Nhận định

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-18 14:53:41 我要评论(0)

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ký Quyết định số 1896 về việc phân công công vilich da ngoai hang anhlich da ngoai hang anh、、

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ký Quyết định số 1896 về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùngchịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức, cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; công tác pháp chế và các công tác khác do Chính phủ, Thủ tướng giao; trực tiếp chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ.

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phan Tâm.

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phan Tâm.

Thứ trưởng Phan Tâmgiúp Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực thông tin đối ngoại; giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế; thi đua - khen thưởng và lịch sử - truyền thống; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, chất lượng thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển ngành Thông tin và Truyền thông. 

Thứ trưởng Phan Tâm được giao theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Khoa học và Công nghệ; Vụ Hợp tác quốc tế; Cục Thông tin đối ngoại; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Trường Cao đẳng Thông tin và Truyền thông; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông; Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông; Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông; Tạp chí Thông tin và Truyền thông. 

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long.

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long.

Thứ trưởng Phạm Đức Longgiúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực: ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, giao dịch điện tử; phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; nội dung số; an toàn thông tin mạng; viễn thông, Internet; tần số vô tuyến điện.

Ông Phạm Đức Long phụ trách các công tác: Công tác Đảng, Đoàn thể; đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, tài chính doanh nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ; công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai. 

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phạm Đức Long được giao theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kinh tế số và Xã hội số; Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục An toàn thông tin; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Viễn thông; Cục Tần số vô tuyến điện; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia; Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia; Trung tâm Internet Việt Nam; Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC. 

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương.

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương.

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phươngthực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông Bùi Hoàng Phương được giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực: Bưu chính; Công nghiệp công nghệ số; Báo chí, truyền thông; Xuất bản, in và phát hành; Thông tin cơ sở. 

Bộ trưởng phân công Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương phụ trách các công tác: Nội chính; kế hoạch - tài chính; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra; chuyển đổi số trong công tác cán bộ và chuẩn hóa quy trình cán bộ, hồ sơ cán bộ; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Bộ Thông tin và Truyền thông; công tác quốc phòng - an ninh, quân sự, cựu chiến binh của Bộ; cải cách hành chính. 

Bên cạnh đó, ông Bùi Hoàng Phương theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Bưu chính; Vụ Pháp chế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng Bộ; Thanh tra; Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông; Cục Bưu điện Trung ương; Cục Báo chí; Cục Thông tin cơ sở; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Báo VietNamNet; Trung tâm Thông tin. 

Anh Văn

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

网友点评
精彩导读

50% hồ sơ thủ tục hành chính về GD&ĐT được xử lý online mức 3

Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt.

Đề án hướng tới mục tiêu tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GD&ĐT.

Cụ thể, bên cạnh mục tiêu hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành GD&ĐT, Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT, các cơ sở GD&ĐT thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở GD&ĐT được áp dụng hình thức trực tuyến; 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương  thức học tập kết hợp (blended learning); 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4.

Về đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý, theo Đề án, đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, hình thành kho học liệu số dùng chung toàn ngành gồm bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Mục tiêu cụ thể là đến năm  2020, phấn đấu 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường, trong đó 70% trường học sử dụng sổ quản lý điện tử.

Với các cơ sở giáo dục đại học đại học và trường sư phạm, hình thành cổng thông tin thư viên điện tử toàn ngành liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo; áp dụng phương thức học tập kết hợp; phát triển một số mô hình đào tạo trực tuyến (cyber university).

Đề án cũng nêu rõ định hướng đến năm 2025 mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. CNTT trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong GD&ĐT.

" alt="Năm 2020: 90% trường phổ thông thường xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý" width="90" height="59"/>

Năm 2020: 90% trường phổ thông thường xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý