Hành trình của gia đình vị doanh nhân trẻ tuổi bắt đầu từ Đà Lạt qua Gia Lai, Đắk Lắk rồi về lại TP.HCM. Chặng đường 1.000 km với đủ mọi địa hình và đi qua nhiều địa điểm ý nghĩa là một trải nghiệm thú vị với gia đình Phạm Trần Nhật Minh.
Dàn xe của gia đình Minh Nhựa trong chuyến hành trình qua 4 tỉnh. |
Hạnh phúc vì có gia đình bên cạnh là những gì nam doanh nhân miêu tả. Sau một quãng thời gian sóng gió, anh cùng bà xã Mina đã tái hợp. Đặc biệt mới đây, Nhật Minh đã tổ chức một buổi tiệc kỷ niệm 5 năm ngày cưới đầy xa hoa và lãng mạn trong resort sang trọng tại Phan Thiết.
Tiếp nối quãng thời gian ngọt ngào, Nhật Minh đã cùng các thành viên trong gia đình thực hiện một chuyến du lịch đáng nhớ. Anh cũng viết trên trang cá nhân đây là khoảng thời gian quý giá bởi rất lâu rồi nhiều thế hệ trong gia đình mới cùng nhau sum vầy trong một chuyến đi xa.
Minh Nhựa khoe ảnh hạnh phúc bên bà xã Mina. |
Một trong những điểm dừng chân đặc biệt mà Minh Nhựa chọn là chùa Minh Thành (Gia Lai). Tại ngôi chùa nổi tiếng của Tây Nguyên, nam doanh nhân thể hiện niềm hạnh phúc viên mãn và thư thái trong tâm hồn.
Gia đình hạnh phúc hiện tại của nam doanh nhân. |
Một điểm đặc biệt nữa, chuyến hành trình được thực hiện bởi những chiếc xe thuộc dòng xe gia đình. Sự thay đổi sở thích từ những chiếc siêu xe đắt đỏ sang xe gia đình cũng được anh nhắc trong buổi lễ kỷ niệm 5 năm ngày cưới với bà xã Mina. Cuộc sống hiện tại của anh “ấm áp không thể tả được”.
Minh Nhựa cũng thường xuyên cùng các thành viên gia đình tham gia những sự kiện ý nghĩa, các hoạt động từ thiện và chăm lo hơn cho đời sống nhân viên.
Lệ Thanh
" alt=""/>Đời riêng ấm áp của Phó TGĐ nhựa Long ThànhCác đại diện của tổ chức Nihon Hidankyo nhận giải Nobel Hòa bình năm 2024 tại Oslo, Na Uy ngày 1012 (Ảnh: AFP).
Khi nhận giải, một cụ ông Nhật Bản 92 tuổi, người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử của Mỹ ở Nagasaki, đã kêu gọi xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
"Hãy thử tưởng tượng 4.000 đầu đạn hạt nhân có thể được phóng ngay lập tức. Điều này đồng nghĩa với việc thảm kịch xảy ra tại Hiroshima và Nagasaki có thể nhân lên hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần", ông Terumi Tanaka cảnh báo, đề cập tới số đầu đạn hạt nhân trên thế giới hiện nay. Ông đồng thời kêu gọi mọi người cùng nỗ lực để xây dựng một xã hội không vũ khí hạt nhân và không chiến tranh.
Giải thưởng năm nay được trao cho Nihon Hidankyo, một phong trào cấp cơ sở của những người sống sót sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản. Trong gần 70 năm qua, tổ chức này đã nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân, loại vũ khí đã gia tăng mạnh mẽ cả về sức mạnh và số lượng kể từ khi được Mỹ sử dụng tại Nagasaki và Hiroshima vào năm 1945.
Ông Jørgen Watne Frydnes, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, cho biết trong phần giới thiệu về những người đại diện nhận giải rằng việc lắng nghe lời chứng của họ là rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ hạt nhân trên thế giới ngày càng gia tăng.
"Không quốc gia nào trong số 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tỏ ra quan tâm đến việc giải trừ vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí vào thời điểm này. Ngược lại, họ đang hiện đại hóa và gia tăng kho vũ khí hạt nhân của mình", ông Frydnes cho biết.
Ủy ban Nobel Na Uy đang kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân đã ký Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước này và nói rằng các quốc gia khác phải phê chuẩn nó, ông Frydnes nói thêm.
" alt=""/>Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024 kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân