CMC cùng chuyên gia người Việt tại Nhật tìm giải pháp xây dựng Smart City cho Việt Nam

  发布时间:2025-01-21 18:04:12   作者:玩站小弟   我要评论
CMC phối hợp với Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (NASATI) và Mạng lưới học thuật Việt Nlịch thi đấu tối naylịch thi đấu tối nay、、。

CMC phối hợp với Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (NASATI) và Mạng lưới học thuật Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) tổ chức Hội thảo quốc tế về Thành phố thông minh.

Ngày 6/5/2019,ùngchuyêngiangườiViệttạiNhậttìmgiảiphápxâydựngSmartCitychoViệlịch thi đấu tối nay Tập đoàn Công nghệ CMC phối hợp với Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (NASATI) và Mạng lưới học thuật Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) tổ chức Hội thảo quốc tế “Thành phố thông minh: Từ nghiên cứu đến ứng dụng triển khai tại Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức với kỳ vọng tạo ra sự kết nối giữa các nhà khoa học của Nhật Bản với giới khoa học và các doanh nghiệp ở trong nước, phục vụ thương mại hóa kết quả nghiên cứu liên quan tới Thành phố thông minh (Smart City).

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC cho biết: “CMC với tư cách một tập đoàn công nghệ tại Việt Nam rất mong muốn được lắng nghe, tìm hiểu các kinh nghiệm, mô hình thành phố thông minh trên thế giới. Được biết các nhà khoa học Nhật Bản và tiến sỹ Việt Nam tại Nhật đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này, chúng tôi hi vọng sẽ có được nhiều thông tin, kiến thức từ quý vị. Bên cạnh đó, CMC cũng sẽ chia sẻ những hiểu biết của chúng tôi trong thời gian qua về nghiên cứu công nghệ phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam.”

Ông Nguyễn Trung Chính Chủ tịch CMC

Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Nguyễn Chấn Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC - CIST đã có phần giới thiệu về Viện CIST và các thành quả nghiên cứu bước đầu về thành phố thông minh. Theo đó, ông Nguyễn Chấn Hùng đã chỉ ra một số hạn chế khi triển khai Smart City tại Việt Nam như: tỉ lệ camera trên đầu người ở Việt Nam còn thấp so với các đô thị lớn trên thế giới, chất lượng camera và phần mềm xử lý thông minh chưa tốt, giá thành còn cao, an ninh an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu chưa tốt… Ông Nguyễn Chấn Hùng cũng giới thiệu thành quả của Viện CIST là Chuỗi nghiên cứu AI-over-IoT (AIoT), giải quyết được bài toán về nhận dạng mặt, nhận dạng vật thể, biển số và các bất thường, thiên tai… trong áp dụng công nghệ thành phố thông minh. Theo ông Hùng, Việt Nam là thị trường có nhiều đặc thù nên ngoài bài toán công nghệ, cần phối hợp với nhiều giải pháp khác về quản lý, đào tạo, ứng dụng thực tế…

PGS.TS Nguyễn Chấn Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC - CIST .

Phần tiếp theo của Hội thảo đã công bố các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Thành phố thông minh của các nhà khoa học trẻ người Việt Nam đã, đang làm việc và học tập tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty công nghệ tại Nhật Bản. Tiến sỹ Trần Huỳnh Ngọc, Viện Công nghệ Toyota đã trình bày một góc nhìn về mô hình lưới điện thông minh trong mối liên hệ với các nghiên cứu ở Nhật và tập đoàn Toyota.

Tiến sỹ Trần Huỳnh Ngọc, Viện Công nghệ Toyota.

Tiến sỹ Tạ Đức Tùng (hiện đang công tác tại phòng nghiên cứu Kawahara thuộc Đại học Tokyo) mô tả một số hướng nghiên cứu về đô thị thông minh hiện nay tại Nhật Bản bao gồm vấn đề giao thông cá nhân, nông nghiệp thông minh qui mô nhỏ, mạng cảm biến không dây và chế tạo robot, đồng thời đưa ra một cái nhìn sơ bộ về chính sách phát triển Xã hội 5.0 tại Nhật Bản.

相关文章

最新评论