TIN BÀI KHÁC
Theo đó, có 33 bản mẫu SGK của đầy đủ 9 môn học và hoạt động giáo dục lớp 2 đã được gửi về. Trong số này, môn Toán có 4 bản mẫu SGK; môn tự chọn Tiếng Anh có 8 bản; các môn còn lại (gồm tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Hoạt động trải nghiệm) mỗi môn có 3 bản mẫu.
Hồ sơ đề nghị thẩm định bản mẫu SGK của 4 NXB đã được Vụ Giáo dục Tiểu học tổ chức rà soát, khẳng định tính đầy đủ, hợp lệ.
![]() |
Trước đó, toàn bộ 46 SGK lớp 1 được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt đều đã được các nhà trường lựa chọn để sử dụng trong năm học này. Ảnh: Thanh Hùng |
Trên cơ sở các thành viên đã tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 1 và bổ sung một số thành viên mới vào mỗi Hội đồng, Bộ trưởng GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập 9 Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 2. Trong số này, có 2 Hội đồng có 7 thành viên; các Hội đồng còn lại có từ 9 đến 15 thành viên.
Thành phần bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan; đảm bảo có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học/hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.
Các thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK đã tiếp nhận và nghiên cứu độc lập các bản mẫu SGK trong 15 ngày. Trong ngày 18/8, các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 2 lần lượt nghe đại diện nhóm tác giả trình bày quan điểm, ý tưởng biên soạn.
Từ ngày 19/8, các Hội đồng sẽ nghe thành viên trình bày nhận xét về từng bản mẫu, thảo luận và thống nhất ý kiến về kết luận chung của Hội đồng với từng bản mẫu SGK; bỏ phiếu đánh giá chất lượng từng bản mẫu.
Đảm bảo công bằng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay, thẩm định SGK được xác định là công việc rất khó khăn, đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh và trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Do đó, ông Độ mong muốn các thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 2 - những người đã được “chọn mặt gửi vàng” và tập huấn kỹ lưỡng, sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm để có những bộ SGK chất lượng.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi khai mạc hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 2. |
Để làm tốt được việc này, ông Độ đề nghị thành viên các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 2 nắm chắc và thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư 33. Đặc biệt, thành viên Hội đồng thẩm định phải tuyệt đối không tham gia các công việc liên quan đến biên soạn, xuất bản SGK; bảo mật thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động thẩm định SGK…
Chương trình tổng thể, chương trình các môn học/hoạt động giáo dục, đặc biệt là chương trình lớp 2 cần được các thành viên nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng. Do chương trình thiết kế theo hướng mở, nên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định cần vận dụng linh hoạt các tiêu chí để đánh giá khách quan, chính xác, nhưng tôn trọng các ý tưởng sáng tạo và triết lý của mỗi bản mẫu SGK.
“Việc thẩm định phải đảm bảo tính nghiêm túc, khoa học, công bằng, khách quan, có chất lượng và không chịu bất cứ sức ép ngoài nào”, ông Độ nhấn mạnh.
Hải Nguyên
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa thông tin và lý giải về mức giá của 4 bộ SGK mới do đơn vị biên soạn được phê duyệt sử dụng trong chương trình phổ thông triển khai từ năm học 2020-2021.
" alt=""/>Thẩm định SGK lớp 2 mới: Tôn trọng sự sáng tạoTốt nghiệp THPT, đi nghĩa vụ quân sự, sau đó Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1997, Phúc Yên, Vĩnh Phúc) bước vào nhà máy, làm công nhân sản xuất linh kiện điện tử.
Chàng thanh niên 20 tuổi, sau hơn 1 năm đi đi về về từ nhà đến nhà máy, cảm thấy bản thân như một cỗ máy, lặp đi lặp lại những việc không cần dùng nhiều đến trí óc. “Trong khi mình cao lớn khoẻ mạnh, ở độ tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ, mà tôi thấy mình sống nhàm chán quá. Vì thế, tôi muốn bước ra khỏi vòng tròn bé nhỏ đó, muốn tìm kiếm mục tiêu nào đó cho cuộc đời mình, làm gì đó ý nghĩa hơn cho người khác.”, Dũng chia sẻ.
Với suy nghĩ đó, Dũng khoanh vùng lại những điều gần gũi với mình, để tìm ra điều gì khiến mình thấy sống có ý nghĩa hơn. Trước đó, anh từng rất gầy (cao 1m72, nặng 47kg) và thay đổi cơ thể sau một thời gian tự tập gym. Nghĩ đến điều đã khiến mình tự tin hơn, cùng với việc có nền tảng thể lực tốt sau thời gian rèn luyện trong quân ngũ, Dũng bắt đầu có khái niệm: Mục tiêu cuộc đời mình là giúp người khác khoẻ hơn, tự tin hơn.
