当前位置:首页 > Thể thao > Những chiếc Ferrari giá 'khủng' nhất thế giới 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Aston Villa, 01h45 ngày 3/4
Cái kết bất ngờ cho cặp đôi say sưa diễn 'cảnh nóng' ở Bờ Hồ
'Chân dài' bật khóc phát hiện sự thật về khách làng chơi
Cô gái đeo đầy vàng và hành vi xấu hổ ở nhà vệ sinh bến xe
![]() |
Cô gái Yu Yuan và bạn trai đã thực hiện cuộc sống không rác thải. |
Cô gái Yu Yuan (27 tuổi - sinh ra ở ngoại ô TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc). Hiện cô sống ở Bắc Kinh với bạn trai người Anh tên Joe.
Yu Yuan đã cùng bạn trai ngoại quốc của mình thực hiện lối sống không rác thải.
Theo đó, họ đã cố gắng giảm thiểu lượng rác thải, số rác trong 3 tháng của họ ít đến mức chỉ cần 2 chiếc lọ thủy tinh để đựng.
![]() |
Cặp đôi Yu Yuan - Joe. |
Được biết, cô đến Bắc Kinh từ năm 17 tuổi và bắt đầu cuộc sống tự lập trong căn hộ có diện tích 15m2.
Nguyên nhân khiến Yu Yuan thay đổi lối sống bắt nguồn từ 2 năm trước. Khi đó, cô tình cờ xem một đoạn video trên mạng về một gia đình người Mỹ có tên Bea Johnson.
![]() |
Gia đình người Mỹ đã thay đổi cuộc sống của Yu Yuan. |
Gia đình này mỗi năm chỉ thải ra 1 thùng rác nhỏ. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của cô gái trẻ.
Cô nói: "Tôi nhìn lại bản thân và nhận ra bao năm qua mình đã lãng phí nhiều đến thế. Mua sắm không suy nghĩ".
Sau đó, vào dịp Tết năm 2016, cô về thăm gia đình. Khi trở lại Bắc Kinh, chủ nhà nơi cô thuê trọ bất ngờ thông báo đã bán nhà và yêu cầu Yu Yuan phải nhanh chóng dọn đi trong vòng 2 tuần.
Quá trình thu xếp đồ đạc, cô thấy dưới gầm giường, tủ, góc nhà... đang để những món đồ cô ít sử dụng hoặc không sử dụng đến nữa. Trong đó có nhiều bộ quần áo cô mua nhưng chưa mặc bao giờ.
"Tôi đã quyết định thay đổi cuộc sống của mình. Khi dọn đến nơi ở mới, rộng khoảng 60 m2, tôi chỉ mang theo những đồ vật cần thiết, bằng khoảng 1/10 đồ dùng ở căn hộ cũ", Yu Yuan nhớ lại.
![]() |
3 tháng cặp đôi chỉ thải lượng rác đựng vừa 2 chiếc lọ thủy tinh. |
Tháng 6/2017, cô quyết định nghỉ việc tại một công ty nước ngoài lương cao và bắt đầu thực hành cuộc sống tiết kiệm, không lãng phí, không rác thải.
"Tôi không mua quần áo, nước khoáng. Đặc biệt không sử dụng túi nhựa hay mua hàng qua mạng.
Ban đầu, tôi rất bức bối, khó quen với việc tái sử dụng mọi thứ. Dần dần, tôi nhận ra đó chỉ là một rào cản tâm lý nhỏ.
"Không rác thải" không có nghĩa là sống không tạo ra tí rác nào, mà là tránh việc dùng các bao, gói không cần thiết", cô gái 9x chia sẻ.
![]() |
Cô gái 9x khá thoải mái với cuộc sống "không lãng phí" của mình. |
Mọi đồ đạc trong nhà Yu Yuan đều là đồ cũ, đã qua sử dụng. "Chiếc ghế tựa màu đỏ được tôi lấy từ bãi rác.
Nó còn sạch và chắc chắn, không có dấu hiệu hư hại nào ngoài vết dầu nhỏ trên tấm vải. Lúc nhìn thấy chiếc ghế tôi đã quyết định đưa về nhà", Yu Yuan tâm sự.
Ngoài ra, cô còn sử dụng đôi giày da cô mua ở quê của bạn trai với giá 4 đô la. Trong nhà bếp, cô tái sử dụng nhiều chai, lọ để đựng gia vị và đồ nấu nướng.
![]() |
Yu Yuan dùng túi vải đi chợ thay cho túi nilon. |
Tháng 8 năm ngoái, cặp đôi đã đặt ra mục tiêu thử kiểm tra xem: Lượng rác 2 người thải ra trong 3 tháng là bao nhiêu để cuộc sống vẫn thoải mái?
Kết quả là trong thời gian đó họ chỉ thải ra lượng rác bằng 2 cái lọ nhỏ. Chúng bao gồm các mác trên chai thủy tinh, logo quần áo, tăm bông ngoáy tai, vỏ thuốc...
"Nhiều người nghĩ rằng điều đó là không thể. Thế nhưng thực tế, tôi nghĩ mình vẫn có thể giảm nhiều hơn nữa. Để làm được điều đó, chúng tôi đã quán triệt quy tắc sau:
- Không mua thức ăn hoặc các đồ có bao gói. Không sử dụng những sản phẩm chỉ dùng một lần (bát đũa, cốc chén, khẩu trang dùng một lần... ).
- Với thức ăn thừa, chúng tôi dùng một phương pháp ủ để biến thành phân bón tốt.
- Khi ra ngoài, cô mang theo cốc, dao không rỉ, bộ đồ ăn riêng và túi vải nhiều cỡ để đựng đồ. Mỗi lần đi siêu thị, cô dùng các túi vải để đựng đồ thay cho túi nilon.
![]() |
Y Yuan tự làm xà phòng. |
Các vật dụng chăm sóc cá nhân như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa tắm... cặp đôi đều tự làm lấy. Ngay cả băng vệ sinh Yu Yuan cũng không mua, mà dùng cốc nguyệt san có thể tái dùng trong 12 năm.
![]() |
Yu Yuan tự ủ phân bón trồng cây từ các thức ăn thừa. |
Yu Yuan cho biết thêm: "Cách làm phân bón không hề khó. Tôi tận dụng các thực phẩm thừa, ủ trong thùng sau đó trộn lẫn với đất và lá khô.
Hỗn hợp đó sẽ bị phân hủy thành đất màu mỡ sau khoảng 2 tháng. Phân bón này chúng tôi chia sẻ với hàng xóm của mình, để họ trồng hoa và cây cảnh".
Nhờ lối sống tiết kiệm mà Yu Yuan và bạn trai đã có cuộc sống thoải mái, chi phí sinh hoạt giảm đáng kể mặc dù thu nhập của họ không ổn định.
Tháng 1/2018, cô cùng Joe mở một cửa hàng nhỏ, nơi tất cả sản phẩm bán ra đều không có bao bì bằng nilon.
![]() |
Cặp đôi mở cửa hàng nhỏ bán đồ tái chế và các sản phẩm thân thiện với môi trường. |
"Chúng tôi bán 1 số sản phẩm thủ công, xà phòng hand-made, đồ tái chế như túi xách, ba lô làm từ túi đựng gạo đã qua sửu dụng, vỏ gối, quần áo cũ làm bằng vải cũ... Tôi sử dụng hộp bìa và loại băng dính có thể tự phân hủy để đóng gói cho khách", cô gái Trung Quốc kể.
Hành động của cặp đôi đã tác động tích cực đến mọi người. Bạn bè, người thân của họ lên tiếng ủng hộ và bắt đầu thực hiện lối sống thân thiện với môi trường, giảm các loại bao bì từ nhựa.
"Sức mạnh của một người là rất nhỏ, nhưng nếu bạn thực sự làm, nó sẽ tác động đến nhiều người xung quanh. Lợi ích của việc này sẽ đi xa hơn nữa", cô nói.
Trải qua 100 năm, chiếc áo thun trắng trở thành biểu tượng thời trang của thế giới.
" alt="Cuộc sống không rác thải của cặp đôi trẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ"/>Cuộc sống không rác thải của cặp đôi trẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ
Sự thay đổi ít người biết
Việc thay đổi nhân sự cấp cao lẽ ra là rất bình thường với một công ty nước ngoài nhưng năm 2012 tại Coca-Cola Việt Nam là một bước ngoặt.
Năm 2012 có thể coi là thời điểm khó khăn nhất của Coca-Cola tại Việt Nam. Một sự thay đổi “nhỏ” đã diễn ra, Coca-Cola Việt Nam thay đổi Tổng giám đốc. Việc thay đổi nhân sự cấp cao này lẽ ra là rất bình thường với một công ty nước ngoài nhưng thời điểm đó tại Coca-Cola Việt Nam là một bước ngoặt.
Thực chất, công ty này không chỉ thay đổi CEO mà còn thay đổi cả chủ sở hữu. Trước đó, công ty mang tên Coca-Cola có chủ sở hữu tại Việt Nam là một tập đoàn của Nam Phi. Trên khắp thế giới, Tập đoàn Coca-Cola (Mỹ) không trực tiếp kinh doanh ở nhiều quốc gia mà chủ yếu bán “nước cốt” (nguyên vật liệu đầu vào) cho các đối tác đóng chai.
Riêng tại Việt Nam, do đối tác đóng chai làm ăn không hiệu quả nên Tập đoàn của Mỹ đã mua lại cổ phần để tái cấu trúc và trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, đây là những chi tiết mà công ty tại Việt Nam không hề công bố.
![]() |
Hệ thống xử lý nước thải tiên tiến với công nghệ xử lý màng sinh học (MBR) cho chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn A. |
Cùng với việc thay chủ sở hữu và CEO, hoạt động của Coca-Cola Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt. Đầu tiên là việc nhà ăn và toilet ở các nhà máy của công ty này được xây dựng lại với tiêu chuẩn quốc tế. Khẩu phần bữa ăn trưa của công nhân cũng được tăng lên, còn chất lượng được kiểm soát đúng theo chuẩn của Mỹ.
Đội ngũ bán hàng của Coca-Cola được giải phóng khỏi việc ghi chép và đống giấy tờ lộn xộn mà thay bằng một chiếc iPad kết nối 3G, với tất cả các chỉ thị, dữ liệu, báo cáo đều online. Hàng chục nghìn chiếc tủ lạnh trị giá nhiều triệu USD cũng được công ty này đầu tư mới để đặt tại các điểm bán lẻ trên khắp đất nước.
Và một thay đổi quan trọng khác là công ty này chi hàng triệu USD để cử hàng trăm nhân viên Việt Nam ra nước ngoài đào tạo các khóa học về quản lý của tập đoàn. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, Coca-Cola Việt Nam có hàng nghìn nhân viên nhưng chỉ còn 2 người nước ngoài là CEO và Giám đốc tài chính.
Sau 3 năm kể từ khi Vamsi Mohan tới Việt Nam, Coca-Cola xoá hết khoản lỗ luỹ kế 3.768 tỷ đồng. Và trong 5 năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng rất nhanh chóng. Kể từ khi có lãi vào năm 2015, Coca-Cola Việt Nam đã có mặt trong bảng xếp hạng 100 Doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất, và là 1 trong 4 công ty Phát triển bền vững nhất tại Việt Nam do VCCI bình chọn.
![]() |
Đầu tư phát triển nguồn lực là một trong những mục tiêu phát triển dài hạn của Coca-Cola Việt Nam |
Mới đây, Coca-Cola đã đứng vị trí đầu bảng trong danh sách 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2017 từ chương trình khảo sát thường niên do CareerBuilder Việt Nam tổ chức.
“Global brand, local stand” và câu chuyện phát triển bền vững
Chia sẻ về môi trường làm việc tại Coca-Cola Việt Nam, bà Lê Từ Cẩm Ly - Giám đốc Đối ngoại và pháp lý khu vực Đông Dương nhấn mạnh: “Chúng tôi là một công ty Việt Nam, chỉ có thương hiệu và chất lượng sản phẩm của Mỹ thôi”, đồng thời tổng kết “Global brand, local stand”.
Tại công ty này, yếu tố văn hoá Mỹ chiếm ưu thế và có những ảnh hưởng khác biệt. Ở khối văn phòng, tất cả đều làm việc trong không gian mở, không ai có phòng riêng, trừ CEO. Thêm nữa, ở đây không có hệ thống thứ bậc theo thâm niên mà mọi người đều được đánh giá căn cứ vào kết quả công việc và “chiến công” được tạo ra.
Trong giai đoạn phát triển mới, việc cải thiện môi trường làm việc tại Coca-Cola Việt Nam không chỉ hướng vào những nhân tố nội bộ mà còn là việc hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Thành công trong việc áp dụng công nghệ số để phục vụ khách hàng (đặc biệt trong công tác bán hàng), công ty này đã tổ chức các chương trình đào tạo, hỗ trợ các DNVVN, phụ nữ… về số hoá trong kinh doanh với triết lý “không để ai bỏ lại phía sau trong thời đại 4.0”.
Chia sẻ về chiến lược đầu tư phát triển bền vững tại Việt Nam, ông Sanket Ray, Tổng Giám đốc Coca-Cola Việt Nam nhấn mạnh: “Bằng cách phát triển bền vững, không ngừng nỗ lực đóng góp vào những ưu tiên của Chính phủ, Coca-Cola không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho thành công của mình mà còn đem đến những giá trị thiết thực và cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, cho đất nước Việt Nam”.
![]() |
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và TS. Vũ Tiến Lộc trao chứng nhận doanh nghiệp bền vững cho đại diện Coca-Cola Việt Nam |
Theo đó, trong chiến lược phát triển bền vững của mình, Coca-Cola Việt Nam còn tập trung vào 4 mục tiêu trọng điểm về nước sạch, phụ nữ, nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng, quản lý rác thải nhựa và tái chế. Công ty này đã cùng các đối tác phát động sáng kiến “Zero Waste to Nature” (Tạm dịch: Không xả thải ra thiên nhiên) hướng đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa và xây dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững…
Về quản lý nguồn nước và bảo tồn hệ sinh thái, Coca-Cola đã hợp tác cùng WWF trong dự án khu bảo tồm Tràm Chim, các dự án hợp tác với CEFACOM,… Trong đó, sáng kiến EKOCENTER đã cung cấp hơn 3 triệu lít nước sạch cho người dân tại 9 tỉnh/thành trên toàn quốc.
![]() |
Người dân Hạ Long hồ hởi đón nước sạch từ EKOCENTER |
“Việc chung tay cùng thực hiện các dự án cho cộng đồng như trung tâm EKOCENTER tại các tỉnh thành trên toàn quốc cũng là một giá trị khác biệt, giúp cho các Coker cảm thấy tự hào hơn về công việc của mình tại đây”, bà Lê Từ Cẩm Ly chia sẻ.
Vũ Minh
" alt="Sự thay đổi ngoạn mục của Coca"/>Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) quê gốc ở Sơn Tây (Hà Nội) là một trong những thương gia lừng lẫy của Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Cụ có 3 người vợ chính thức và 12 người con. Sau khi người vợ Nguyễn Thị Nhiêu qua đời, cụ tái hôn với giai nhân xứ kinh bắc - Nguyễn Thị Ngọc Mùi (1918 - 1997).
Năm 1939, vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà khởi công xây dựng căn biệt thự ở đường Lạch Tray (Ngô Quyền, Hải Phòng) với diện tích 2.000 m2 gồm cả bể bơi, vườn hoa, sân tennis.... Thời kỳ đó, đây được coi là biểu tượng ở thành phố Hải Phòng.
![]() |
Một góc biệt thự Nguyễn Sơn Hà tại Hải Phòng. |
Tại đây vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và 12 người con đã có những năm tháng đầy ắp kỷ niệm.
Họa sĩ Nguyễn Thị Sơn Trúc (SN 1944), con gái doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, chia sẻ: “Mẹ tôi là người đảm đang, bà luôn biết cách sắp xếp, quán xuyến việc nhà một cách khoa học.
Bố tôi bận rộn, quanh năm đam mê với công việc nghiên cứu, chế tạo sơn và kinh doanh. Việc dạy dỗ con và sắp xếp công việc trong gia đình phần lớn do mẹ tôi đảm nhiệm”.
![]() |
Con trai cả Nguyễn Sơn Lâm của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và người vợ Nguyễn Thị Nhiêu (mặc quần soóc, đứng thứ 2 bên tay phải). |
Bà Trúc cũng cho hay, mình đã có tuổi thơ hạnh phúc bên cha mẹ và các anh, chị, em nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất với bà là những ngày Tết.
