Mới đây, một số chuyên gia của hội tâm lí giáo dục ở tỉnh cho rằng cần đưa vấn đề đọc đúng, viết đúng tiếng Việt vào mục tiêu chương trình. Các vị này còn viện dẫn chứng học sinh cả ba miền hát sai bài Quốc ca. Theo tôi, ý này chưa hẳn đã đúng vì vấn đề âm sắc vùng miền.
Giọng nói mỗi vùng miền khác nhau tạo nên nền văn hóa đa âm, đa sắc
Tôi không có trình độ về ngôn ngữ học nên tôi chỉ biết nói thế. Ngay trong một xã, giọng nói của hai làng đã khác nhau. Trong một huyện, có xã lại có cách phát âm rất đặc biệt. Trong một tỉnh, một vùng, một dải đất thì chuyện đó là đương nhiên.
|
Ảnh Thanh Hùng |
Ai có dịp về xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương sẽ được nghe giọng nói rất riêng biệt của người dân xã này. Người dân ở đây nói hụt hẳn đi âm chính, “ua” thành “u”, “tỏi” thành “tuổi”, “quyết” thành “quýt”. Chẳng hạn, nhà có khách, họ nói “Chú cứ ở đây chơi, tui đi mu mớ rau muúng về luục, ăn canh cu mãi chán rùi”. Ai mới đến đây lần đầu, thấy buồn cười nhưng về sau lại thấy đáng yêu vì đó mới là người Cổ Dũng. Trời cho họ tiếng nói ấy, giọng nói ấy.
Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có giọng nói riêng, khiến ta yêu quý từng vùng đất ấy. Miền trung nằng nặng mà đằm thắm, miền Nam lệch vần mà dễ thương, miền Bắc có vẻ chuẩn hơn nhưng khô khan không mấy ấn tượng…
Nói chung, mỗi vùng, mỗi miền có giọng nói riêng, tất cả những giọng nói đó tạo nên nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc quê hương. Nói nôm na đó là nền văn hóa đa âm, đa sắc rất quý.
Cần rèn học sinh đọc đúng, viết đúng nhưng đừng cố nắn cách phát âm
Nếu theo ý kiến của ông Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục tỉnh Tiền Giang và những người ủng hộ ông thì đi dạy học, chúng ta cứ phải nắn giọng cho học sinh đọc và nói chuẩn theo ý mình sao.
Chẳng hạn, dạy học ở Nam Bộ, khi học sinh đọc “Đêm nay, ăng đứng gaác ở trại, trăng ngàng và gió núi bao la khiếng lòng ăng mang mác…” thì giáo viên cứ phải chỉnh a. Nếu thế thì ông Phạm Văn Khanh nghe biên tập viên Hoài Anh đọc thời sự trên VTV1 toàn là sai cả. Ông có biết rằng biên tập viên Hoài Anh được yêu mến còn nhờ có giọng đọc pha chút Nam Bộ.
Người ta có câu “chửi cha không bằng pha tiếng”. Câu nói này có ngụ ý hãy tôn trọng giọng nói riêng vùng miền.
Trong quá trình dạy tiếng Việt, các thầy cô giáo luôn chú ý sửa lỗi đọc và lỗi chính tả cho học sinh, giúp các em đọc đúng, viết đúng. Nhưng ai cũng ngầm hiểu có thể giọng nói vùng miền không chuẩn - thực ra cái chuẩn ở đây rất khó xác định vùng nào chuẩn nhưng chẳng qua ta nghe quen và thuận tai theo số đông - nên các em đọc “ngọng” nhưng các em viết chuẩn âm, chuẩn nghĩa là đạt yêu cầu.
Giả sử, học sinh Nam Bộ đọc “Sa Pa là moóng quà tặng dêệu kì mờa thiêng nhiêng dềnh cho đâấc nưước ta”, thì giáo viên đừng cố nắn các em. Nếu nắn các em đọc “Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta” thì các em không còn là dân Nam Bộ nữa, và điều đó là không hay.
Sách giáo khoa hiện hành luôn coi trọng chính tả vùng miền
Nếu ai quan tâm tới chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì sẽ thấy tiết chính tả luôn có bài tập chính tả phương ngữ. Các bài tập này có mục tiêu là luyện viết đúng âm đầu, vần dễ lẫn cho học sinh. Các bài tập chính tả này có kí hiệu riêng để từng vùng lựa chọn.
|
Một bài chính tả trong sách Tiếng Việt 3 tập 1 |
Chẳng hạn, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chọn bài tập 2a để phân biệt l/n, s/x, ch/tr,… Còn các tỉnh Nam Bộ và nam Trung Bộ thì chọn bài tập 2b để viết đúng v/d, an/ang… Lại có bài tập phân biệt dấu hỏi, dấu ngã dành cho những địa phương phát âm lệch hai thanh điệu đó…
Không thể dạy học sinh cả ba miền hát cùng giọng, nói cùng giọng
Ông Phạm Văn Khanh viện dẫn học sinh cả ba miền hát quốc ca sai như ông dẫn chứng là không đúng.Thứ nhất, ông cho rằng vùng Hà Nội mà hát ngọng l/n là hoàn toàn sai. Hà Tây (cũ) thì có thể.
Vấn đề lệch chuẩn âm đầu nặng nhất ở Bắc Bộ phải nói là là Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh… Quả đúng là rất cần rèn cho học sinh những tỉnh này đọc và nói đúng các âm đầu l/n. s/x… Mấy năm trước, giáo dục Hải Dương đã từng phát động phong trào tránh phát âm lệch chuẩn.
Thứ hai, ông cho rằng Quảng Nam, Đà Nẵng hát “Đoèn quên Việt Nem đi…” là cũng hoàn toàn không đúng. Các tỉnh miền Trung có giọng riêng nhưng không phải như ông Khanh tả.
Thứ ba, khu vực Sài Gòn, thường hát là “Đoàng quââng Diệc Naam đi chung long cứu quốc, bước chân dồn dang trên đường gập gâầng xa…” chứ không như ông nói.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là những điều bao quát chứ không thể đưa vào đó chi tiết nhỏ là dạy phát âm chuẩn giọng. Nếu dạy học sinh ba miền phát âm chuẩn giọng theo ý kiến ông Phạm Văn Khanh và một số người đồng quan điểm, thì vài chục năm nữa, từ Bắc xuống Nam, nước ta chỉ có một giọng nói thôi hay sao?
Tóm lại, chương trình dạy học có mục tiêu giúp học sinh đọc hay, viết đúng nhưng cần phải giữ bản sắc văn hóa vùng miền. Bài viết này vừa là để trao đổi, vừa là tham gia góp ý với chương trình giáo dục của nước nhà.
Tùng Sơn
" alt="Nói học sinh ba miền đều hát “sai” Quốc ca là không đúng"/>
Nói học sinh ba miền đều hát “sai” Quốc ca là không đúng
- Một trường Công giáo nhỏ ở miền tây Maryland nước Mỹ đã bị phản đối sau khi quyết định cấm một học sinh năm cuối bước vào lễ tốt nghiệp vào tuần tới.
|
Câu chuyện của Maddi Runkles được nhiều tờ báo lớn đưa tin và gây xôn xao dư luận nước Mỹ |
Bất chấp sự phản đối của dư luận và những áp lực ngày càng tăng từ các tổ chức chống phá thai, Học viện Heritage ở Hagerstown cho biết, nữ sinh năm cuối Maddi Runkles đã vi phạm các quy định của trường có các hoạt động tình dục.
Trong một bức thư gửi tới các phụ huynh hôm 24/5, hiệu trưởng nhà trường David R. Hobbs cho biết Runkles đang bị kỷ luật, “không phải vì cô bé có thai, mà vì vô đạo đức…”
Runkles, 18 tuổi là một học sinh đạt GPA 4.0, bắt đầu học ở trường từ năm 2009. Cô bé được phát hiện mang bầu hồi tháng Giêng và đã thông báo cho trường – nơi mà cha cô nằm trong hội đồng trường. Ban đầu, nhà trường cho biết Runkles sẽ bị đình chỉ học và cho thôi chức chủ tịch hội học sinh, đồng thời phải hoàn thành nốt năm học ở nhà.
Sau khi gia đình can thiệp, trường nói rằng Runkles được phép hoàn thành năm học với 14 bạn cùng lớp, nhưng sẽ không được lên bục nhận bằng tốt nghiệp. Gia đình cô bé cho rằng quyết định này là không công bằng, và cô bé đang bị phạt nặng hơn những học sinh khác.
“Chỉ vì tôi mang bầu, bạn có thể thấy kết cục của sai lầm này” – Runkles chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 24/5.
“Ngôi trường này lo lắng cho danh tiếng của mình, nhưng tôi cho rằng họ đang bỏ lỡ một cơ hội đáng kể để đưa ra một tấm gương về cách mà một cộng đồng, các trường Công giáo sẽ ứng xử như thế nào với những chàng trai, cô gái giống như tôi”.
Với hiệu trưởng trường, Runkles cần phải chịu trách nhiệm về hành động của mình và ông tin rằng hình phạt này sẽ là lời cảnh báo cho những học sinh khác.
Trường Heritage thành lập vào năm 1969, có 175 học sinh từ cấp mầm non tới lớp 12. Quan điểm của trường nhấn mạnh sự kiêng cữ. Họ yêu cầu học sinh của mình phải “giữ sự thanh khiết cho tới đêm tân hôn”.
“Chúng tôi dạy học sinh của mình về vẻ đẹp của hôn nhân và tình dục trong hôn nhân là một trong những điều đẹp đẽ của hôn nhân” – ông nói.
Trong khi đó, các tổ chức chống phá thai lại đứng về phía nữ sinh Runkles. Họ cho rằng việc nhà trường cô lập một học sinh mang thai sẽ khiến cho nhiều cô gái chọn cách phá thai, thay vì chịu đựng hình phạt và sự xấu hổ.
“Đó là một quyết định tồi” – Jeanne Mancini, chủ tịch nhóm March for Life khẳng định.
|
Runkles là một học sinh giỏi và là chủ tịch hội học sinh của trường |
Runkles cho biết, câu chuyện của cô đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông trong tuần qua. Các tờ báo như New York Times, CBS, Fox đều đăng tải câu chuyện này. Một số bạn bè và bạn cùng lớp – những người từng ủng hộ Runkles – thì bây giờ lại cho rằng cô chỉ đang tìm kiếm sự nổi tiếng.
Phản ứng dữ dội ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là trên mạng xã hội – nơi mà những người lạ, người quen và các bậc phụ huynh đã tấn công cô.
“Nó thực sự vượt khỏi tầm kiểm soát” – Runkles nói. “Các bà mẹ gắn thẻ (tag) tôi và nói những điều khó chịu về tôi. Những học sinh bắt đầu lập nhóm “chat” để lan truyền những tin đồn xấu. Mọi người nói rằng tôi hư hỏng và chỉ đang tìm kiếm sự chú ý”.
Chuyện của Runkles cũng khiến cha mẹ cô quyết định cho 2 đứa con còn lại đang học tại trường nghỉ học ở đây. Bố cô – ông Scott Runkles đã từ chức thành viên hội đồng trường. Em trai cô sẽ chuyển sang một trường Công giáo khác trong năm học tới.
Trong khi nữ sinh này cảm thấy những trải nghiệm ở Heritage đã hoàn toàn bị phá hủy thì cô cũng rất biết ơn khi gia đình và nhà thờ Baptist – nơi cô đi lễ vẫn luôn ở bên cạnh.
Hiện tại, Runkles đã được ĐH Bob Jones ở South Carolina chấp nhận. Cô không tin rằng Heritage sẽ thay đổi ý định về việc nhận bằng tốt nghiệp vào ngày 2/6, tuy nhiên Runkles cho biết, nếu trường thay đổi quyết định, cô sẽ tham gia.
“Tôi muốn tham dự bởi vì những người bạn thân nhất của tôi sẽ ở đó, và tôi muốn chia sẻ điều đó với họ” – cô nói.
Tuy vậy, Runkles cho biết cô cũng không hồi hộp ngồi chờ sự xem xét của trường. Cô có những việc khác cần quan tâm hơn. Con trai cô dự kiến sẽ chào đời vào ngày 4/9.
- Nguyễn Thảo(Theo The Washington Post)
" alt="Nữ sinh mang bầu gây xôn xao truyền thông nước Mỹ"/>
Nữ sinh mang bầu gây xôn xao truyền thông nước Mỹ