Ông Cương nhận định, trong kỷ nguyên số, dữ liệu gần như được coi là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp và thường xuyên trở thành mục tiêu của tin tặc nhắm đến. Do đó, bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp đôi khi là vấn đề sống còn.
“Ứng phó với những thách thức mới từ không gian mạng vào hệ thống thông tin của các tập đoàn, doanh nghiệp đã trở thành vấn đề cấp bách không chỉ của riêng tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân nào, mà là sự chung tay giúp sức của cả quốc gia; doanh nghiệp có phát triển thì đất nước mới đi lên”, Đại tá Nguyễn Ngọc Cương nói.
Lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho rằng, bảo đảm an toàn dữ liệu doanh nghiệp là một trong các vấn đề nổi cộm mà các doanh nghiệp phải đối mặt, là xu thế tất yếu không chỉ ở riêng nước ta mà trên bình diện toàn thế giới. Ông Cương chia sẻ, Việt Nam đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đạt được nhiều thành tựu.
Nhiều chính sách được ban hành để thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an toàn an ninh mạng. Cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin được xây dựng khá đồng bộ; hầu hết các ngành đều số hóa cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thủ tục hành chính. Kinh tế số được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet.
Hàng chục nghìn hệ thống thông tin bị tấn công mỗi năm
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đến từ không gian mạng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Cương, mỗi năm có hàng chục nghìn hệ thống thông tin trọng yếu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước bị tin tặc tấn công, cài mã độc, đánh cắp thông tin, phá hoại gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, thiệt hại về kinh tế.
Doanh nghiệp cần bảo vệ dữ liệu trong kỷ nguyên số. Ảnh minh họa: Internet |
Tình hình tội phạm mạng có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên môi trường mạng gia tăng, hoạt động tấn công mạng có chủ đích (APT) thu thập dữ liệu cá nhân, tổ chức đang diễn ra với quy mô lớn.
Từ thực trạng trên, ông Cương cho rằng việc bảo vệ các hệ thống thông tin trọng yếu trong chuyển đổi số phải được xem là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Trong đó, tăng cường hợp tác công - tư để huy động tiềm lực, cộng đồng trách nhiệm của mọi thành phần trong xã hội nhằm bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng trong thế giới số, phòng, chống tội phạm mạng, hướng tới xây dựng một thế giới số an toàn, lành mạnh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Duy Vũ
Thời gian gần đây, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận nhiều phản ánh liên quan tới việc giả mạo thương hiệu của Techcombank với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin và tài sản của người dùng.
" alt=""/>Bảo vệ dữ liệu là sống còn của doanh nghiệpGhi nhận của PV VietNamNet cho thấy, dữ liệu được hacker chia sẻ gồm tên, số điện thoại, địa chỉ email, nơi làm việc,... của khoảng 70 người dùng Việt Nam.
Đáng chú ý, theo các trường thông tin dữ liệu, nhiều khả năng chúng thuộc về cùng một tập người dùng là các giáo viên. Những người này công tác tại nhiều cơ sở giáo dục khác nhau, từ các trường tiểu học, THCS và có cả các trường THPT tại các tỉnh thành, địa phương trên cả nước.
Theo người đăng tải, những dữ liệu này thuộc về một website trường học phổ biến tại Việt Nam. Đây là dữ liệu mới được thu thập hồi tháng 7/2022 và chưa từng bị rò rỉ trước đó.
Hacker rao bán dữ liệu với giá 3.500 USD (khoảng 82 triệu đồng) và yêu cầu người mua phải trả bằng tiền mã hóa Monero (XMR). Hacker cũng để lại thông tin về một tài khoản Telegram để liên lạc.
Khi liên hệ với phía hacker, người này cho biết sẵn sàng chia sẻ khoảng 10.000 dữ liệu mẫu cho người mua kiểm tra trước khi tiền hành giao dịch. Đồng thời, chấp nhận việc thương lượng giá cả và bán dữ liệu theo từng gói nhỏ.
Tuy vậy, hacker rất cẩn trọng khi yêu cầu người mua phải là một tài khoản có tên tuổi và đã sinh hoạt lâu năm trên diễn đàn của giới hacker. Bài đăng của meli**** thu hút được sự quan tâm ngay sau đó.
Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh đã có nhiều cảnh báo được đưa ra bởi một số tổ chức trong và ngoài nước về một số vấn đề trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam. Theo đó, nhận thức và sự quan tâm của chính quyền về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác với người dân vẫn ở mức hạn chế.
Bình luận về câu chuyện trên, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu (Hieupc) cho rằng, việc hacker tuyên bố nắm trong tay 30 triệu dữ liệu người Việt là điều chưa thể xác minh.
“Từ thông tin mà hacker chia sẻ, có khả năng những dữ liệu này là thật. Nếu được xác định là chính xác, đây sẽ là một trong những vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất ở nước ta từ trước đến nay”, anh nói.
Nếu có được những dữ liệu nhạy cảm như đã tuyên bố, kẻ xấu có thể sử dụng chúng nhằm spam quảng cáo, tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm,... của các cá nhân liên quan.
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị rò rỉ dữ liệu, người dùng nên liên hệ với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Bộ TT&TT) https://canhbao.ncsc.gov.vn để được hỗ trợ.
Trọng Đạt
" alt=""/>30 triệu dữ liệu người Việt bị hacker rao bánTrong thời gian nghỉ học, trường yêu cầu sinh viên chủ động nghiên cứu các tài liệu, tự học ở nhà, tương tác với giảng viên khi cần, đồng thời cập nhật thông tin, kế hoạch học tập, thời khóa biểu trên website, fanpage.
![]() |
Hàng chục nghìn sinh viên ở TP.HCM nghỉ học từ hôm nay để chống Covid-19 |
Chiều tối hôm qua (1/12),Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thông báo tạm dừng học tập trung tại cơ sở chính ở Tân Phong (Q.7, TP.HCM) từ ngày 2/12 đến ngày 6/12.
Hơn 20.000 nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tại cơ sở này tạm dừng các hoạt động học tập, thi cử, hoạt động ngoại khóa, thay vào đó học tập trên nền tảng công nghệ số (giảng dạy trực tuyến).
Đối với các môn có lịch thi trong thời gian trên, sinh viên cập nhật lịch thi mới trên hệ thống thông tin sinh viên sau ngày 7/12.
Hiện các trường: ĐH Sài Gòn, ĐH Kinh tế Tài chính, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, CĐ Bách khoa Sài Gòn....liên tục nhắc nhở giảng viên, sinh viên nâng cao ý thức, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Minh Anh
Vì có người tiếp xúc gần với ca mắc Covid-19, một lớp ở trường THPT và 4 trường tiểu học trên địa bàn Quận 6 (TP.HCM) phải cho học sinh nghỉ học.
" alt=""/>Hàng chục nghìn sinh viên ở TP.HCM nghỉ học từ hôm nay để chống Covid