Ngược dòng thời gian, nữ họa sĩ bồi hồi nhớ lại tháng ngày cũ. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, ai nấy trong gia đình bà đều trở nên tất bật hơn.
“Mẹ tôi nói quanh năm suốt tháng bộn bề với công việc, Tết là khoảng thời gian để mọi người xích lại gần nhau. Vì thế với tôi, ký ức về Tết bao giờ cũng thiêng liêng, xúc động.
Tôi vẫn nghe các chị lớn kể, mặc dù nhà có người giúp việc nhưng trước Tết mẹ tôi phân công cho các con dọn dẹp nhà cửa, lau chùi các vật dụng. Không khí trong gia đình rất nhộn nhịp, ngập tràn tiếng cười.
Bố mẹ tôi thường dạy, mình may mắn có cuộc sống đủ đầy hơn người khác nhưng không phải ỉ vào đó mà lười nhác. Vì vậy bà luôn phân công việc từ lớn đến nhỏ cho tất cả các con trong nhà để dạy các con con bài học về tình yêu với lao động”, bà Trúc cho hay.
Cận Tết, cụ Ngọc Mùi xuống làng hoa Hạ Lũng (Đằng Hải, Hải An, Hải Phòng) chọn cây cảnh và hoa chưng ngày Tết.
Khắp sân nhà được cụ điểm tô bằng các chậu hoa cúc, đan xen vài khóm thược dược. Khu vườn phía sau, gần bể bơi cụ trồng nhiều loại hồng, đến dịp Tết, các loại hoa đua nhau khoe sắc. Cụ Mùi cũng không quên sắm một cành đào rực rỡ và chậu quất đặt trong nhà.
“Các chị em tôi thích nhất là được đi chợ Hàng (quận Lê Chân) ngắm cây cảnh, chim chóc … Đây là chợ phiên họp vào các ngày 5, 10 và 15 âm lịch. Ngày nay chợ họp vào Chủ nhật hàng tuần”, người phụ nữ sinh năm 1944 nhớ lại.
Khi công việc chuẩn bị tươm tất, sáng 30 Tết, cụ Mùi sửa soạn ban thờ, làm bữa cơm tất niên và cho người nấu lá mùi cho các con tắm rửa, gột sạch bụi bẩn của năm cũ, chào đón năm mới.
![]() |
Phòng khách của ngôi nhà hiện đặt ban thờ vị doanh nhân lừng lẫy. |
Bà Sơn Trúc chia sẻ, do Hải Phòng gần biển, ngoài các món ăn đặc trưng như nem, măng, giò mọc… mâm cỗ ngày Tết có thêm nhiều đồ hải sản là tôm, cá.
“Mẹ tôi dùng cua, tôm cuốn nem. Món ăn này còn được dùng để tiếp khách quý đến chúc Tết”, bà Trúc nhớ lại.
Sáng mùng 1 Tết, người con cả Nguyễn Sơn Lâm của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà dậy sớm, đánh thức các em. Con trai mặc quần áo mới, con gái mặc áo dài gấm màu đỏ, tự vệ sinh cá nhân rồi cùng nhau ra phòng khách.
Tại đây, vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà ngồi trên hai chiếc ghế gỗ, trong khi cụ Sơn Hà mặc áo vest thì cụ Mùi mặc áo dài nhung, khăn xếp.
"Mẹ tôi đặc biệt yêu thích tà áo dài truyền thống. Bà có những chiếc áo đến nay các con vẫn còn lưu giữ làm kỷ niệm. Những ngày bình thường, bà ăn mặc giản dị và áo dài bà luôn dành cho những dịp lễ, Tết, ngày quan trọng", bà Sơn Trúc cho biết.
![]() |
Sinh thời, cụ Ngọc Mùi rất yêu áo dài. Gia đình vẫn còn lưu giữ nhiều áo dài cụ sử dụng từ lúc trẻ đến khi về già. |
Sau khi chuẩn bị xong, anh em bà Trúc lần lượt lên chúc Tết bố mẹ, hứa hẹn năm mới sẽ phấn đấu học tốt và ngoan ngoãn. Cụ Ngọc Mùi vui vẻ gọi các con lại phát vốn lấy may.
