Mạng không dây đã được nâng cấp và phát triển theo những tiêu chuẩn phổ thông cho phép tất cả những thiết bị trên thế giới có thể tương thích với cùng mạng Wifi. Chuẩn Wifi hiện tại đang được dùng trên hầu hết tất cả thiết bị được gọi là 802.11ac, một dòng bạn có thể thấy ghi trên hộp router. Tiêu chuẩn này cho phép truyền dữ liệu không dây đa trạm với dung lượng lớn hơn 1GB và dung lượng truyền đơn hướng tối thiểu là 500 Mbps, với băng thông vô tuyến lên tới 160MHz.
Tiêu chuẩn Wifi ac đã và đang được dùng phổ biến từ năm 2013. Nhưng, tiêu chuẩn wifi vẫn thay đổi không ngừng và chắc chắn chúng ta cũng phải cập nhật kiến thức cho chính mình về những tiêu chuẩn mới sắp tới. Giờ để tôi giải đáp các thắc mắc: Wifi là gì, 802.11ac là gì và Wifi hoạt động như thế nào?
Quá trình tiêu chuẩn hóa Wi-Fi được kiểm soát với Liên minh Wi-Fi, một hiệp hội thương mại sở hữu thương hiệu Wi-Fi. Thông thường sẽ có một khoảng thời gian từ khi người ta công bố giao thức mới cho đến khi giao thức này được phổ biến và trong thời gian này, hàng loạt nhà sản xuất có thể cho ra thiết bị tương ứng. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề chồng chéo và khả năng tương thích chéo trong quá trình chuyển đổi, điều mà có khi phải tốn vài năm để mọi thứ có thể quay về vị trí trật tự.
Tuy thế, tiêu chuẩn Wi-Fi đang bị kiểm soát bởi các thông số khác, gồm tốc độ truyền qua cáp và thiết bị hiện nay. Bạn có thế nhận thấy tốc độ cáp quang cao nhất hiện tại là 1GB. Chúng ta đang trong thời kì ổn định khi mà hầu như ai cũng dùng 802.11ac và chả có nhiều lí do để đẩy mạnh quá trình phát triển. Tuy thế, áp lực vẫn đang gia tăng và những nhà nghiên cứu vẫn đang phát triển các giao thức mới.
Khi tiêu chuẩn 802.11ac được ra đời, nó có rất nhiều nâng cấp so với tiêu chuẩn cũ 802.11n và đã giải quyết nhiều vấn đề của Wi-Fi. Thế mạnh của tiêu chuẩn hiện tại gồm:
Mỗi chuẩn Wi-Fi mới đều mang lại một bước nhảy vọt về tốc độ. Chuẩn "ac" có thể hoạt động ở kênh 80 MHz hoặc chuyển sang băng tần 5GHz và kênh kép lên tới 160 MHz, cho phép gửi nhiều dữ liệu hơn. Điều này có nghĩa là, với 8 ăng ten 80 MHz, ta có thể đạt tốc độ tối thiểu 3.47 Gbps nhưng vẫn có nhiều thứ hạn chế tốc độ này. Các bản cập nhật mới cũng đã giúp 802.11ac trở nên nhanh hơn.
802.11n (hoặc các tiêu chuẩn cũ) hoạt động ở băng tần 2.4 GHz, mọi thứ đều chia sẻ băng tần này từ điện thoại không dây, thiết bị Bluetooth, máy giám sát em bé, lò vi sóng. 802.11ac có thể tương thích ngược và dễ dàng sử dụng băng tần 2.4 GHz: vì băng tần này rất dễ định dạng và vẫn sẽ là lựa chọn phổ biến cho tất cả các thiết bị không dây trong nhà.
Tuy nhiên, 802.11ac cũng có thể truy cập băng tần 5GHz. Ở tần số này, khoảng cách truyền bị giảm để có thể truyền được nhiều dữ liệu hơn với tốc độ cao hơn. Lợi ích lớn nhất vẫn là giảm được rất nhiều nhiễu ở băng tần 5GHz. Khi bạn thấy một router ghi "dual-band" (hai băng tần), thì bạn có thể hiểu là router này có thể hoạt động ở 5GHz và một router thông minh có thể tự động chuyển thiết bị đến băng tần khác nếu băng tần mặc định bị quá tải.
Các hàng dài hành khách bị mắc kẹt tại quầy làm thủ tục ở sân bay Hong Kong khi hệ thống đăng ký lấy chỗ của nhiều hãng hàng không bị mắc lỗi máy tính sáng 28/9. Ảnh: BGR
Tờ Telegraph đưa tin, các sân bay Heathrow và Gatwick ở London, Charles de Gaulle ở Paris, Changi ở Singapore, Reagan ở Washington DC, Zurich, Melbourne và Johannesburg nằm trong số các địa điểm bị ảnh hưởng trong sự cố. Tổng cộng có tới hơn 100 sân bay trên khắp thế giới và các dịch vụ đăng lý trực tuyến của nhiều hãng hàng không đã gặp trục trặc.
Vấn đề được xác định bắt nguồn từ một nhà cung cấp phần mềm có tên Amadeus và phần mềm đăng ký Amadeus Altea. Trong một tuyên bố phát đi vào chiều cùng ngày, công ty Amadeus cho biết đã giải quyết xong sự cố.
"Amadeus có thể xác nhận rằng các hệ thống của chúng tôi đã được khôi phục và hiện đang vận hành như bình thường. Trong suốt buổi sáng, chúng tôi đã gặp phải một lỗi mạng lưới gây trở ngại cho một phần hệ thống của chúng tôi. Hậu quả là, các khách hàng lâm vào tình cảnh tắc, kẹt ở một số dịch dịch vụ nhất định. Các đội kỹ thuật của chúng tôi đã ngay lập tức hành động để nhận diện nguyên nhân sự cố và giảm thiểu tác động đến các khách hàng. Amadeus lấy làm tiếc về bất kỳ sự bất tiện nào mà các khách hàng phải hứng chịu", trích tuyên bố của Amadeus.
Hậu quả của sự đình trệ sau đó vẫn còn rõ thấy tại các sân bay bị ảnh hưởng trên khắp thế giới, dù phần mềm đăng ký đã khôi phục hoạt động bình thường.
Các vấn đề IT được coi là thủ phạm cho hàng loạt vụ chậm chuyến, hủy chuyến nghiêm trọng trên thế giới hồi năm ngoái. Hồi tháng 1 năm nay, một sự cố với hệ thống của Delta từng làm ngừng trệ các chuyến bay ở nhiều nơi trên thế giới. Một trục trặc tương tự với hệ thống máy tính của British Airways cũng khiến hàng ngàn chuyến bay bị hủy trong tháng 5.
Amadeus không nói cụ thể lỗi máy tính là gì. Song, việc một nhà cung cấp phần mềm có thể làm dừng hoạt động các hệ thống đăng ký lấy chỗ của hàng trăm hãng hàng không cho thấy, hệ thống hàng không quốc tế dễ bị mắc lỗi IT tới mức nào.
Tuấn Anh(Theo BGR)
" alt=""/>Lỗi máy tính gây náo loạn hơn 100 sân bay khắp thế giớiTiết kiệm dung lượng bộ nhớ
Bạn nên thường xuyên xóa các dữ liệu duyệt web và bộ nhớ cache vì chúng chiếm kha khá dung lượng của máy. Bên cạnh đó, hãy xóa các ứng dụng không sử dụng đến cũng như các dữ liệu không cần thiết đặc biệt là các hình ảnh, video, file dung lượng lớn. Đối với các dữ liệu cần giữ lại nên chuyển chúng lên đám mây, máy tính cá nhân hoặc thẻ nhớ để tránh điện thoại bị đầy bộ nhớ trong.
Tiết kiệm chi phí di động
" alt=""/>Tuyệt chiêu dùng di động cho doanh nhân