当前位置:首页 > Thế giới > Dự đoán Real Madrid vs Eibar (3h 14/3) bởi chuyên gia Matt Law 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Meizhou Hakka vs Changchun YaTai, 18h35 ngày 11/4: Điểm tựa sân nhà
![]() |
Nhà máy Đạm Ninh Bình, đầu tư 12.000 tỉ đồng, nhưng qua 4 năm, mỗi năm thua lỗ 2000 tỉ đồng. (Ảnh M.Đ) |
Có những công trình đã nhiều năm "đắp chiếu". Những đề nghị rót thêm vài ngàn tỉ để duy trì sự hoạt động của chúng đang được xem xét, bởi nếu thực hiện, chẳng khác gì tiền nuôi... người nghiện.
Khi chuẩn bị xây dựng những siêu dự án, công trình này, từ 5 năm, 10 năm, 20 năm... về trước, người ta đều luôn khẳng định bằng những lời có cánh: Là chủ trương đúng đắn, phát huy nội lực, thúc đẩy sản xuất trong nước, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu, cân bằng cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm... Và thực sự, không ít nhà lãnh đạo, nhiều bộ, ngành khi ký quyết định cho thực hiện, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nhà nước khi đề xuất, triển khai, không ít người đã thực sự tin vào điều đó.
Nhưng cho đến thời điểm này nhìn lại hàng loạt công trình có qui mô vốn đầu tư lớn từ ngân sách nhà nước , cũng có một số công trình, dự án đầu tư có hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế. Có thể thấy công trình thủy điện Hoà Bình và gần nhất là các công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu mới hoàn thành nhưng thực sự rất có hiệu quả do đóng góp rất lớn sản lượng điện cho hệ thống điện quốc gia, giá thành thấp.
Một số công trình trong ngành dầu khí cũng có thể nói đạt hiệu quả khá cao như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, sản phẩm chất lượng tốt và hàng năm đều có lợi nhuận đạt hàng ngàn tỉ đồng và thực sự cũng giúp hạn chế nhập khẩu phân bón, tiết kiệm ngoại tệ, tạo công ăn việc làm như chủ đầu tư mong muốn khi lập dự án.
Nhưng điều đó cũng không làm mờ đi thực tế là ngày càng có nhiều "siêu" dự án, công trình nhưng thua lỗ nặng nề và nguy cơ phá sản cận kề. Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Tập đoàn Hoá chất) đầu tư với số vốn 12.000 tỷ đồng nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng 2000 tỉ đồng. Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ của Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư tới 7000 tỷ đồng nhưng nay đã phải tạm ngừng hoạt động, vốn chủ sở hữu gần như mất trắng.
Một loạt các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol vừa qua được đầu tư nhằm cung cấp nhiên liệu pha trộn để sản xuất xăng sinh học (E5) vừa qua mà Dân trí phản ánh, nhiều công trình đã phá sản, hoặc vẫn còn hoạt động nhưng không khác gì "xác sống" (Zombie). Các công trình này phá sản đặt chủ trương toàn quốc sử dụng xăng E5 trước nguy cơ thất bại hoàn toàn.
Ở một loạt đại dự án này, sự thất bại, đổ vỡ đều có một số đặc điểm chung: Sử dụng công nghệ lạc hậu (phần nhiều các Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học đều dùng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc), Nhà máy đạm Ninh Bình đầu tư 700 triệu USD, cũng được chủ đầu tư thừa nhận thất bại là do sử dụng công nghệ lạc hậu, không đồng bộ từ Trung Quốc.
![]() |
Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên trong cảnh hoang tàn |
Nhưng cũng có những dự án thất bại, được nhiều chuyên gia kinh tế dự báo từ trước do chủ trương đầu tư sai lầm, do những người lãnh đạo quyết định, phê duyệt dự án không có tầm nhìn xa, chỉ thấy lợi ích trước mắt, không thấy trước xu hướng hội nhập công trình, dự án sản xuất ra những sản phẩm đó sẽ phải cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao, giá lại rẻ do thuế xuất nhập khẩu ngày càng giảm theo cam kết. Điều này có thể nhìn thấy ở hàng loạt nhà máy sản xuất đường, thép, đua nhau thua lỗ, sụp đổ trước làn sóng sản phẩm cùng loại, nhập khẩu từ nước ngoài.