Nữ họa sĩ kể tiếp: “Những ngày giáp Tết, anh cả Sơn Lâm của tôi đã sáng tác một bài hát chào năm mới. Anh học giỏi, biết về thơ ca, sáng tác nhiều bản nhạc hay. Ở Hải Phòng, anh và nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi từng là hai học sinh tiêu biểu, được khen thưởng.
Anh bí mật tập trung các em lại dạy hát. Ngày đầu năm, chúng tôi xếp hàng ngang, cùng đồng thanh hát theo sự bắt nhịp của anh trong sự bất ngờ của bố mẹ".
Bài hát có câu: “Đầu năm anh em con cùng giúp nhau. Mừng cho thầy me (bố mẹ) được vui sướng luôn và đừng hay ốm đau. Chúng con bao giờ cũng yêu thầy me. Chúng con hứa sẽ học tốt cho nên người...”.
"Năm tháng qua đi, lời bài hát ngày ấy vẫn in sâu trong tâm trí tôi...", nữ họa sĩ xúc động cho biết.
Trong Tuần lễ vàng, doanh nhân Sơn Hà không ngần ngại rút chiếc nhẫn quý bằng platin, cẩn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng nhà nước.
" alt="Chuyện ăn Tết trong biệt thự 2000 m2 của đại gia đất Cảng"/>Trước khi con gái lấy chồng, bố mẹ tôi cho con gái mảnh đất nhỏ. Tôi không làm thủ tục sang tên. Hiện trên pháp lý, vẫn là tài sản do bố mẹ tôi sở hữu.
Trên đó, tôi xây 3 gian phòng trọ cho thuê, lấy tiền trang trải sinh hoạt phí.
Bố mẹ tôi sống chân chất, mộc mạc. Thương con, cháu, chưa bao giờ ông bà nói câu gì đụng chạm khiến con rể phải phật ý.
Chồng tôi có cô em gái và cậu em trai chưa lập gia đình. Em gái đã vào Bình Dương sống, lập nghiệp với nghề may.Thông gia lên thăm, ông bà làm cơm thết đãi tươm tất, mua quà biếu, thể hiện lòng hiếu khách.
Cậu em mới 21 tuổi, vừa học xong cao đẳng kế toán. Anh bảo tôi xin phép bố mẹ vợ, cho em lên ở cùng gia đình vợ. Với tính cách quý người, bố mẹ tôi tất nhiên đồng ý.
Chồng tôi xin cho em làm cùng công ty bảo vệ của mình với mức lương 4 triệu.
Thời gian làm việc theo ca, 10 tiếng/1 ca. Cách 1 ngày lại làm đêm. Suốt ngày cậu ấy còn kêu công việc vất vả, đầu tắt mặt tối.
Cơm nước, ăn ở bố mẹ tôi không lấy một đồng. Ông bà bảo, thêm bát, thêm đũa, lấy tiền chỉ mang tiếng.
Tiền lương, em trai chồng tôi chi tiêu riêng cho cá nhân. Vậy nhưng, tháng nào cậu cũng kêu thiếu, xin thêm anh trai vài trăm nghìn.
Phòng ốc bừa bộn, quần áo vứt ra chậu, để mẹ tôi giặt hộ, coi đó là việc bà phải làm. Lương tháng được vài triệu, em trai chồng tôi mua trả góp chiếc điện thoại xịn 15 triệu đồng.
Bố tôi có chai rượu thuốc quý, cất trong tủ mấy năm chưa dùng. Nhân dịp cả nhà đi ăn cưới, em chồng về mang đi bù khú với đồng nghiệp.
Tôi nhắc nhở em trai chồng, ở nhà tôi không mất đồng nào nhưng ít ra giữ phép tắc, cất gọn gàng đồ dùng cá nhân, đồ đạc riêng tư của ai, muốn mượn phải hỏi.
Bị chị dâu nói, em chồng có vẻ không hài lòng, gọi cho mẹ ở quê than vãn, kể khổ. Mẹ chồng còn gọi bố mẹ tôi nói mát mẻ.
Tôi giận, định bảo em chồng ra ngoài thuê trọ, tự lo cuộc sống. Nhà tôi cưu mang, giúp đỡ như thế, không biết ơn, lại đặt điều nói xấu. Bố mẹ tôi muốn giữ hòa khí, khuyên con gái im lặng. Cách đây 1 tháng, chồng tôi bất ngờ về nhắc vợ làm thủ tục sang tên mảnh đất của bố mẹ vợ.
