Tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1, bé vẫn trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, tổn thương đa cơ quan, tổn thương não, tiếp tục được hồi sức và lọc máu, thở máy, tiên lượng nặng. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi.
Vụ ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai khiến gần 600 trường hợp phải nhập viện. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm như patê, thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua lấy tại cơ sở bánh mì khi vụ ngộ độc xảy ra, phát hiện vi khuẩn Salmonella.
Do đó, Sở Y tế Đồng Nai kết luận, nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Trao đổi với VietNamNetchiều 5/6, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết, nếu trẻ ăn phải xúc xích bẩn, với nhiều chất bảo quản (như formol), sẽ đối diện một số nguy cơ như nhiễm độc gan, thận, khiến các bộ phận này quá tải. Một số chất bảo quản khác có thể khiến trẻ dậy thì sớm; thậm chí sau này gây ung thư.
Ngoài ra, chất bảo quản trong xúc xích bẩn, thực phẩm bẩn có thể gây phản ứng dị ứng. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể nổi mẩn, nếu nặng hơn, bệnh nhi sẽ bùng phát cơn hen, thậm chí gây ra sốc phản vệ. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp hiếm gặp có thể bị ảnh hưởng sự phát triển của xương, cơ.
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội, thông tin, ngay chiều 4/6, lực lượng quản lý thị trường đã bắt được hơn 1 tấn thực phẩm “bẩn” tại quận Tây Hồ. Hiện, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngày càng lớn nhưng số lượng người làm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm lại rất mỏng.
Do đó, theo ông Kiên, nếu chỉ làm theo kiểu “nay đến cửa hàng nọ, mai đến cửa hàng kia” thì chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa” không thể xử lý hết được. Vì thế, vị lãnh đạo bày tỏ mong muốn người dân, chính quyền địa phương cùng vào cuộc với cơ quan chức năng.
"Nếu người dân thấy quán hàng bán xúc xích nướng, gà rán… không bảo đảm an toàn thực phẩm trước cổng trường hãy chụp ảnh rồi đề nghị lực lượng chức năng các quận, huyện vào cuộc giải quyết dứt điểm. Hay khi người dân phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm an toàn thực phẩm hãy gửi thông tin cho chúng tôi”, ông Kiên nói.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho hay, nguồn thực phẩm ở chợ cung cấp 60% nhu cầu của người dân; 40% còn lại từ các nguồn khác (siêu thị, trung tâm thương mại...). Thế nhưng, việc kiểm soát chất lượng rau, thịt bày bán ở các chợ cóc, chợ tạm còn hạn chế. Thực tế trong hơn 500 chợ trên địa bàn TP, chỉ có 22 trạm xét nghiệm nhanh chất lượng thực phẩm. "Tỷ lệ này rất thấp", bà Lan nói.
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh các hoạt động vi phạm an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân do đó cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho rằng, để công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đạt được kết quả như mong muốn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, quan trọng nhất là phải thay đổi nhận thức, ý thức từ cán bộ đến người dân; thay đổi thói quen và tư duy tiêu dùng.
Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm TP.Hà Nội đưa ra 3 giải pháp gồm tổ chức chiến dịch truyền thông sâu rộng đến các nhóm đối tượng; tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong trường học; bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống.
Minh An
Cũng trong tháng vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương để đưa vào triển khai 2 nhóm dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi”, “Đăng ký khai tử - Xóa hộ khẩu thường trú – Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng”.
Việc triển khai 2 nhóm dịch vụ công liên thông nêu trên đã giúp cắt giảm hồ sơ, giấy tờ, thời gian thực hiện cũng như chi phí đi lại của người dân. Cụ thể, thời gian thực hiện đã giảm từ 21 ngày xuống còn 4 ngày làm việc với nhóm dịch vụ về khai sinh và từ 25 ngày xuống còn 10 ngày với nhóm dịch vụ liên quan đến khai tử.
Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, tính đến 20/10, phần mềm dịch vụ công liên thông đã tiếp nhận và xử lý thành công 240.720 hồ sơ liên thông khai sinh và 20.023 hồ sơ liên thông về khai tử. Trong đó, một số địa phương có lượng hồ sơ phát sinh lớn là Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Bình Định, Hải Dương...
Văn phòng Chính phủ cũng xác định một nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 11/2023 là phối hợp với các bộ, ngành rà soát, giải quyết, khắc phục các tồn tại, vướng mắc và hướng dẫn các địa phương giải pháp để thực hiện hiệu quả 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi”, “Đăng ký khai tử - Xóa hộ khẩu thường trú – Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng”.
Cùng với đó, tập trung đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu, đồng thời rà soát đánh giá, tái cấu trúc toàn bộ các dịch vụ công đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đặc biệt là thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn.
Trong văn bản mới gửi Bộ TT&TT về tình hình chuyển đổi số tháng 10, Văn phòng Chính phủ cũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, chuẩn hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở tăng cường ứng dụng CNTT, liên thông thủ tục và tái sử dụng dữ liệu; thực hiện nâng cấp, hoàn thiện, kết nối, chia sẻ giữa cá hệ thống thông tin, phần mềm chuyên ngành phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn của Đề án 06 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cổng Dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động chính thức từ ngày 9/12/2019. Đây là đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, góp phần công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp, phù hợp với từng đối tượng.
Từ 8 nhóm dịch vụ công được cung cấp ở thời điểm cuối năm 2019, tính đến hết tháng 9/2023 Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn đã tích hợp, cung cấp 4.543 dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.
Thế Vinh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Cổng Dịch vụ công quốc gia đã kết nối, tích hợp với 150 hệ thống