Chỉ 20% phương tiện đăng ký sử dụng tần số
TheưdânPhúYêncònthờơlink trực tiếp bóng đá hôm nayo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh hiện có trên 4.500 phương tiện khai thác thủy sản công suất từ 45CV trở lên có sử dụng thiết bị vô tuyến điện (hay còn gọi là máy bộ đàm) để phục vụ liên lạc. Việc sử dụng tần số và máy bộ đàm đúng quy định sẽ giúp cho ngư dân cập nhật được thông tin khí tượng thủy văn, giá cả thị trường hải sản và cứu nạn cứu hộ khi có tình huống xấu xảy ra. Thế nhưng, lâu nay việc khai thác nguồn tài nguyên này chưa có sự thống nhất chung đang gây nên sự lãng phí phổ tần số, ảnh hưởng đến an toàn thông tin và an ninh quốc phòng. Ông Nguyễn Tín, ngư dân thôn Phú Thọ 2, xã Hòa Hiệp Trung (Đông Hòa) cho biết: "Lâu nay bà con ngư dân chúng tôi thường mua máy bộ đàm bán trôi nổi trên thị trường. Các máy này được nhà sản xuất cài đặt sẵn chế độ rà tìm 40 tần số khác nhau nên cứ việc sử dụng mà không cần phải đi đăng ký với cơ quan chức năng. Việc chọn kênh liên lạc cũng tùy thuộc từng lúc, từng nơi chứ không cố định một kênh nào".
Việc sử dụng tần số tùy tiện của ông Tín cũng là tình trạng chung của nhiều ngư dân Phú Yên hiện nay. Bà Lê Thị Tuyết Dung, cán bộ phụ trách Đài Thông tin duyên hải Phú Yên (Radio Phu Yen) cho biết: "Lợi ích của việc đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện (VTĐ) phục vụ khai thác hải sản thì ngư dân nào cũng biết, nhưng ý thức tự giác thì không phải chủ tàu nào cũng có. Hiện chỉ có 500 chủ phương tiện đăng ký sử dụng, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số tàu hiện có trên địa bàn Phú Yên. Để phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc giữa đất liền và người đi biển, Radio Phu Yen vẫn phải mở đài trực canh tiếp nhận và giải đáp thông tin cho tất cả các phương tiện khi gọi về các tần số của đài gồm: 7966KHz, 7921KHz (tần số trực canh), 7903KHz (tần số cứu nạn) và 7906KHz (tần số thông báo thời tiết, cảnh báo khí tượng)". Còn theo ông Lê Thanh Nhanh, Phó giám đốc Sở TT&TT Phú Yên, đơn vị này đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát tần số VTĐ khu vực VII kiểm tra, cấp phép sử dụng máy ICom cho 540 phương tiện nghề cá trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, tính đến thời điểm này chỉ có 20% số phương tiện nghề cá trên địa bàn Phú Yên đăng ký sử dụng tần số VTĐ. Giám đốc Trung tâm kiểm soát tần số VTĐ khu vực VII Nguyễn Tuấn Hùng cho biết, phương tiện khai thác nghề cá khi sử dụng máy bộ đàm phải đăng ký tần số và mã số máy để tiện việc liên lạc và tránh gây nhiễu sóng. Thế nhưng, ngư dân hầu như chưa có ý thức về việc sử dụng tần số VTĐ, một số chủ tàu sử dụng tần số cấp cứu để liên lạc với nhau, gọi quá thời gian quy định làm ảnh hưởng đến việc trực canh nghe của đài. "Không đăng ký sử dụng tần số VTĐ là rất nguy hiểm bởi khi thời tiết xấu như có áp thấp nhiệt đới, bão thì không thể tìm kênh liên lạc để thực hiện việc cứu nạn", ông Hùng nói.