Tôi từ chối vì cho rằng việc đó là việc không cần thiết. Nhà có mỗi mình tôi, sau này bố mẹ có tuổi, về với tiên tổ, mọi thứ cũng là của hai vợ chồng.
Nghi ngờ chồng có vấn đề, tôi căn vặn, hỏi cho ra nhẽ. Anh thú nhận, em trai vay tiền đi học bằng lái xe ôtô, làm nghề tài xế.
Hai anh em họ bàn tính bỏ ra 500 triệu, mua ôtô về chạy xe công nghệ và kinh doanh chở khách đi chùa chiền, lễ hội. Theo chồng dự tính, chỉ 3 năm là hồi vốn.
Thấy kế hoạch mạo hiểm vì em chồng không phải người chí thú làm ăn, tôi khước từ luôn. Vậy mà chồng mặt mũi sưng sỉa với vợ. Anh liên tục đưa ra các lý lẽ, ép vợ nhanh chóng bán đất.
Tối đó, trong phòng ngủ, hai vợ chồng cãi nhau to, lời qua tiếng lại. Chồng tôi và em trai xách balô rời đi, tuyên bố không thèm ở nhà tôi. Họ nói tôi sống bạc bẽo, ích kỷ.
Bố mẹ tôi buồn lòng. Ông bà hỏi đầu đuôi câu chuyện nhưng tôi không tiết lộ. Mấy ngày nay tâm trạng tôi mệt mỏi. Gia đình tôi cư xử tử tế như vậy, anh em họ còn mang ra trách cứ.
Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ ly hôn nhưng trước tình cảnh này, tôi bối rối không biết tháo gỡ sao cho êm ấm.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt="Chồng nằng nặc đòi bán đất nhà vợ, mua ôtô cho em trai"/>Sân khấu vở nhạc kịch được dàn dựng công phu (Ảnh: Ban tổ chức).
Tác phẩm nhạc kịch "Sân khấu 24h - Behind the Scenes" được chia thành 3 hồi với 8 cảnh: Vũng Tàu từ những khuôn hình, Những cuộc đối thoại và Bay trên biển Đông.
Trong phần đầu tiên, Tuyết Minh mang đến không khí sống động, vui tươi của cuộc sống miền biển thể hiện qua các tiết mục: Vũng Tàu - ngày và đêm,tác phẩm múa "Làng chài Phước Hải", "Ngọn hải đăng".
Ở phần hai, Tuyết Minh dẫn dắt khán giả qua những khoảnh khắc trầm lắng, khắc khoải. Các tiết mục Vô hình, Tiếng vọng,hòa tấu nhạc "Dòng khí"lột tả nhiều góc khuất, cảm xúc nội tâm của người lao động...
Phần cuối của đêm diễn mang đến những giai điệu tự hào, hùng hồn cũng như hé lộ về niềm tin đầy hy vọng cho tương lai qua những phân cảnh múa "Nhện biển" - miêu tả công việc của đội dầu khí, Khúc ca Biển Đông.
Trọn vẹn tác phẩm nhạc kịch Sân khấu 24h - Behind the Scenesdiễn ra trong khoảng 80 phút, với sự góp mặt của hơn 120 diễn viên.
Theo Tuyết Minh, tác phẩm đã được rút bớt giai đoạn diễn giải để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, về mặt nội dung, vở nhạc kịch vẫn đảm bảo thể hiện đầy đủ thông điệp, cũng như đa dạng các tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca, hợp xướng...
Có hơn 120 diễn viên góp mặt trong tiết mục (Ảnh: Ban tổ chức).
Tuyết Minh cho biết, vở nhạc kịch được cô viết từ tháng 10/2023, sau đó chỉnh sửa nhiều lần để có sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Vì kinh phí khiêm tốn nên Tuyết Minh cùng đồng đội gói ghém các chi phí để tiết kiệm nhất có thể. Kinh phí của vở nhạc kịch này chỉ bằng 1/3 vở nhạc kịch thông thường.
