您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo National Bank of Egypt vs Petrojet, 21h00 ngày 28/1: Khách thất thần ra về
Giải trí5人已围观
简介 Pha lê - 28/01/2025 09:36 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Club Necaxa vs Cruz Azul, 10h05 ngày 29/1: Đâu dễ cho cửa trên
Giải tríPhạm Xuân Hải - 28/01/2025 10:31 Mexico ...
【Giải trí】
阅读更多Vị giáo sư không có bằng tiến sĩ, hơn 50 năm đóng góp cho ngành Vật lý
Giải tríSinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành, cha từng làm quan đầu tỉnh, nhưng vì chán ghét quan trường, 20 anh chị em của GS Đàm Trung Đồn đã được cha hướng theo con đường làm khoa học. Là con thứ 19 trong gia đình, giống như các anh chị mình, ông luôn ý thức việc phải nỗ lực, chăm chỉ học hành. Ngày toàn quốc kháng chiến, cậu bé Đàm Trung Đồn – khi ấy chưa học hết cấp 1 – theo gia đình tản cư về Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Cha mất, GS Đồn được các anh lớn trong nhà thay cha kèm cặp. Chỉ trong vòng hơn 2 năm, ông đã học xong chương trình cấp 2. Đến năm 1950, khi các anh trai đều đã thoát ly đi bộ đội và làm cán bộ tham gia kháng chiến, ông theo mẹ ra Hà Nội tiếp tục học hành.
Sống trong Hà Nội tạm chiếm nhưng lòng vẫn luôn hướng về kháng chiến, điều đó càng thôi thúc ông phải quyết tâm học tập. Thời phổ thông, ông từng là thủ khoa trong kỳ thi học sinh giỏi Vật lý của các trường trong vùng tạm chiếm. Đến năm 1952, với ước mơ trở thành một nhà khoa học, ông quyết tâm ghi danh vào Trường ĐH Khoa học Hà Nội.
GS Đàm Trung Đồn (1934) là một trong những nhà giáo đầu tiên tham gia giảng dạy tại ĐH Tổng hợp
Đến khi Hiệp định Geneve được ký kết, Trường ĐH Khoa học Hà Nội chuyển vào Sài Gòn. Trong khi rất nhiều sinh viên theo trường di cư vào Nam, GS Đồn là một trong số rất ít sinh viên được Thành Đoàn Thanh niên cứu quốc Hà Nội cử ra học lớp tiếp quản Thủ đô. Sau đó, trở về, ông tiếp tục học tại Trường ĐH Sư phạm Khoa học và tốt nghiệp khoá đầu tiên sau hoà bình lập lại vào năm 1956.
Lớp của ông năm đó cũng là lớp cán bộ đầu tiên được đào tạo để tham gia xây dựng các trường ĐH Tổng hợp, ĐH Xây Dựng, ĐH Bách khoa,… Cũng kể từ năm 1956, ông được phân công giảng dạy Vật lý tại ĐH Tổng hợp và trở thành lực lượng nòng cốt.
“Hồi ấy, ĐH Tổng hợp chỉ có một khoa Khoa học Tự nhiên, gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh. Tổ Vật lý có 5 người gồm thầy Kon Tum – khi ấy là hiệu trưởng nhà trường, thầy Vũ Như Canh, anh Phan Văn Thích, anh Phạm Viết Chinh và tôi.
Lớp cán bộ trẻ đều mới tốt nghiệp hệ 3 năm, tương đương trình độ đại học năm thứ 2 tại các trường đại học nước ngoài. Do đó, các anh em tôi đều được cử đi nước ngoài để bổ túc kiến thức còn thiếu. Thời điểm ấy, anh Phan Văn Thích, anh Phạm Viết Chinh được cử đi học ở Liên Xô, cho nên, giáo viên tổ Vật lý khi ấy không còn nhiều”, thầy Đồn nhớ lại.
Do hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu công tác, dù nhiều năm sau đó, năm nào ông cũng được cử đi nghiên cứu sinh, nhưng không năm nào được duyệt do nhu cầu công tác rất thiếu cán bộ.
GS Đồn phải ở lại trong nước làm việc với điều kiện hết sức khó khăn. Trường mới thành lập nên cơ sở vật chất rất thô sơ. Phòng thực tập Vật lý đại cương duy nhất khi ấy cũng không có trang thiết bị gì nhiều. GS Đàm Trung Đồn hiểu rằng, ông chỉ có một con đường duy nhất là phải tự học, tự làm.
GS Đàm Trung Đồn trong buổi gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Ban đầu tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng sau này, khi nhìn lại, tôi lại thấy đó là một may mắn. Tôi được đặt trong môi trường buộc bản thân phải nỗ lực rất nhiều. Thời điểm đó, hầu hết các vấn đề khoa học kỹ thuật của đất nước cần giải quyết đều gửi về ĐH Tổng hợp. Khi tham gia giải quyết các vấn đề thực tế, tôi cũng phải tự nghiên cứu, tìm tòi. Nhờ thế, tôi thấy mình trưởng thành rất nhanh”, GS Đồn nói.
Trong suốt giai đoạn 1959 – 1972, chủ trương của nhà trường là vừa tiến hành giảng dạy, vừa nghiên cứu phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thời điểm đó, GS Đồn đã có rất nhiều cống hiến cả trong đào tạo lẫn các nhiệm vụ của đất nước.
Đó là thời điểm ĐH Tổng hợp thí điểm đào tạo hệ 4 năm hoàn chỉnh thay vì 3 năm như trước đây, do đó cần xây dựng các giáo trình chuyên đề và các bài thực tập chuyên đề. GS Đồn nói, bản thân ông khi ấy không có gì cả, chỉ có sức trẻ nên đã quyết tâm tự học, đồng thời tự xây dựng phòng thí nghiệm.