Cuối năm 2018, Dũng mang theo một tháng lương xuống Hà Nội, xin vào một phòng tập để học nghề HLV thể dục cá nhân (Personal Trainer). Khoản tiền dự trù đó “bay" nhanh hơn anh nghĩ, bởi cuộc sống ở Hà Nội khác nhiều với quê anh, mọi chi phí đều cao hơn. Có những ngày, Dũng chỉ ăn mì gói cho qua bữa, nhưng rồi tự day dứt mình, rằng ăn uống qua loa sẽ khiến sức khoẻ đi xuống. Anh nỗ lực học và phụ việc ở phòng gym để có tiền lương hỗ trợ.
Cho đến bây giờ, Dũng vẫn không quên được tháng lương đầu tiên anh nhận từ nghề HLV là 3,8 triệu đồng. Số tiền đó chỉ bằng một nửa của tháng lương công nhân, nhưng mở ra một con đường hoàn toàn khác, tự do hơn, phiêu lưu hơn và cũng nhiều thử thách hơn. Một con đường mà chính bố mẹ anh cũng không hiểu, thậm chí họ chưa bao giờ biết có khái niệm nghề HLV thể dục cá nhân tồn tại trên cuộc đời này.
Bốn năm tập luyện cho hàng trăm người
Bỏ qua sự lo lắng “nghề này không có tương lai" của gia đình, Dũng lao vào guồng quay của nghề, với nhịp tập luyện cho học viên khoảng 160-200 giờ mỗi tháng.
Trung bình mỗi ngày anh tập cho 6-8 người, ngoài ra phải dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu dinh dưỡng, lên thực đơn, thiết kế lộ trình tập luyện cho từng học viên. Một ngày làm việc bắt đầu lúc 5h sáng và kết thúc lúc 10h khuya là rất bình thường với nghề HLV cá nhân, không tránh khỏi những áp lực, những lúc nản lòng.
Như mục tiêu cuộc đời đã được xác định, Dũng miệt mài với hành trình giúp người khác thay đổi vóc dáng, thay đổi sức khoẻ và trên tất cả là sống tự tin, hạnh phúc hơn. Anh đã đồng hành cùng hàng trăm người, giúp họ giải quyết vấn đề của cơ thể. Anh nhớ, có trường hợp đặc biệt là một bạn nữ sinh 17 tuổi, nặng gần 100kg.
Ở tuổi dậy thì, có vóc dáng ngoại cỡ, bạn bị trêu đùa rất nhiều, dẫn đến tự ti, mặc cảm và hạn chế giao tiếp. “Những buổi đầu tiên, tôi gần như không hướng dẫn bài tập, mà trò chuyện để bạn tháo gỡ vỏ bọc tự ti nhút nhát. Tôi nói rằng tôi muốn làm một người anh của bạn, bạn hãy có niềm tin vào tôi, vào bản thân. Làm tâm lý đôi khi khó hơn hướng dẫn động tác rất nhiều.”, Dũng kể lại. Sau đó, học viên này dần dần mở lòng, tập luyện theo lộ trình và sau 1 năm giảm được hơn 20kg thì hai thầy trò vỡ oà sung sướng.
Mỗi học viên, mỗi câu chuyện mà Dũng trải nghiệm đều mang đến những bài học riêng cho anh, trên hành trình theo đuổi mục tiêu của mình. Giai đoạn phòng tập đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19, Dũng cũng như nhiều HLV cá nhân khác, trải qua những ngày khó khăn, phải nhanh chóng chuyển đổi các phương thức. Chuyển học viên lên tập luyện online, anh phải dành nhiều thời gian để quay các bài tập mẫu, hướng dẫn qua video và sát sao với từng học viên nhiều hơn. Anh suy nghĩ, trong lúc tình hình chung biến động, giữ được sức khoẻ là giữ được điều lớn lao, nên anh và học viên nỗ lực duy trì sự tập luyện, dẫu kết quả không được như tập trực tiếp tại phòng tập.
Trở lại với nhịp sống bình thường, Dũng tiếp tục đồng hành cùng người khác thay đổi cơ thể, cùng nhau làm những điều ý nghĩa cho chính mình và người xung quanh. Sau 4 năm theo nghề, đôi khi anh vẫn nhớ lại ngày mình đã rời bỏ vùng an toàn của bản thân để tìm ra mục tiêu mới, dẫu không dễ dàng, nhưng chưa bao giờ mơ hồ.
" alt=""/>Từng làm công nhân, 9X tìm thấy ý nghĩa cuộc đời khi làm HLV thể dục