Nhận định, soi kèo Al

Giải trí 2025-02-25 14:09:46 3
ậnđịnhsoikè24h bong da   Pha lê - 21/02/2025 08:30  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/5f891189.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Saint

Các nhà làm phim hoạt hình tham gia tọa đàm sáng 18/10. 

Sự kiện hiếm hoi dành cho những người làm hoạt hình

Xưởng phim Hoạt họa búp bê Việt Nam được thành lập ngày 9/11/1959 tại Hà Nội và ngày này được coi là ngày thành lập của ngành hoạt hình Việt Nam. 63 năm đồng hành với lịch sử dân tộc qua các giai đoạn chiến tranh, thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập, phim hoạt hình là một bộ phận không thể thiếu được của điện ảnh Việt Nam, là người bạn mến yêu của các thế hệ khán giả nhỏ tuổi.

Gần 100 bộ phim hoạt hình được trao giải thưởng Bông sen vàng, Bông sen bạc, Cánh diều vàng, Cánh diều bạc và các giải quốc tế. Trong bối cảnh điện ảnh chuyển đổi hoàn toàn sang kỹ thuật số và thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành phim hoạt hình Việt Nam đã có những sự thay đổi lớn, nhất là ở khu vực tư nhân, tuy nhiên chưa có cuộc hội thảo nào để trao đổi và đánh giá.

Do vậy đây có thể nói là lần đầu tiên 1 buổi tọa đàm quy mô về lĩnh vực phim hoạt hình được tổ chức để bàn về hiện trạng của nền sản xuất phim hoạt hình cũng như năng lực sản xuất và xu hướng hợp tác quốc tế. Tọa đàm do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) tổ chức sáng 18/10 tại Hà Nội thu hút sự tham gia của các nhà quản lý, đại diện các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực hoạt hình.

Đặc biệt các đạo diễn tên tuổi như NSND Phạm Minh Trí, NSND Nguyễn Hà Bắc vốn được coi là những lão tướng trong lĩnh vực phim hoạt hình Việt Nam bày tỏ sự xúc động khi dự sự kiện hiếm hoi dành cho những nhà làm phim hoạt hình. Không phải diễn giả tham gia bàn tròn tọa đàm nhưng NSND Nguyễn Hà Bắc đã có chia sẻ dài ở hội thảo. Ông nói đã lâu không ai nói về phim hoạt hình Việt Nam. Ông mở đầu chia sẻ của mình bằng nhận định đau xót mà theo ông ai cũng biết là: "Hoạt hình Việt Nam sống lay lắt nhờ cái phao của nhà nước mới tồn tại".

NSND - họa sĩ Nguyễn Hà Bắc phát biểu sáng 18/10. 

Vốn là nghệ sĩ từng tham gia rất nhiều LHP hoạt hình quốc tế lớn và đoạt giải nhiều thập niên trước, NSND Nguyễn Hà Bắc nói ông buồn vì lâu lắm phim hoạt hình Việt Nam chưa được tham gia LHP hoạt hình lớn của quốc tế. NSND Nguyễn Hà Bắc cho rằng những nhà làm phim hoạt hình Việt Nam cần phải có 1 đầu tầu, 1 người lãnh đạo, tổ chức, hiểu rõ về phim hoạt hình Việt Nam. NSND Nguyễn Hà Bắc nói trong tương lai phải có chiến lược phát triển và mong muốn VFDA nâng đỡ cho phim hoạt hình và sẽ đứng ra tổ chức LHP hoạt hình quốc tế tại Việt Nam. 

Chúng ta có rất nhiều việc phải làm 

Bên cạnh dòng chảy của phim hoạt hình nhà nước, những năm gần đây xuất hiện nhiều công ty tư nhân sản xuất phim hoạt hình ở Việt Nam đã tham gia nhiều dự án hoạt hình lớn của thế giới. Có thể thấy năng lực sản xuất phim hoạt hình và các sản phẩm liên quan hoạt hình ở Việt Nam là rất lớn. Thế nhưng kết quả hoạt động của các công ty này chưa được tính vào các thống kê số liệu chính thức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trong báo cáo tổng kết hàng năm hay tổng kết 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam).

TS. Ngô Phương Lan là con gái của họa sĩ, nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng Ngô Mạnh Lân.

TS. Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA phát biểu: "Đến thời điểm này chúng ta phải mở rộng tầm nhìn, đánh giá bao quát hơn, thực chất hơn, đó là đánh giá năng lực sản xuất phim hoạt hình thực tế ra sao vì bên cạnh dòng chảy của hãng phim hoạt hình Việt Nam, các hãng phim tư nhân ngày càng lớn mạnh. Những năm gần đây sự phát triển của các hãng phim tư nhân thực sự lớn mạnh và bản thân tôi cũng có sự bất ngờ.  
 
Chúng tôi mong qua hội thảo này làm sao chúng ta nhìn nhận được thực lực của ngành hoạt hình Việt Nam như thế nào. Từ nhìn nhận như vậy sẽ đánh giá sự khác nhau thế nào và xem cái gì cần gìn giữ sự chính thống của hoạt hình Việt Nam và cái gì cần mở rộng diện hoạt động. Làm sao chúng ta lôi kéo các hãng phim, công ty sản xuất phim vào guồng quay quỹ đạo phát triển công nghiệp văn hoá, điện ảnh".  

TS. Ngô Phương Lan nói thêm: “Tọa đàm nhằm đánh giá thực lực đội ngũ làm phim hoạt hình, năng lực sản xuất, khả năng và phương thức phổ biến phim hoạt hình Việt Nam ở trong và ngoài nước. Mục tiêu của Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam là xác định xu hướng hợp tác quốc tế của hoạt hình Việt Nam nhằm từng bước đưa hoạt hình và các sản phẩm liên quan ra thị trường quốc tế một cách bài bản vừa góp phần xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam vừa bảo vệ bản sắc văn hóa Việt trong phim hoạt hình".

PGS. Bùi Hoài Sơn phát biểu tại tọa đàm.

Cùng chung quan điểm, PGS. Bùi Hoài Sơn nhận định phim hoạt hình là lĩnh vực quan trọng với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá. 10 năm trở lại đây, sự tăng trưởng của phim hoạt hình Việt Nam rất tốt. Theo báo cáo của CGV, tăng trưởng 10 năm qua của phim hoạt hình tại Việt Nam từ 2% đã tăng lên 15% doanh thu từ phim hoạt hình. Điều này cho thấy phim hoạt hình có đóng góp tích cực với thị trường điện ảnh của chúng ta như thế nào.  

"Chúng ta cũng thấy tương lai bằng cách nhìn nhận sự phát triển của hoạt hình trên thế giới, cụ thể ở đây là Nhật Bản. Mọi sự so sánh là khập khiễng nhưng chúng ta có quyền mơ ước. Phim hoạt hình và sản phẩm liên quan đến phim hoạt hình của Nhật Bản góp 5-6 % vào GDP. Tất nhiên không chỉ có phim hoạt hình mà còn có các sản phẩm liên quan như thời trang, các phần mềm trò chơi giải trí liên quan đến phim hoạt hình. Chúng ta hoàn toàn có cơ hội phát triển. Phim hoạt hình ngoài câu chuyện liên quan trực tiếp tới phim hoạt hình còn có tác dụng lớn trong việc lan toả các thông điệp nhân văn hay cả thông điệp kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế chúng ta mong muốn phát triển phim hoạt hình Việt Nam, từ đó lan toả giá trị văn hoá của chúng ta.

Khi khai thác phim hoạt hình chắc chắn phải sử dụng giá trị văn hoá của chúng ta để tạo ra bản sắc riêng của phim hoạt hình Việt Nam chứ không thể sao chép phim hoạt hình nước ngoài. Chính từ cơ hội đó giúp chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước, văn hoá dân tộc từ đó xây dựng sức mạnh mềm của quốc gia. Chúng ta có nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng khá nhiều khó khăn. Để vượt qua khó khăn này tạo ra nền tảng tốt hơn chúng ta phải làm nhiều việc. Quan trọng nhất là nguồn nhân lực. Chắc chắn là thời gian sắp tới Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội sẽ xắn tay vào cùng với các nghệ sĩ giải quyết nhiều hơn vấn đề văn hóa nghệ thuật".

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cũng thông tin cuối năm nay sẽ có hội thảo về văn hoá khá lớn, chỉ thua Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, trong đó sẽ bàn về rất nhiều vấn đề từ nguồn lực về nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính hay cơ chế quan trọng khác để tháo gỡ các vấn đề văn hóa nghệ thuật, trong đó có phim hoạt hình. Ông Sơn cũng ủng hộ ý tưởng Việt Nam tổ chức một LHP hoạt hình quốc tế ở Việt Nam để từ đó có sợi dây liên kết, hoạt động thúc đẩy sự phát triển của phim hoạt hình.  

