![]() |
Ở cái tuổi non nớt, Bảo Nhi đã phải chịu đựng những đau đớn tột cùng. |
Bảo Nhi được phát hiện bệnh u nguyên bào thần kinh vào cuối tháng 5 năm 2020, tại Bệnh viện TW Huế. Trước đó, 2 khớp gối của con sưng và đau, được đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình nhưng không ra bệnh. Vợ chồng chị Bình đưa con vào Bệnh viện Trung Ương Huế, nghĩ đi khám và mua thuốc uống sẽ khỏi. Chẳng ngờ, con mắc phải căn bệnh quái ác.
Phát hiện muộn, tế bào ung thư đã di căn vào xương, tủy, vợ chồng chị Bình sụp đổ. Họ tự trách bản thân vì đã để con gái phải chịu đau suốt thời gian qua.
“Trong quá trình khám và điều trị, con bé phải chọc tủy để làm xét nghiệm nhiều lần. Chứng kiến con co quắp lại vì đau, tim tôi như ngừng đập, nhưng tôi lại càng sợ mất con”, chị Bình nghẹn ngào.
Bảo Nhi được nhập viện Khoa Nhi Ung bướu - Huyết học - Ghép tủy để hóa trị. Do con không đáp ứng thuốc hóa chất thông thường nên gia đình phải mua thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Từng giọt thuốc chảy vào cơ thể mong manh, nóng đến lở loét miệng, con ăn uống kém, hễ ăn vào lại nôn ra.
Sau 12 toa hóa trị, may mắn cơ thể con đáp ứng thuốc, khối u teo nhỏ lại. Nhưng do khối u nằm ở vị trí nguy hiểm nên không thể phẫu thuật cắt bỏ, các bác sĩ đã quyết định cho con xạ trị 24 tia, sau đó tiếp tục hóa trị đến hiện tại.
Từ ngày bị bệnh, đôi chân của Bảo Nhi đã bị liệt, không đi lại được nữa. Con chỉ có thể phụ thuộc vào mẹ hoặc ngồi xe lăn, thỉnh thoảng cơ thể bớt mệt mỏi thì con tự bò lết để chơi với bạn cùng phòng bệnh.
“Nhiều khi con nhìn theo các bé khác đang nô đùa, chạy nhảy, khuôn mặt con buồn rười rượi, khao khát lắm. Lúc ấy, tôi lại phải tìm cách làm con phân tâm để với đi nỗi tủi thân của con”, người mẹ xót xa.
![]() |
"Bệnh tật, đau đớn khiến con đổi tính hoàn toàn, thương lắm cô ơi", chị Bình chia sẻ. |
Bác sĩ từng nói với chị hóa trị hay xạ trị chưa phải phương án tối ưu nhất, khuyên gia đình ghép tủy cho con, nhưng sau khi đắn đo, vợ chồng chị đã phải từ chối. Họ chẳng thể xoay sở được khoản tiền 300-400 triệu đồng để tiến hành ca ghép.
Lúc mới phát bệnh, bảo hiểm y tế của Bảo Nhi chỉ được hưởng 80%, sau thời gian dài điều trị, chi phí vô cùng tốn kém, chưa kể tiền mua thuốc ngoài danh mục và tiền ăn uống, đi lại. Chị nhẩm tính, mỗi tháng hết hơn 10 triệu đồng, riêng tiền xạ trị đã hơn 30 triệu đồng. Số tiền vượt quá xa thu nhập của anh Hồ Thanh Minh.
Trước đây, chị Bình làm mướn cho công ty tư nhân, lương khoảng 4 triệu đồng. Anh Minh làm nghề sửa chữa điện tử tại nhà, công việc bấp bênh. Trúng mùa dịch bệnh, anh chẳng có nổi một đồng thu nhập.
Những ngày ở bệnh viện, nhìn con gái kiệt quệ cả sức lực và tinh thần, chị Bình đau buốt tâm can. Hai bên nội ngoại đều đã già yếu, cũng chẳng dư dả gì, có bao nhiêu cũng đã dành dụm hết để chữa bệnh cho cháu gái. Nên giờ đây, chị chẳng con biết cậy nhờ vào ai.
