Nhận định, soi kèo Najran vs Al Kholood, 23h00 ngày 15/5

Ngoại Hạng Anh 2025-01-17 07:59:21 464
ậnđịnhsoikèoNajranvsAlKholoodhngàlichtructiepbongda   Pha lê - 15/05/2023 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/628c898573.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Torino vs Juventus, 0h00 ngày 12/1

Bảng điện tử cảnh báo người dân không chơi Pokemon Go tại TP HCM. Ảnh: Khải Trần.

Trước đó 1 ngày, tại buổi họp giao ban, lãnh đạo Công an huyện Thạch Hà đã quán triệt, cấm các nhân viên trong toàn đơn vị tải trò chơi Pokemon Go và chơi trò này.

Các chiến sỹ, cán bộ làm việc tại đơn vị cũng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người thân và bạn bè không nên chơi trò này.

Ngoài ra, Công an huyện này cũng nghiêm cấm người dân không được chơi Pokemon Go khi đến giao dịch và làm việc tại trụ sở.

“Việc cấm các nhân viên trong toàn đơn vị chơi Pokemon Go vì trò chơi này cần bật thiết bị định vị, tiềm ẩn nguy cơ lộ bí mật của cơ quan và nhà nước. Cấm người dân khi đến làm việc tại đơn vị không chơi trò này là để ngăn chặn kẻ gian lợi dụng thu thập thông tin”, trung tá Việt lý giải.

Trường hợp cá nhân nào đã tải trò chơi về thì phải xóa khỏi điện thoại di động và các thiết bị có chứa thông tin, hình ảnh thuộc danh mục tài liệu mật. 

Trong khi đó theo báo Bình Định Online, trước nguy cơ lộ bí mật quân sự, bí mật Nhà nước, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bình Định đã chỉ thị cấm mọi quân nhân, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng trong toàn lực lượng vũ trang  tỉnh chơi trò chơi Pokemon Go.

Nghiêm cấm người dân chơi Pokemon Go vì họ có thể vô tình, cố ý hoặc lợi dụng chơi trò chơi Pokemon Go để đi vào khu vực quân sự quay phim, chụp ảnh, định vị, thu thập thông tin.

Đồng thời, trong quá trình huấn luyện, học tập công tác ở những vị trí, địa điểm trọng yếu, Bộ CHQS tỉnh cũng nghiêm cấm quân nhân mang điện thoại vào, dù đã tắt nguồn.

Pokemon Go là trò chơi tương tác ảo được Niantic phát triển và The Pokemon Company phát hành dành cho các thiết bị Android, iOS.

Trò chơi cho phép người chơi bắt, đấu, huấn luyện và trao đổi Pokemon trong thế giới thực bằng cách sử dụng GPS, camera của thiết bị.

Ngay từ khi ra mắt vào tháng 7 vừa qua, Pokemon Go nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên smartphone, vượt qua cả kỷ lục Candy Crush Saga nắm giữ trước đó.

">

Công an huyện cấm cán bộ, chiến sĩ chơi Pokemon Go

">

Vì sao một quốc gia tiến bộ như Nhật Bản tới tận năm 2016 vẫn dùng đĩa CD, điện thoại nắp gập?

Những chiếc xe hết đát bị loại bỏ tại Myanmar. Ảnh: Demotix.

Trước năm 2011, tại Myanmar chỉ có những mẫu xe Nhật Bản đời 1980 trở về trước. Theo số liệu từ Tổng cục Đường bộ Giao thông vận tải Myanmar, tính đến tháng 8/2011, Myanmar có 370.000 xe hơi đăng ký, trong đó có 55.417 chiếc có tuổi đời trên 20 năm.

Thị trường xe hơi tại Myanmar cũng khác so với Cuba. Bởi tại quốc gia Trung Mỹ, các loại xe từ 1950 – 1960 của Mỹ khá phổ biến, trong khi người Myanmar lại chuộng xe Nhật bản.

Theo Oxford Business Group,  hơn 60% lượng xe đang lưu hành tại Myanmar là Toyota. 32% người được hỏi cho biết sẽ mua xe Toyota trong tương lai. Những từ khóa về xe hơi được tìm kiếm nhiều nhất tại quốc gia này là Toyta Crown, Toyora Fielder, Toyota Wish, ...

Xe hơi ở Myanmar đắt hay rẻ so với Việt Nam?
Các hãng xe lớn bắt đầu đặt chân vào Myanmar sau nửa thế kỷ bị cấm vận. Ảnh: AFP.

Năm 2011, chính quyền Myanmar ban hành luật cho phép những người đang sở hữu xe hơi cũ mua xe mới. Mỗi chiếc xe có tuổi đời từ 30-40 năm sẽ tương ứng với một tấm giấy phép để mua một mẫu xe được sản xuất sau năm 1995.

Các chủ sở hữu sẽ bàn giao xe cũ cho chính phủ để đổi lấy tấm giấy phép mua xe. Họ có thể mua xe mới hoặc bán giấy phép này để đổi lấy một khoản tiền. Nhờ việc dỡ bỏ lệnh cấm, thị trường Myanmar tăng tốc đột biến. 

Trong khoảng vài năm lại đây, các hãng xe lớn trên thế giới như Ford, Toyota, Mazda, BMW… đều đã mở showroom tại quốc gia này để khai thác tiềm năng từ thị trường mới nổi.

Tính đến cuối năm 2014, cả nước có 643.719 chiếc xe, tăng gần gấp đôi so với 3 năm trước đó. Theo hãng nghiên cứu Frost & Sullivan, thị trường ôtô tại Myanmar sẽ tăng trưởng khoảng 7,8% trong giai đoạn từ nay đến 2019, một phần do thu nhập người dân ngày càng tăng và đồng nội tệ mạnh lên so với đôla Mỹ trong những năm gần đây. Giờ đây, tại Thủ đô Yangon, những chiếc xe đời mới chạy đầy đường không còn là chuyện lạ.

Tuy nhiên, mức giá để mua xe tại quốc gia này không hề rẻ. Những cư dân thuộc “tầng lớp trung lưu mới” mới đủ khả năng chi trả.

Xe hơi ở Myanmar đắt hay rẻ so với Việt Nam?
Những siêu xe hàng đầu thế giới cũng có mặt tại quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh: EMG.

Luật thuế ôtô ở Myanmar cũng thường xuyên thay đổi. Thông thường, xe ôtô nhập khẩu vào Myanmar phải chịu thuế hải quan và thuế nhập khẩu. Tùy vào mục đích sử dụng, mức thuế sẽ khác nhau.

Chẳng hạn những chiếc xe mua làm taxi có thuế hải quan 3% và thuế nhập khẩu 25%. Những loại xe này phục vụ công chúng và giúp phát triển đất nước nên được đánh thuế thấp. Tuy nhiên, những chiếc xe hơi cá nhân dưới 2.0 sẽ phải chịu thuế hải quan 30% và thuế nhập khẩu 25%. Với các dòng xe trên 2.0, thuế hải quan áp dụng mức 40% và thuế nhập khẩu 25%.

Chủ xe cũng được yêu cầu nộp lệ phí đăng ký bổ sung tại Cục Quản lý Giao thông Vận tải Đường bộ nếu muốn ra biển số.

Xe hơi ở Myanmar đắt hay rẻ so với Việt Nam?
Thuế đăng ký xe tại Myanmar là rào cản đối với người nghèo muốn sở hữu ôtô. Ảnh:Investasian.

Mức thuế được tính dựa trên dung tích động cơ. Những mẫu xe có dung tích từ 1.3 lít đến 2.0 lít phải nộp 80% so với giá CIF. Với những dòng xe dung tích trên 2.0 lít đến 5.0 lít, mức phí phải nộp bằng 100% so với giá CIF.  Và cuối cùng là những dòng siêu xe dung tích trên 5.0 lít sẽ phải nộp 120% giá CIF.

Chẳng hạn những chiếc Rolls-Royce có giá gốc 500.000 USD sẽ được định giá khoảng 998.000 USD sau thuế, cao gần gấp đôi so với giá gốc. Hiện nay, tại Myanmar có khoảng 30 chiếc Rolls-Royce, 20 Bentley, vài chiếc Lamborghini.

Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của thị trường ôtô cũng là lúc vấn nạn tắc đường hoành hành. Tương tự quốc gia láng giềng Thái Lan, nạn kẹt xe tại thủ đô Yangon đã trở thành một “đặc sản”.

Nhìn chung, Myanmar là thị trường mới bùng nổ, giá xe tại quốc gia này vẫn thấp hơn so với Việt Nam.

">

Xe hơi ở Myanmar đắt hay rẻ so với Việt Nam?

Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Getafe, 20h00 ngày 12/1: Nguy hiểm cận kề

Trong khi đó, người sẽ đánh bại Uber ở Trung Quốc trong tương lai lại có một cuộc sống thầm lặng hơn. Ngay trước khi sáng lập Didi Chuxing vào năm 2012, Cheng Wei đã đăng một bài viết trên blog về lòng hiếu thảo, hứa sẽ gọi điện cho cha mẹ mỗi tuần và đưa họ đi du lịch. “Đã đến lúc tôi thực sự nên làm điều gì đó cho mẹ của mình”, anh viết trên blog.

Bốn năm sau, Cheng khiêm tốn đã cho Kalanick ngạo nghễ nếm mùi thất bại lớn đầu tiên. Uber đã bó gối quy hàng trước Didi, chấm dứt cuộc chiến trợ giá khốc liệt ở thị trường gọi xe Trung Quốc.

Những người gần gũi với Cheng cho biết, tính cách khiêm tốn và thái độ tôn trọng bậc tiền bối đã giúp anh nhận được nhiều sự ủng hộ quý báu trong cuộc chiến chống lại Uber.

Anh giành được sự ủng hộ của các đại gia Internet Alibaba và Tencent, thuyết phục họ tư vấn và cấp vốn cho quá trình mở rộng của Didi ở Trung Quốc. Danh sách các nhà đầu tư của Didi còn có những cái tên sừng sỏ như Apple và gã khổng lồ tìm kiếm của Trung Quốc Baidu. Sau khi công bố thỏa thuận mua lại Uber Trung Quốc vào đầu tháng này, Didi được định giá ở mức 36 tỷ USD.

“Việc ba ông lớn Internet của Trung Quốc cùng bắt tay để tiếp sức cho một doanh nghiệp trong nước là điều chưa có tiền lệ”, Chris DeAngelis, tống giám đốc công ty tư vấn ADG cho biết. Công ty này chuyên giúp các công ty công nghệ phương Tây mở rộng thị trường ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc được các đại gia hậu thuẫn không chỉ đem đến những thuận lợi. Thách thức chính của Cheng sẽ là kiến tạo một chiến lược tăng trưởng làm hài lòng các mạnh thường quân hùng mạnh, những người có lợi ích kinh doanh xung đột nhau.

Khi Uber tăng cường hoạt động ở Trung Quốc, Cheng đã tìm lời khuyên từ các nhà sáng lập của Tencent, Alibaba và Lenovo. Nhà sáng lập của Lenovo, Liu Chuanzhi, khuyên anh dùng chiến tranh du kích để “ghìm chân và đánh bại Kalanick”.

Cheng cũng tiết lộ rằng nhà sáng lập của Tencent, Pony Ma, lại khuyên anh đối đầu trực diện để “hủy diệt” Kalanick. Jack Ma của Alibaba thì nói với anh rằng “chủ nghĩa đế quốc là con hổ giấy, vì thế hãy cầm chân anh ta trong một vài năm và rồi anh ta sẽ tự gặp rắc rối”.

Cheng sinh ra ở tỉnh Giang Tây vào năm 1983. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh ở đại học công nghệ hóa học Bắc Kinh, anh khởi nghiệp ở Alibaba với tư cách là nhân viên kinh doanh cho mảng thương mại điện tử B2B (business to business)

Trong bài viết trên blog của Cheng, có cả những bức ảnh về anh và ông chủ của mình, Jack Ma. Khi ấy, anh trông giống như một người bình thường được gặp người nổi tiếng. Có một bức ảnh cho thấy chàng thanh niên Cheng mặt non choẹt, đeo kính cận tỏ ra bẽn lẽn trước ông chủ của mình.

Nhưng Cheng nhanh chóng được thừa nhận là một nhà quản lý tài năng bất chấp tuổi tác còn trẻ, và thăng tiến thành nhà quản lý vùng trẻ nhất của công ty. “Cậu ấy luôn rất tham vọng và không bao giờ thỏa mãn với bản thân”, Wang Gang, sếp của anh ở Alibaba và là nhà đầu tư thiên thần của Didi nói. Thành công của Didi đã vượt xa kỳ vọng của Wang và cả chính Cheng.

May mắn cũng giúp Cheng phát triển Didi khi Tencent nhảy vào lĩnh vực thanh toán di động để cạnh tranh với Alipay của Alibaba. Tencent trở thành nhà đầu tư sớm của Didi vì dịch vụ gọi xe giúp hãng này thúc đẩy hoạt động thanh toán di động. Liên minh với Tencent khiến Cheng khó xử vì anh là nhân viên cũ của Alibaba. Nhưng nỗi lo này đã tan biến vào năm ngoái khi Didi sáp nhập với đối thủ Kuaidi Dache được Alibaba chống lưng.

Khi Didi phát triển hơn, công ty đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tiếng tăm: SoftBank Group, quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore, và hãng bảo hiểm nhân thọ đứng đầu Trung Quốc, China Life Insurance.

Tuy nhiên, Cheng đã phải vất vả vận dụng khả năng ngoại giao để quản lý lợi ích xung đột nhau của các nhà đầu tư. Chẳng hạn, Didi đã phải bỏ kế hoạch mua lại mảng bản đồ của Tencent và rút lại tham vọng bán ô tô vì Alibaba đang hoạt động trong những lĩnh vực này.

Vào năm 2014, Cheng đã chiêu mộ Jean Liu, cựu giám đốc của Goldman Sachs và là con gái của nhà sáng lập Lenovo. Là một người thông thạo tiếng Anh, cô trở thành bộ mặt của Didi ở nước ngoài và góp công đưa Apple đầu tư vào Didi.

“Điều khiến tôi ngạc nhiên là việc Cheng tuyển Jean và trao toàn quyền cho cô. Không dễ gì để các nhà sáng lập bỏ qua cái tôi của mình”, Jixun Foo, giám đốc điều hành của GGV Capital, một nhà đầu tư của Didi nói.

Cheng cũng giành được thiện cảm của chính phủ Trung Quốc, những người nắm quyền sinh sát với sự tồn vong của Didi. Dự thảo luật đầu tiên của Trung Quốc về dịch vụ gọi xe lẽ ra đã làm lụn bại hoạt động kinh doanh của Didi. Nhưng sau vài tháng vận động hành lang kín đáo, Didi đã thuyết phục chính phủ đã sửa luật để không làm ảnh hưởng đến lợi ích của mình.

Cheng từng xuất hiện bên cạnh các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, bao gồm chủ tịch nước Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh công nghệ ở Seattle, Mỹ vào tháng 9 năm ngoái.

“Chủ nghĩa dân tộc rõ ràng là một lá bài tốt để chơi khi bạn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài”, một nhà đầu tư của Didi nói.

">

Thuật đắc nhân tâm đã giúp CEO Didi đánh bại Uber như thế nào?

YouTube, dịch vụ chia sẻ video lớn nhất hành tinh, đang tìm cách giữ chân những ngôi sao của mình và đồng thời tìm mọi cách chống trả lại sự phát triển ngày càng lớn của đối thủ Facebook.

Để chống lại cuộc cạnh tranh của Facebook, Snapchat và Twitter, YouTube đang phát triển một tính năng được nội bộ công ty gọi với cái tên "Backstage". Thông qua tính năng mới này, người sử dụng có thể chia sẻ ảnh, poll, đường dẫn, bài viết và video cho các subscriber (người đăng ký theo dõi). Backstage dự kiến sẽ chính thức trình làng vào cuối năm nay, có thể là vào mùa thu, trên bản di động và PC, và sẽ bắt đầu với những tài khoản YouTube nổi tiếng trước, theo Venture Beat.

Tương tự như Facebook Timeline hoặc phần hồ sơ của Twitter, Backstage sẽ xuất hiện ở cùng vị trí với các tab Home và Video, bên trong kênh YouTube cá nhân. Các bài chia sẻ vào Backstage sẽ xuất hiện theo trình tự thời gian và sẽ xuất hiện ở phần feed và thông báo của subscriber, và người hâm mộ hoàn toàn có thể đọc được.

Mặc dụ Backstage dự kiến sẽ giới thiệu một dạng nội dung hoàn toàn mới trên YouTube, bao gồm các bài viết giống Twitter, bài đăng dạng chữ và các poll theo chủ đề, đây cũng là cơ hội mới để người dùng chia sẻ thêm video. Backstage sẽ thúc đẩy người dùng chia sẻ các nội dung video dạng truyền thống cũng như các những video chỉ dành riêng cho Backstage, tạo cơ hội để người sản xuất nội dung chia sẻ những video thân mật hơn, video xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc chia sẻ riêng video giữa YouTuber và các fan.

">

Backstage: Quân cờ mới có thể khiến YouTube đánh bại Facebook

Ngày xưa, khi nhắc đến những chiếc TV, nhà nhà đều nhớ những câu slogan như “Nét như Sony” hay
“Đẹp như Panasonic”… điều đó đủ để thấy những chiếc TV mang thương hiệu Nhật từng làm chúng ta say mê thế nào. Nếu sinh ra vào thập niên 80, nhớ lại ngày bé, nhà nào sở hữu một chiếc TV Toshiba cỡ lớn của Nhật là cả một sự tự hào. Thế nhưng, tất cả đã là chuyện của quá khứ. Có quá nhiều lý do để hào quang của các hãng TV Nhật ngày nào vỡ vụn như bong bóng xà phòng.

Do áp lực của cuộc chiến giá cả, tháng 2/2015, Panasonic tuyên bố rút khỏi thị trường TV quốc tế. Những sản phẩm giá rẻ hơn của hãng này với thương hiệu Sanyo, vốn được bán tràn lan ở các siêu thị từ Việt Nam đến Walmart của Mỹ, cũng đã chỉ còn là thứ mà người Nhật “tự sản tự tiêu”. Toshiba cũng ngừng sản xuất và bán TV tại Bắc Mỹ từ tháng 3/2015 vì một lý do tương tự: Không thể cạnh tranh về giá cả cũng như thông số với các đối thủ khác. Ngược lại, tập đoàn Sony lại lựa chọn tách mảng sản xuất TV ra thành một công ty con hoạt động độc lập.

Theo ông Peter Richardson, Giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint: “Lý do các công ty Nhật Bản có ngày nay chính là do chiến lược. Các thương hiệu Nhật như Sony và Panasonic luôn chú trọng vào chất lượng, nhưng thực sự họ không có khả năng đem lại sự khác biệt đến thị trường. Ngoài ra, cơ cấu kinh doanh tốn kém và phức tạp khiến các hãng điện tử Nhật Bản khó thu về lợi nhuận đáng kể”.

“10 năm vẫn chạy tốt”?

Không chỉ có vậy, do không theo kịp sự thay đổi về quan niệm tiêu dùng của khách hàng mà các hãng điện tử Nhật Bản đã hụt hơi trong cuộc cạnh tranh với Hàn Quốc và Trung Quốc. Các hãng điện tử Nhật Bản, trong đó có Sony, tin tưởng rằng cứ “nồi đồng cối đá”, “10 năm vẫn chạy tốt” là khách hàng sẽ chấp nhận bỏ mức giá thật cao để mua sản phẩm của họ. Đúng là chất lượng cao và bền là một yếu tố thu hút khách hàng, nhưng đứng  giữa thị trường bạt ngàn sản phẩm, những mẫu quảng cáo phủ kín truyền thông đánh đúng tâm lý tiêu dùng “rẻ hơn, đẹp hơn, công nghệ cao hơn” thì người tiêu dùng làm sao có thể trung thành với TV Nhật? Ai cũng muốn sản phẩm của mình “10 năm vẫn chạy tốt” nhưng công nghệ thay đổi chóng mặt từng ngày, 10 năm nữa chiếc TV bạn đang dùng trong nhà làm sao sở hữu công nghệ tiến tiến đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng phức tạp? Vậy nên có chạy tốt 10 năm cũng để làm gì!

Có còn là “Nét như TV Nhật”

">

TV Nhật Bản đang phải nhường đường cho TV Hàn, Trung Quốc?

友情链接