">

Chia sẻ đau xót của NSND Hà Bắc tại tọa đàm về phim hoạt hình Việt Nam

Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên cấp cao Đại học RMIT. (Ảnh: M.Ngọc)

Thực tế, hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nguồn lực hạn chế và khuynh hướng ưu tiên các mục tiêu ngắn hạn khiến việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp này khó khăn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thận trọng hơn trong lựa chọn các giải pháp chuyển đổi số thiết thực và có ý nghĩa, cũng như chuyên nghiệp hóa phương pháp kinh doanh để đo lường chính xác hơn hiệu quả của hành trình chuyển đổi số. 

Nói cách khác, chuyển đổi số là cơ hội để chủ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xem xét sâu hơn về tổ chức của mình, về các năng lực chuyển đổi cũng như cơ hội để tạo ra giá trị cho những khách hàng trong kỉ nguyên mới.

Nhìn xa hơn ra khỏi ranh giới của từng doanh nghiệp, vẫn còn rất nhiều điều cần thiết phải làm nhằm hướng đến mục tiêu chuyển đổi số quốc gia. Báo cáo về chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD thực hiện năm 2021 cho thấy, chúng ta thiếu trầm trọng dữ liệu và thông tin về áp dụng công nghệ số của gần như toàn bộ các doanh nghiệp siêu nhỏ, dù đây là đối tượng chiếm đa số trong bức tranh chuyển đổi số tại Việt Nam. 

Sự chênh lệch trong tài lực cũng như các kiến thức cần thiết về chuyển đổi số đang khiến “khoảng cách số” bị mở rộng đáng kể, tạo ra cạnh tranh gắt gao hơn trên thị trường. Bên cạnh đó, những khách hàng thế hệ Z với hành vi và nhu cầu tiêu dùng dần trở thành đối tượng tiêu tiền chính trong tương lai gần, tạo thêm áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi số - bắt đầu bằng cải tiến tư duy nhận thức và lập ra lộ trình phù hợp, làm một “bệ phóng” vững chắc trước những thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. 

Để thu hẹp khoảng cách số nói trên, tôi cho rằng rất cần sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp, nhà đầu tư, và cả người dân để tạo lập một hệ sinh thái chuyển đổi số phù hợp cho toàn bộ các đối tượng cần thiết.

Về phía người dân, khoảng cách số càng thể hiện rõ giữa các khu vực, thành phố có tốc độ và chỉ số phát triển đặc biệt là về hạ tầng công nghệ, khác nhau. Ngoài việc một bộ phận người dân chuyển đổi số chậm hơn khiến họ bị bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc sống (ví dụ việc làm, mua sắm trực tuyến, tiếp cận kiến thức…), khoảng cách số còn tạo ra những hậu quả nghiêm trọng hơn liên quan đến các hành vi trực tuyến và trên mạng xã hội. 

Chẳng hạn như, vấn nạn tin giả trong đợt dịch Covid-19 vừa qua hoặc các tin tức về tài khoản, thông tin cá nhân bị chiếm đoạt bởi tin tặc hay bị rò rỉ bởi sự bất cẩn của chính người dùng, hay văn hóa trực tuyến xấu xí và bắt nạt trực tuyến là những vấn đề có liên quan chặt chẽ đến khoảng cách số nói trên.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó chính là yếu tố bền vững trong câu chuyện chuyển đổi số. Phát triển bền vững và chuyển đổi số có thể sẽ được cho là 2 vấn đề đối nghịch nhau, vì thường các nỗ lực và tiến trình gì nhanh và mạnh (như chuyển đổi số) thì sẽ khó đảm bảo được tính bền vững. Khái niệm bền vững ở đây, ngoài hàm ý liên quan đến lợi nhuận và sự phát triển vững vàng của doanh nghiệp trong thị trường đầy cạnh tranh, còn liên quan đến môi trường và xã hội.

Liên Hợp Quốc đã công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững làm kim chỉ nam cho các hoạt động kinh tế xã hội toàn cầu nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng chung cho các quốc gia vào năm 2030. Tương tự, nhiều nhà đầu tư hiện nay đã quan tâm sử dụng bộ tiêu chuẩn ESG để đánh giá độ ảnh hưởng của các khoản đầu tư và doanh nghiệp lên môi trường và cộng đồng xã hội. Các doanh nghiệp và tổ chức tiến hành chuyển đổi số vì vậy cần phải quan tâm đến yếu tố bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình, bên cạnh các mối quan tâm về chuyên môn kĩ thuật. 

