Mọi sản phẩm kinh doanh thành công đều có sự kế thừa và học hỏi từ những thứ đi trước. Chẳng hạn,íbáochínhìntừthànhcôngkinhdoanhởcáclĩnhvựckhálich thi dau ngoai hang anh toi nay nhờ cải tiến máy hút bụi vào thập niên 80 của thế kỷ trước, nhà sáng chế James Dyson đã xây dựng thành công đế chế điện gia dụng của riêng mình. Ngày nay, "ông già Thomas Edison thời hiện đại" này đã có trong tay gần 20 tỷ USD, trở thành người giàu nhất nước Anh và sở hữu nhiều mảnh đất hơn cả Nữ hoàng Anh.
Gần hơn, chúng ta có Facebook, dù không phải mạng xã hội đi tiên phong, nhưng Mark Zuckerberg đã xây dựng thành công đế chế trị giá 753 tỷ USD chỉ trong vòng 16 năm.
Ngay như mô hình thuê bao trả phí (subscriber) mà báo chí phương Tây xây dựng nên cũng là sự học hỏi, bắt chước từ mô hình tương tự ở phần mềm, dịch vụ. Đặc điểm của nó là tính linh hoạt cao, dễ phổ biến và được chấp nhận trong xã hội phương Tây.
Thu phí theo hình thức bắt buộc trả tiền cho nội dung ở nước ngoài là thứ khó để bắt chước ở Việt Nam. |
Vì vậy, nếu coi báo chí Việt Nam là một sản phẩm Việt, làm bởi người Việt, trước hết để bán cho người dùng ở trong nước, cơ quan báo chí cần chọn ra con đường thu phí báo chí phù hợp với một thị trường ưa thích sản phẩm miễn phí.
Vậy đâu là những nền tảng Việt miễn phí thành công? Có thể kể tới Zalo với hơn 50 triệu người dùng tính đến năm 2020, Muvik từng thành công trước khi có TikTok, tương tự là ccTalk trước khi có YouTube, Facebook.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là mô hình thành công về mặt người dùng, chưa phải thành công về doanh thu. Nếu xem xét kỹ hơn về về Zalo và Muvik sẽ thấy các nền tảng này sớm thành công nhờ khả năng tiếp cận người dùng cuối nhanh chóng khi những sản phẩm ngoại chưa kịp chiếm lĩnh thị trường Việt.
Vậy còn những sản phẩm trả phí thành công? Gần đây chúng ta có Ròm, một bộ phim được đánh giá nghệ thuật, nhưng cảm nhận của người xem là chia rẽ. Trên VnExpress, bộ phim nhận được 6.1/10 điểm từ 284 lá phiếu của người xem, tính tới thời điểm viết bài.
“Phim chẳng có điểm nhấn gì cả ,cái kết nhạt chẳng ai hiểu gì hết và khi đèn sáng thì ra về”, trích một bình luận được nhiều người thích trên VnExpress. Các ý kiến khác đổ lỗi cho bộ phim đã bị cắt xén nhiều nên không còn hấp dẫn như bản gốc từng được công chiếu ở liên hoan phim.
Thế nhưng, bộ phim vẫn kiếm được 30 tỷ doanh thu phòng vé chỉ sau 3 ngày công chiếu, theo Box Office Việt Nam. Sau 10 ngày, con số này là 55 tỷ đồng, được xem là hiện tượng phòng vé phim Việt năm 2020 này.
Bộ phim Ròm đã rất thành công khi bán câu chuyện thay vì bán sản phẩm. |
Bộ phim đã xây dựng cả một chiến dịch marketing âm thầm nhưng dài hơi, gieo vào đầu khán giả câu chuyện về hành trình khó khăn của đoàn làm phim, từ lúc khởi quay cho đến khi đem đi dự thi ‘chui’ ở Liên hoan Phim quốc tế Busan.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia, thành công của phim chính là bán câu chuyện trước khi bán sản phẩm. Câu chuyện lấy đi nước mắt và sự đồng cảm của khán giả, được tô vẽ đẹp đẽ bằng marketing giúp bộ phim thắng lớn về mặt doanh thu dù sản phẩm chưa thực sự ấn tượng.
Còn với báo chí thu phí, việc bán câu chuyện cũng như vậy, tất nhiên mỗi cơ quan báo chí cần tạo dựng câu chuyện khác nhau, phù hợp với đối tượng độc giả khác nhau. Chẳng hạn, độc giả nên chăng được biết nhiều hơn về quá trình tác nghiệp khó khăn hiểm trở của nhà báo ở những vùng nguy hiểm hay bất kỳ câu chuyện có cảm xúc nào.
Ở một góc nhìn khác, iPhone đã rất thành công ở Việt Nam, chiếm lĩnh hoàn toàn thị phần của gã khổng lồ Nokia. Người ta có lý do để tin rằng Steve Jobs chính là sức hút khiến người dùng đổ xô đi mua iPhone.
iPhone vốn nổi tiếng là tạo ra nhiều vấn đề (cáp, sạc, tai nghe, chuẩn kết nối...) để rồi bán các giải pháp cho những vấn đề đó và iPhone 12 series cũng không phải ngoại lệ |
Nhưng ngày nay, iPhone 12 nhiều khả năng vẫn được Tim Cook tiếp nối thành công đó, dù cho chiếc điện thoại này không bán kèm củ sạc với lý do thân thiện môi trường. Đây có thể xem là một case study điển hình của bài học kinh doanh vỡ lòng: Tạo ra vấn đề rồi bán giải pháp.
Liệu báo chí có thể khiến thông tin mà người đọc thu nhận ít đi, từ đó bán nội dung trả tiền với giá cắt cổ như Apple đã làm với các loại phụ kiện của iPhone? Báo chí không phải một nền tảng thông tin độc quyền nhưng có độ chính xác cao. Vì thế, để làm được điều này, cần có sự chắt lọc, chọn lọc thông tin bán ra một cách thông minh, khôn khéo.
Tất nhiên, chừng đó góc nhìn vẫn là quá hạn hẹp và chưa thể bao quát hết cơ hội thu phí cho báo chí ở thời đại cách mạng 4.0. Song rất có thể cơ hội sẽ đến vào một thời điểm ‘chín muồi’ khi ý tưởng được công nghệ trợ giúp gặp đúng đối tượng độc giả có nhu cầu.
Phương Nguyễn
Xây dựng nền tảng, hệ sinh thái cho báo chí thu phí như thế nào?
Những khái niệm tưởng chừng như không liên quan đến báo điện tử nhưng đã bắt đầu gắn liền mật thiết với sự chuyển dịch của báo chí thu phí.