Cho đến thời điểm này, ngay cả những công trình có qui mô cực lớn như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Tổ hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn, được đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng cũng đứng trước những khó khăn rất lớn do Việt Nam càng đẩy mạnh hội nhập, thuế suất nhập khẩu xăng dầu hầu hết giảm về 0-5% thì sản phẩm của các nhà máy này khó có thể cạnh tranh nổi.
Nhưng với hàng ngàn tỉ đồng, hàng chục ngàn tỉ đồng đã đầu tư cho mỗi công trình, sự kém hiệu quả, thua lỗ, phá sản sẽ gây lên nhiều hậu quả lớn: Lãng phí, thất thoát vốn ngân sách, khiến ngân sách nhà nước đã khó khăn, lại mất đi một nguồn lực to lớn lẽ ra có thể đầu tư vào những việc, những dự án phát huy hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn.
Và vô hình chung, chính việc ra quyết định đầu tư cho những siêu dự án, những đại công trình đó lại làm chậm đi quá trình phát triển của đất nước. Các dự án, công trình phá sản, kéo theo nợ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Có nhiều người đã nói rằng, việc ra quyết định sai, chủ trương đầu tư sai cho những dự án, công trình đó, gây ra hậu quả lớn hơn cả tham nhũng. Nhưng có ai biết đâu, có thể có những dự án, công trình, chính vì tham nhũng mới có quyết định, chủ trương sai? Bởi có dự án, việc quyết định mua công nghệ lạc hậu mà không lựa chọn công nghệ hiện đại, chọn nhà thầu yếu chứ không chọn nhà thầu có năng lực là có động cơ, lợi ích cá nhân, có phần trăm, hoa hồng của ai đó?
Cho nên nói, với nhiều công trình, dự án lớn có thảm cảnh như ngày hôm nay, phải xem xét, truy cứu trách nhiệm của người lập dự án, người phê duyệt, quyết định cho làm dự án không phải là không có lý. Phải hơn nữa, phải nhìn lại toàn bộ cách thức đầu tư, phê duyệt dự án có vốn đầu tư nhà nước, các dự án do các Tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đầu tư. Bởi chúng ta đã có quá nhiều thực tế, bài học cho thấy, đầu tư từ ngân sách, từ các doanh nghiệp nhà nước phần nhiều là kém hiệu quả.
Cho nên, càng thu hẹp, chuyển đổi hình thức, chuyển đổi cách thức sử dụng vốn đầu tư... đặt trong bối cảnh hội nhập, tự do cạnh tranh, thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư mới có thể bớt đi hình ảnh những công trình ngàn tỉ của nhà nước, xây dựng chưa được bao năm đã đắp chiếu, để cỏ mọc lút đầu, hoang tàn.
Theo Dân trí
Cá biệt là em Trần Cẩm T., học sinh lớp 3A. Em T. không thuộc diện học sinh hòa nhập, tuy nhiên, em không đọc được các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, không biết ghép vần viết chữ cái, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 không làm được.
![]() |
Lên lớp 3 song em Cẩm T. không biết đọc, biết viết |
Nhận được phản ánh, chúng tôi nhờ em tập đọc một số câu đơn giản trong sách giáo khoa em chật vật đánh vần từng chữ nhưng đọc hoàn toàn sai, thậm chí không phân biệt được các dấu.
Ông Phan Hồng Cảnh, Hiệu phó thừa nhận, T. không thuộc đối tượng học sinh hòa nhập, dù lớp 3 nhưng em học quá yếu, không đọc được, viết được.
Bố em T., ông Trần Văn Ngư bộc bạch: “Cháu phát triển bình thường, không có khiếm khuyết trên cơ thể, tâm lý không có biểu hiện bất thường. Song, cháu học quá kém, không biết đọc, biết viết, và không nhớ những gì mình học.
Ông Ngư nói thêm, từ năm cháu học lớp 1 ở trường Cẩm Sơn, giáo viên chủ nhiệm có gọi cho gia đình nói cháu học rất kém, có hồ sơ khuyết tật mới đủ điều kiện lên được lớp. Tuy nhiên, gia đình tôi quá bận nên chưa đưa con khám hay làm đơn khuyết tật như giáo viên yêu cầu. Và cháu vẫn lên tới lớp 3”.
Trong khi đó, học bạ của em Cẩm T. lớp 1, lớp 2 được giáo viên chủ nhiệm phê hoàn thành chương trình học, đủ điều kiện để lên lớp.
Bà Hoàng Thị Hương, giáo viên chủ nhiệm em Cẩm T. cho biết: Cháu vào học lớp 3 tuy đọc, viết khó khăn và không nhớ kiến thức cơ bản ở lớp 1 và 2.
![]() |
Trường Tiểu học Cẩm Sơn |
Tuy vậy, cô Hương khẳng định, không có việc em T. ngồi nhầm lớp.
Theo cô Hương, khi em T. kiểm tra chất lượng cuối năm lớp lớp 2 môn Toán và Tiếng Việt, em chỉ làm được mức 4 điểm song nhà trường nói T. có danh sách khuyết tật nên đủ điều kiện học ở lớp 3.
“Cuối năm lớp 2, cháu không đủ điều kiện để lên lớp 3 song nhà trường đã gọi điện cho gia đình và phụ huynh đã đồng ý qua điện thoại sẽ làm đi làm hồ sơ khuyết tật cho con họ”, bà Hương cho biết.
![]() |
Học bạ lớp 2 của em T. được giáo viên chủ nhiệm phê hoàn thành chương trình học, đủ điều kiện lên lớp 3 |
Bà Trần Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng Tiểu học Cẩm Sơn khẳng định, nhà trường luôn chăm lo chất lượng học sinh, và không hề có hiện tượng học sinh ngồi “nhầm lớp”, còn trường hợp của em Cẩm T. là trường hợp “đặc biệt”.
Bà Phượng giải thích, em T. có hộ khẩu ở ngoài Bắc, gia đình chuyển về làm ăn ở đây, học lớp 1 ngoài kia.
Năm học 2016- 2017, trường tiếp nhận T. vào học, em không hề biết đọc, phải tiếp tục học lại lớp 1. Trong quá trình theo dõi nhận thấy em học quá yếu. Tuy nhiên, gia đình đã đồng ý sẽ làm hồ sơ khuyết tật nên trường mới cho em lên lớp.
Đậu Tình
Trong khi Sở Y tế Bắc Ninh tổ chức xét nghiệm cho 19 trường học, phụ huynh đã kéo tới các trường để “truy vấn” trách nhiệm của hiệu trưởng.
" alt="Hà Tĩnh: Không biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp 3"/>Trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập mới được ban hành, Bộ GD-ĐT đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp và bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai đối với giáo viên dạy ngoại ngữ.
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên các cấp, các hạng được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể, các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định “cứng” là phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành “có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”.
Yêu cầu về trình độ tin học không còn là đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin mà là “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ” của giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp.
Điều này không có nghĩa là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học của giáo viên được xem nhẹ hoặc hạ thấp, mà đã được nghiên cứu, điều chỉnh một cách hợp lý để đảm bảo yêu cầu về các năng lực này được quy định hiệu quả và thực chất hơn.
![]() |
Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và hàng loạt chính sách mới với giáo viên. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Cùng với việc điều chỉnh quy định về trình độ ngoại ngữ trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo đưa yêu cầu về trình độ ngoại ngữ vào chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia và chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm.
Đối với giáo viên ngoại ngữ, nỗi lo về “ngoại ngữ 2” không còn làm khó giáo viên nữa, để dành thời gian và tâm huyết cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới.
Để thực hiện hiệu quả quy định này, tới đây từng nhà trường, từng tổ bộ môn cần phải rà soát các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, bố trí, phân công, giao việc, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới.
![]() |
Ngày 26/11/2020, khi tiếp xúc cử tri tại Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, việc được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Bởi trong quá trình đào tạo, các thầy cô đã được học, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực. Trước mong mỏi của cử tri về việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ 2 đối với giáo viên dạy tiếng Anh, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất sẽ xóa bỏ chứng chỉ này. |
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
" alt="Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3/2021"/>Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3/2021
Kèo vàng bóng đá Southampton vs Aston Villa, 21h00 ngày 12/4: Khó thắng cách biệt
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, nhà trường đã mời cô V.T.T lên tường trình sự việc. Theo cô T., do thấy học sinh N. mang đồ đến lớp để chơi trong giờ học Toán, cô không kiềm chế được nên đã dùng tay xoắn tai và vỗ vào lưng, đầu của em.
Cô T. sau đó đã đến nhà gặp và xin lỗi gia đình học sinh. Cô thừa nhận hành vi của mình là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo và xin chịu mọi hình thức kỷ luật của các cấp.
Ngày 12/10, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Ba Đình đã thống nhất tạm ngừng việc giảng dạy với cô giáo T. để thực hiện kiểm điểm và chuyển cô sang làm công tác khác tại trường cho đến khi có thông báo mới.
Từ đầu tuần (ngày 14/10), nhà trường đã cho học sinh N. chuyển lớp theo nguyện vọng của gia đình. Hiện Trường Tiểu học Ba Đình xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để xử lý các bước tiếp theo đối với cô giáo T.
Cô giáo ở Thanh Hóa véo tai, 'vỗ' lưng học sinh lớp 1 đến thâm tím
Dự án Jamona City, nay đã đổi tên thành Luxury Home, nằm trên đường Đào Trí, Quận 7, TP.HCM do Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) làm chủ đầu tư. Hiện nay nhiều người mua nhà ở xã hội tại dự án này đang rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi không vay được gói 30.000 tỷ đồng mà phương thức trả chậm của chủ đầu tư lại không hợp lý.
Trao đổi với PV Infonet, anh Bùi Hoàng T. (người mua căn hộ tầng 8, tháp M1 dự án Jamona City) cho biết, để thuộc diện người mua nhà ở xã hội tại dự án nói trên, hơn 1 năm nay anh đã chạy vạy lo nhiều thủ tục như chứng minh thu nhập, xác nhận độc thân, chưa có nhà…
“Lúc tìm hiểu về dự án, nhân viên bán hàng hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho tôi vay gói 30.000 tỷ. Tin tưởng vào lời hứa này và xét thu nhập của hai vợ chồng, tôi quyết định mua căn hộ tại dự án này với giá khoảng 1 tỷ đồng. Nhưng sau khi ký hợp đồng đặt cọc và đóng 150 triệu đồng thì mới “ngã ngửa” khi biết trường hợp của mình không vay được”, anh T. nói.
![]() |
Dự án Jamona City do Sacomreal làm chủ đầu tư. |
Theo anh T, nếu muốn tiếp tục mua căn hộ dự án Jamona City anh có hai phương án lựa chọn hoặc vay thương mại hoặc thanh toán theo tiến độ 4%/2 tháng (tức khoảng 20 triệu đồng/tháng) như phương thức chủ đầu tư đưa ra. Anh T. cho rằng cả hai cách này vợ chồng anh đều không kham nổi, bởi nếu vay thương mại thì không trả nổi lãi suất theo thị trường, còn đóng tiền theo tiến độ như nói trên thì quá áp lực.
Trước tình thế này, anh T. đã đề nghị Sacomreal cho được thanh toán giảm xuống mức 1% (khoảng 10 triệu đồng)/tháng, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức từ chủ đầu tư.
Chung cảnh ngộ như anh T. là trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Th. (người mua căn hộ tầng 12A, tháp M1 dự án Jamona City). Vợ anh Th. cho hay, sau khi biết thông tin dừng ký hợp đồng vay mới gói 30.000 tỷ, chị lên trụ sở Sacomreal để hoàn tất hồ sơ thì thấy cả trăm khách hàng chầu chực để ký hợp đồng. Nhiều người mua căn hộ tháp M1 như chị vẫn chưa chắc được vay.