Lấy ví dụ, dữ liệu của người dùng và khách hàng, ngoài việc được sử dụng bởi các công nghệ số, sẽ còn được sử dụng cho các mục đích nào khác? Việc áp dụng công nghệ sẽ ảnh hưởng đến người lao động chân tay như thế nào? Rác thải công nghệ từ quá trình chuyển đổi số sẽ được xử lý ra sao? Việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để đưa ra quyết định tự động về tuyển dụng có đảm bảo được tính công bằng cho các ứng viên?…

Là người làm nghiên cứu khoa học, tôi và các đồng nghiệp tại Đại học RMIT luôn mong muốn đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp, và người dân thông qua các dự án hợp tác tạo tác động thực tiễn lên hành trình chuyển đổi số của cả nước. Hai chuyến tập huấn chuyển đổi số cho các tỉnh Đắk Nông và Bình Phước vào tháng 8 và 9/2022 là ví dụ cụ thể của nỗ lực này, và sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, cũng như đồng hành với các hội doanh nghiệp và doanh nghiệp để xuất bản nghiên cứu, sách, và báo cáo về chủ đề chuyển đổi số tại Việt Nam.

Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Đại học RMIT

">

Thu hẹp khoảng cách số để tiến tới một Việt Nam số toàn diện

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao giải cho đại diện đội Retex

Đến với cuộc thi năm nay, Retex có hướng đi hoàn toàn khác biệt khi theo đuổi mục tiêu chuyển đổi số ngành dệt may. Chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, hơn 7.000 doanh nghiệp với khoảng 3 triệu lao động, đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức mà không phải startup nào cũng đủ bản lĩnh dấn thân. 

“Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vấn đề là 80% doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Trình độ nhân lực của các doanh nghiệp dệt may còn thấp, lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%. 50% doanh nghiệp vẫn còn sử dụng excel trong quản trị. Do vậy, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề theo dõi tiến độ các bộ phận, ra quyết định theo thời gian thực và giao tiếp giữa các phòng ban, từ đó dẫn đến giảm hiệu suất lao động”, đại diện Retex chia sẻ. 

Hình ảnh đội Retex trong phần thi chung kết

Xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may vận hành hiệu quả hơn, Retex đã phát triển nền tảng quản trị sản xuất tinh gọn theo thời gian thực. Giải pháp tổng thể của Retex bao gồm: Lập và quản lý kế hoạch sản xuất; Quản lý đơn hàng; Kiểm tra nguyên, phụ liệu; Quản lý cắt/may/thêu; Quản lý chất lượng; Quản lý hệ thống nhà máy; Quản lý thiết bị; Quản lý nhân sự và Dashboard cung cấp tổng quan toàn bộ quá trình sản xuất.

Điểm độc đáo trong sản phẩm của Retex được ban giám khảo Viet Solutions đánh giá cao là mô hình nhà xưởng, xưởng may thông minh tích hợp các thiết bị IoT (Internet vạn vật), giúp quản lý tự động dữ liệu theo thời gian thực. Hơn nữa, giải pháp của Retex triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, có khả năng nhân rộng, đáp ứng nhu cầu về quy mô sản xuất khác nhau. 

Đội Retex tại buổi lễ trao giải Viet Solutions 2022

“Vượt qua hơn 500 giải pháp Chuyển đổi số đến từ 8 quốc gia, Retex rất tự hào khi đạt được thành tựu này. Sau cuộc thi thứ mà chúng tôi nhận được không phải là giải thưởng, mà chính là sự công nhận sau hơn nhiều năm nỗ lực cùng nhau xây dựng sản phẩm Retex - Nền tảng quản trị sản xuất tinh gọn theo thời gian thực”, Lê Nhật Hạ - CMO của Retex chia sẻ. 

Đại diện đội cho biết, Retex đã hợp tác thành công với hơn 60 xưởng may trên cả nước, trong đó mỗi xưởng có quy mô trung bình khoảng 500-1.000 công nhân với hàng trăm tổ hợp may vừa và nhỏ. Các giá trị Retex mang lại cho khách hàng thể hiện qua những con số ấn tượng: tăng 32% năng suất sản xuất, giảm 21% khối lượng công việc, giảm 12% chi phí không cần thiết, giảm 05% lãng phí vải, góp phần bảo vệ môi trường. 