“Nhìn con gái bò lê bò lết rồi lại nhớ con lúc khỏe mạnh, nước mắt tôi cứ trào ra. Làm cha mẹ ai chẳng muốn điều tốt nhất cho con, nhưng chúng tôi biết đào đâu số tiền mấy trăm triệu để ghép tủy cho con bây giờ”, chị Bình òa khóc nức nở.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Hiện tại, dẫn đầu bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á vẫn là tuyển Việt Nam với 11 điểm, trong khi vẫn còn 3 trận chưa đá. Đây là lợi thế lớn dành cho HLV Park Hang Seo và các học trò.
![]() |
Thái Lan gặp khó sau khi để Indonesia (áo đỏ) cầm hòa 2-2 |
Cả ba đội UAE, Thái Lan và Malaysia đều có 9 điểm nhưng đội bóng Tây Á vươn lên nhì bảng nhờ có chỉ số phụ tốt hơn Thái Lan và Malaysia. Thầy trò HLV Akira Nishino xếp thứ 3 còn Malaysia tụt xuống thứ 4.
Thái Lan và Malaysia tự đẩy mình vào thế khó khi không thể tự quyết ngôi nhất bảng, bởi họ đều chỉ còn 2 trận đấu nữa và tối đa hai đội bóng này đều chỉ có thể giành được 15 điểm.
Thái Lan hoặc Malaysia chỉ có thể chiếm ngôi nhất bảng G trong trường hợp Việt Nam có được không quá 3 điểm trong 3 trận còn lại và UAE giành được không quá 5 điểm trong 3 trận còn lại. Đây đều là những kịch bản quá khó xảy ra. Do đó, cả Thái Lan và Malaysia giờ chỉ còn trông chờ vào suất nhì bảng.
![]() |
Malaysia (áo vàng) thảm bại trước UAE |
Dù vậy, ngay cả ngôi nhì bảng G, cả Thái Lan và Malaysia cũng không còn nhiều cơ hội vì họ đều chỉ bằng điểm UAE trong khi đều đã chơi nhiều hơn đội bóng Tây Á 1 trận, chưa kể kém UAE về chỉ số phụ.
Không những vậy, nếu Malaysia xếp nhì bảng chung cuộc thì họ mất 6 điểm không được tính khi đá với Indonesia (dự kiến bét bảng). Trong khi Thái Lan nhì bảng G thì họ mất 4 điểm không được tính khi đá với đội bóng xứ vạn đảo.
Thầy trò HLV Park Hang Seo quyết cạnh tranh ngôi đầu bảng G với UAE |
Do đó, Thái Lan hoặc Malaysia nếu có xếp nhì bảng G cũng coi như không còn hi vọng cạnh tranh với các đội nhì bảng khác do điểm số và chỉ số phụ của họ đều không tốt.
Chính vì thế, ngôi nhất bảng G giờ chỉ còn là cuộc cạnh tranh giữa Việt Nam và UAE. Nếu Việt Nam giành được ít nhất 7 điểm trong 3 trận còn lại, thầy trò HLV Park Hang Seo chắc chắn nhất bảng G và vào vòng loại cuối cùng. Nếu UAE thắng 3 trận còn lại, họ chắc chắn nhất bảng và có vé đi tiếp.
Trường hợp tuyển Việt Nam hoặc UAE chỉ có được ngôi nhì bảng thì kết quả với đội cuối bảng cũng không được tính. Khi đó thì cơ hội lọt vào top 4 đội nhì bảng có thành tốt nhất cũng trở nên mong manh.
![]() |
Xếp hạng các đội nhì bảng |
Video Thái Lan 2-2 Malaysia:
Nghĩa Hưng
Hai lần vượt lên dẫn trước nhưng hai lần Thái Lan để Indonesia gỡ hòa ở lượt trận thứ 6 vòng loại World Cup 2022 - KV châu Á. Kết quả này mang đến lợi thế cho Việt Nam trong cuộc đua giành vé đi tiếp tại bảng G.
" alt=""/>Thái Lan và Malaysia tự bắn chân mình, cờ đến tay tuyển Việt Nam