Trong 24 đoàn tham dự thi Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, Nhà hát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là đoàn duy nhất thử sức với thể loại nhạc kịch.
Minh Tuyết chia sẻ cảm xúc sau khi kết thúc phần thi: "Hôm nay tôi rất hài lòng về phần trình diễn của các nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ có hơi tiếc về mặt âm thanh của sự kiện chưa được tốt, cộng thêm việc thời gian chuẩn bị, dàn dựng gấp rút nên còn chưa có thời gian nhiều để kiểm tra âm thanh.
Tuy nhiên, đó là điều kiện khách quan nên những lỗi kỹ thuật cũng không đáng kể. Chung quy lại, tôi vẫn thấy đoàn của mình may mắn, mọi thứ diễn ra khá ổn".
" alt="Tuyết Minh thử sức làm nhạc kịch tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc"/>Tuyết Minh thử sức làm nhạc kịch tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc
Thế mà mình còn vạ vật thuê nhà hay nhà xấu bền vững, vợ chồng chỉ công nhân quèn… Đi chúc Tết phải nghe bao câu hỏi đau đầu về lương thưởng, xây nhà, mua xe hay cưới hỏi, con cái.
Không hiểu người hỏi quan tâm thực sự hay hỏi để thỏa mãn tò mò, đố kị?
Vậy có cách nào để Tết thực sự nhẹ nhàng, vui vẻ không? Tôi nghĩ đơn giản lắm.
Với tôi, Tết cần được xả hơi, làm những gì mình thích chứ không bị cuốn vào guồng đua tít mù của mua sắm, làm đẹp, dọn dẹp và nấu nướng.
![]() |
Ảnh: VietNamNet |
Tết, tôi tranh thủ dọn dẹp lặt vặt trước nửa tháng, kêu gọi chồng con phụ giúp. Những ngày sát Tết, nhà cửa về cơ bản đã dọn xong, tôi dành thời gian đi chợ hoa, chơi là chính và mua vừa đủ.
Nhà tôi chật chội nên chỉ cần cắm một lọ đào dăm cũng thấy phơi phới mùa xuân. Mấy ngày Tết về 2 quê nên thực phẩm mua sắm dự trữ không cần nhiều. Kẹo bánh tôi mua rất ít, chỉ cần vài quả bưởi, 2 kg táo ngọt là đủ rôm rả mời khách.
3 ngày Tết, bàn thờ nhà tôi chỉ có mâm ngũ quả, cặp bánh chưng, ít vàng mã, bánh kẹo thắp hương cho đến ngày mồng 4 - mồng 5 thì hóa vàng thật gọn nhẹ.
Quà Tết biếu nội ngoại thì linh hoạt tùy năm, khi tôi mua sắm hoa quả bánh kẹo, khi thì biếu ông bà tiền. Mẹ chồng tôi năm nào cũng kể lể so bì tôi với các nàng dâu trong xóm, có ý chê bai nhưng tôi không để ý.
Tôi tâm sự với bà về công việc khó khăn, các cháu đi học tốn kém.
Bà nhiều lần chê tôi yếu ớt, vụng về, chậm chạp, tôi nhận hết. Về quê, họ hàng hay bạn bè hỏi Tết được thưởng nhiều không, xây nhà mới chưa? Tôi trả lời tỉnh bơ: “Tiền thưởng đủ ăn Tết, nhà sắp xây còn chờ tuổi đẹp”.
Tết nhà tôi cứ chia lịch mà về quê: Quê nội gần về 1-2 ngày, quê ngoại xa về 2-3 ngày. Vợ chồng tôi còn quy định ngầm sau nhiều lần cãi vã vì tiền nong: Chồng lo biếu Tết bên nội, vợ lo biếu Tết bên ngoại...
Tôi thấy nhiều người quá lãng phí và chi tiêu cầu kỳ cho Tết. Với tôi, Tết quan trọng nhất là bản thân mỗi người thư thái, không so bì, đố kị với mọi người xung quanh, và cũng đừng cố công chạy đua ăn chơi ngày Tết giống người này, người kia.
Tết nên đi chơi nhiều hơn, trò chuyện với nhau nhiều hơn và quan trọng nhất là đừng ăn Tết trên mạng xã hội.
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt="Tết Nguyên đán làm điều này, ai cũng thấy vui"/>