Đội ngũ Retex tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp dệt may

Thời gian tới, Retex sẽ tập trung mở rộng thị trường, với mục tiêu đến năm 2023 chuyển đổi số cho 50% doanh nghiệp dệt may quy mô vừa và nhỏ, giúp các xưởng may tại Việt Nam giảm tải công việc, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất. Qua đó, góp phần giúp các doanh nghiệp dệt may tạo được lợi thế cạnh tranh và gia tăng chuỗi giá trị trên toàn cầu. Đặc biệt, Retex mong muốn được hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông để thúc đẩy chương trình Chuyển đổi số đến các doanh nghiệp dệt may nhanh hơn và toàn diện hơn.

 Mạc Ngọc

">

Retex thắng Viet Solutions 2022: startup trẻ tham vọng số hóa ngành dệt may

Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs TPHCM, 18h00 ngày 23/2: Chia điểm?

Cả hai “nàng thơ” sẽ đảm nhận vai trò vedette trình diễn BST dự thi của nhữngNTK trẻ trong liveshow 6 Ngôi Sao Thiết Kế Việt Nam.

{keywords}


Với những đường cong tuyệt mỹ cùng sự tự tin và kinh nghiệm trình diễn catwalkchuyên nghiệp, Mai Phương Thúy hứa hẹn sẽ mang lại thành công và nhiều bất ngờthú vị cho BST dự thi của NTK trẻ Tăng Thành Công.

{keywords}


Nhà thiết kế Tăng Thành Công chia sẻ: “Tôi rất vui khi bốc thăm trúng hoa hậuMai Phương Thúy là đại diện khách hàng. Tôi đã có dịp làm việc với Mai PhươngThúy ở những chương trình thời trang khác do đó tôi cảm giác khá thoải mái trongnhững mẫu thiết kế lần này.”

{keywords}


Á hậu đa tài Võ Ngọc Hoàng Oanh cũng sẽ trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho 1trong Top 7 NTK trẻ tham dự cuộc thi.

Người đẹp sinh năm 1990 đã từng giành các giải thưởng Hot VTeen 2006, Top Girl2012, Hoa khôi khả ái Miss Sport 2012 và Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Phụ nữ ViệtNam qua ảnh 2012. Gần đây nhất, trong cuộc thi Người dẫn chương trình 2013,Hoàng Oanh cũng đã lập hattrick giải thưởng: giải ba chung cuộc (Én đồng), giảiThí sinh do Hội đồng báo chí bình chọn và giải thí sinh có gương mặt khả áinhất.

Với chủ đề “Cảm hứng từ hương thơm” của liveshow 6 này, các thí sinh sẽ phải bịtmắt và được đưa vào 4 căn phòng với cách bài trí và sắp xếp những chủ đề khácnhau: Thơ ngây, huyền bí, sức hút và đam mê.

{keywords}


Trong mỗi căn phòng này, các Nhà thiết kế bằng khứu giác và xúc giác sẽ ngửi mùicủa hương hoa lan tỏa khắp căn phòng hay chạm vào những loại trái cây tươi, vànhiều loại vải…để lấy cảm hứng sáng tạo những mẫu thiết kế của riêng mình. Bêncạnh đó, chủ đề tuần này đưa ra cũng đòi hỏi các thí sinh sử dụng kỹ thuật in ấntrên những tấm vải để tạo nên nét riêng độc đáo và ấn tượng cho những bộ sưu tậpgồm ba mẫu thiết kế theo ba phong cách khác nhau như công sở, dự tiệc và dạophố.

{keywords}


Bên cạnh Mai Phương Thúy và Á hậu Hoàng Oanh, sẽ có những người mẫu khách mờinổi tiếng tham gia hỗ trợ các thí sinh vượt qua thử thách như hotgirl Tâm Tít,ca sĩ Phương Vy, người yêu xinh đẹp của Lương Bằng Quang - ca sĩ Trương Nhi…

Chương trình được phát sóng lúc 20h, thứ bảy, ngày 23/11/2013 và được truyềnhình trực tiếp trên kênh VTV3.

Minh Hải
 
">

Hoàng Oanh đọ dáng Mai Phương Thúy trên sàn catwalk

Mốt mặc váy quên nội y lan tràn showbiz

">

Lên chùa xem hai cô dâu xinh đẹp cưới nhau

友情链接