ không phải viết mềm mại, uyển chuyển" - Phương chia sẻ.
Dù vậy, nữ du học sinh vẫn khuyên rằng, môn văn thực sự rất quan trọng trong cuộc sống. Đây là một kĩ năng mềm giúp người học vận dụng, thuyết phục người khác tin vào năng lực của mình thông qua lá thư xin việc, báo cáo, tranh luận, thuyết trình...
Tuệ Minh
">Nữ sinh viết đơn “li dị” môn văn
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã có các công văn hướng dẫn các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy học, đồng thời hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp an toàn trong dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục; phối hợp với Bộ Y tế ban hành Sổ tay phòng chống Covid-19 và tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học.
Bộ GD-ĐT cũng đã đề nghị các địa phương thực hiện rà soát các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh, cán bộ, nhà giáo khi tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp tại trường. Trong đó, lưu ý ưu tiên triển khai tiêm đủ liều vắc xin cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên phục vụ tại trường học; nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; rà soát, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ an toàn phòng chống dịch trong tình hình mới.
Các địa phương căn cứ vào đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn để quyết định cho học sinh tới trường trên nguyên tắc nơi nào đảm bảo an toàn, kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập…
Tính đến 17h ngày 31/10, cả nước có 22 tỉnh thành tổ chức được cho học sinh học tập trực tiếp; 16 tỉnh thành kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 địa phương còn lại vẫn phải dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp. |
Về việc triển khai tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục sẵn sàng phối hợp, lập danh sách, khảo sát lấy ý kiến đồng ý của phụ huynh học sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm tại trường học.
Hiện, một số địa phương đã thực hiện tiêm vắc xin cho học sinh, như TP.Hồ Chí Minh với khoảng 305.000 học sinh, Bình Dương là 42.330, Ninh Bình 32.938 học sinh.
Liên quan đến tiêm vắc xin, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, việc tiêm vắc xin cho trẻ theo hình thức chiến dịch, thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ. Việc tiêm chủng chủ yếu thực hiện tại các trường học, trẻ không đi học thì tiêm tại trạm y tế, trẻ có bệnh nền tổ chức tiêm tại trung tâm y tế, bệnh viện để có những xử trí phù hợp…
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thống nhất rằng, việc học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng. Do đó các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là UBND các tỉnh, thành phố cần phải coi đó là việc quan trọng, tạo điều kiện tối đa cho học sinh, sinh viên đến trường đảm bảo an toàn.
Hai Bộ trưởng cũng trao đổi, thống nhất một số nội dung nhằm tăng cường việc đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường cho việc đi học trực tiếp. Tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học các kỹ năng về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng chống Covid-19.
Hai Bộ trưởng cũng nhất trí cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế nhằm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe trong trường học khi học sinh, sinh viên trở lại trường. Đồng thời, thúc đẩy các địa phương ứng xử phù hợp với mở cửa trường học ở từng xã, phường tương đương với các cấp độ kiểm soát dịch bệnh.
Hải Nguyên
Xác định phải đồng hành cùng con trong thời gian học online, nhưng không ít phụ huynh choáng váng khi thấy số lượng bài tập hàng ngày con phải giải quyết quá nhiều.
">Bộ trưởng Giáo dục: Học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng
VietNamNet xin giới thiệu đáp án tham khảo do các hệ thống giáo dục trực tuyến cung cấp.
Đáp án của Hệ thống giáo dục Hocmai:
Đáp án tham khảo của trung tâm tuyensinh247:
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi minh họa môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để các học sinh tiện tham khảo và làm quen.
">Đáp án tham khảo đề minh họa môn Toán kỳ thi THPT quốc gia 2018
友情链接