Nhân viên sale hối thúc ký hợp đồng mua bán nhưng vợ anh Th. sợ rủi ro vì thời điểm đó theo chị được biết dự án vẫn chưa được nghiệm thu phần móng. Khi biết nằm ngoài diện vay gói ưu đãi, vợ chồng anh Th. lại nhận được thông báo về cách thức thanh toán chủ đầu tư đưa ra, với mức đóng 20 triệu đồng/tháng.
“Với thu nhập của hai vợ chồng, mức đóng này khá cao. Nếu không được chủ đầu tư hỗ trợ về thanh toán, vợ chồng tôi đành phải lấy lại tiền và tìm dự án khác. Tiếc nhất đó là đã bỏ thời gian theo đuổi hồ sơ thủ tục, giấc mơ có được căn hộ giá rẻ cũng đành dang dở”, anh Th. chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV, tại dự án Jamona City còn nhiều khách hàng khác không tiếp cận được gói vay ưu đãi dù đã ký hợp đồng mua bán, thậm chí đóng 15% giá trị căn hộ. Những trường hợp này, người mua nhà như đang rơi vào thế “việt vị”, bởi thanh lý thì khó vì có điều khoản ràng buộc, mà tiếp tục mua cũng không dễ vì phá vỡ kế hoạch tài chính.
Một nhà đầu tư địa ốc có kinh nghiệm cho rằng, để bán được hàng các nhân viên sale thường hứa miệng với người mua sẽ hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ, điều này lại không thể hiện trong hợp đồng. Gói 30.000 tỷ như là mồi nhử và khi xảy ra chuyện thì khách hàng bị bỏ rơi. Nhiều chủ đầu tư còn ràng buộc điều khoản phạt khi khách hàng không tiếp tục đóng tiền theo tiến độ. Về phần người mua, với tâm lý muốn có nhà nên họ đành chấp nhận.
Trao đổi với PV Infonet, một lãnh đạo của Sacomreal cho biết, công ty chưa có chính sách chung hỗ trợ cho khách hàng không vay được gói 30.000 tỷ và cũng tùy từng trường hợp cụ thể. Về phương thức thanh toán 1%/tháng mà khách hàng đề xuất sẽ khó áp dụng vì công ty không đủ nguồn tiền, bởi dòng vốn phải đi cùng với tiến độ xây dựng. Với trường hợp khách hàng chưa vay được, công ty vẫn đang chờ Nhà nước có chính sách hỗ trợ mới và chắc chắn đây là chính sách hỗ trợ lâu dài.
TheoInfonet
1 tỷ đồng băn khoăn mua căn hộ hay nhà thổ cư" alt="Người mua căn hộ Jamona City 'chết kẹt' vì trót tin lời hứa"/>Với chiếc váy cưới màu trắng được đính kết cầu kỳ, NTK Hoàng Hải đã sử dụng hàng nghìn viên đá để tạo nên sự lấp lánh của bộ trang phục. Diệp Bảo Ngọc xuất hiện với vai trò mở màn cho phần 2 của show diễn trong những tràng vỗ tay cổ vũ của khán giả.
![]() | ![]() |
Nữ diễn viên cho biết dù không phải là một người mẫu chuyên nghiệp nhưng cô rất vui khi nhận lời trình diễn vì ngưỡng mộ và quý mến tài năng NTK Hoàng Hải. “Bản thân mình là diễn viên đứng trước hàng trăm người trên trường quay thì bình thường, nhưng khi đi trên sàn catwalk mình lo lắng nên cố gắng tập luyện rất kỹ lưỡng. Cái gì không phải sở trường buộc lòng mình phải cố gắng nhiều hơn”, cô nói.
![]() | ![]() |
Những thiết kế của Hoàng Hải trong BST “Em tôi” đều được làm thủ công bằng tay rất công phu.
![]() | ![]() |
NTK cho biết, để hoàn thiện 1 chiếc váy mất từ 200-250 giờ để đảm bảo độ tỉ mỉ và tinh tế cho “những đứa con tinh thần” của mình.
![]() | ![]() |
Đây là một trong những BST được NTK Hoàng Hải ấp ủ và lên ý tưởng dài nhất với tổng thời gian là 6 tháng.
Ảnh: Kiếng Cận