Được GS Tạ Quang Bửu động viên, giúp đỡ về tài liệu, ông đã tự mày mò và học các kiến thức về bán dẫn. Ngoài ra, ông cũng nhờ những người bạn của mình đang học về bán dẫn tại ĐH Lomonosov gửi cho chương trình học và các bài tập chuyên đề bằng tiếng Nga, kết hợp với một số cuốn sách xin được từ các chuyên gia người Nga,… để tự xây dựng ra giáo trình chuyên đề.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là việc xây dựng các bài thực tập thí nghiệm. Ông lại tìm kiếm các linh kiện và một số phụ tùng trong nhóm đồ viện trợ, đồng thời xin từ các chuyên gia nước ngoài và nhờ bạn bè đang học tập ở nước ngoài mua giúp. Trên cơ sở đó, ông đã tự lắp ráp được các thiết bị đo lường điện tử theo sơ đồ tìm được trong các sách chuyên khảo và đã xây dựng được 4 bài thí nghiệm chuyên đề.
Tự mình đảm nhiệm từ việc biên soạn đến xây dựng các bài thí nghiệp chuyên đề, ông cũng tham gia giảng dạy ở hầu hết các chuyên đề của bộ môn, đồng thời hướng dẫn những luận văn tốt nghiệp đầu tiên cho sinh viên hệ 4 năm thí điểm của ĐH Tổng hợp.
Đến khi chiến tranh với Mỹ ở miền Nam lan rộng, nhà trường có chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu sang nghiên cứu phục vụ quốc phòng. Là người đầu tiên trong nước có kiến thức về linh kiện bán dẫn, lại am hiểu về kỹ thuật điện tử, GS Đồn tích cực tự làm các linh kiện như máy đo hay thiết bị đo hồng ngoại.
Nhờ ham học tập, mạnh dạn đi vào thực tế, ông được giao giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn gặp phải cả trong sản xuất và chiến đấu lúc ấy như nghiên cứu về hoạt động của thủy lôi trôi hay cách xác định các tính năng của vi mạch lần đầu tiên được sử dụng trong khí tài của Mỹ,…
Đất nước thống nhất, ĐH Tổng hợp tiếp tục có chủ trương chuẩn bị tích cực để tiến tới việc hướng dẫn nghiên cứu sinh trong nước. Chính GS Đồn cũng là người trực tiếp sửa chữa, cải tiến các thiết bị của bộ môn đã bị xuống cấp trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, đồng thời làm mới một số thiết bị bổ sung. Cho đến năm 1983, ông đã hướng dẫn thành công hai luận án phó tiến sĩ. Đó cũng là những luận án đầu tiên về vật lý thực nghiệm được hướng dẫn và bảo vệ thành công ở trong nước.
Với những cống hiến của mình, đến năm 1984, ông đã trở thành thầy giáo Vật lý đầu tiên của Trường ĐH Tổng hợp được Nhà nước phong hàm Giáo sư, cũng là “vị giáo sư đặc biệt” vì không có bằng tiến sĩ.
Trăn trở chuyện phát triển nhân tài
Năm 1992, khi GS Đàm Trung Đồn được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ làm trưởng đoàn dẫn đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế. Nhưng năm đầu tiên lại không có giải, kể cả là giải khuyến khích, điều đó khiến ông vô cùng trăn trở.
“Có mấy điều làm tôi vô cùng suy nghĩ. Học sinh của mình rất giỏi, nhưng chương trình học lại không cập nhật. Chưa kể, hiểu biết về thí nghiệm cũng rất ít do không được thực hành nhiều.
Tôi nhớ mãi trong chuyến bay trở về cùng đoàn Thái Lan, một phóng viên Thái Lan có đến hỏi tôi rằng: “Năm nay dẫn đoàn, ông có hài lòng với kết quả mà đoàn Việt Nam đạt được không?”. Tôi trả lời rằng, tôi rất hài lòng, bởi nhờ kết quả này đã giúp chúng tôi thấy rõ đoàn mình yếu ở chỗ nào và chương trình học đang thiếu ra sao”.
Đến khi quay trở về, ông đặt kế hoạch bồi dưỡng thêm cho học sinh về Vật lý hiện đại, đồng thời đề nghị cần sửa đổi cách bồi dưỡng và tuyển chọn học sinh giỏi, yêu cầu phải chú trọng đến phần thực hành. Để có thiết bị cho học sinh làm thí nghiệm, ông cũng tự làm, dù còn khá thô sơ. Nhưng cũng nhờ thế, những năm sau, kết quả của đội tuyển Việt Nam trong các kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế và Olympic Vật lý châu Á đều tăng vượt bậc, trong đó đã có nhiều Huy chương Vàng, Bạc.
Đến năm 2002, Việt Nam có thí sinh đoạt Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối của cuộc thi, đồng thời còn được nhận thêm giải đặc biệt về bài thi thí nghiệm có điểm số cao nhất.
Sự chuyển mình rõ rệt của đội tuyển Việt Nam khi ấy cũng đã khiến Hội đồng Olympic quốc tế vô cùng ngạc nhiên.
10 năm đào tạo và dẫn đoàn học sinh Việt Nam chinh chiến tại các kỳ thi quốc tế, điều khiến GS Đàm Trung Đồn tiếc nuối nhất là nhiều học sinh rất giỏi, nhưng sau đó lại tản mạn đi theo các ngành nghề khác.
“Tôi nghĩ rằng, nếu mình không đào tạo tiếp thì rất uổng, bởi những học sinh đi thi quốc tế đều là các em rất giỏi”.
Cuối cùng, trong một buổi họp hội đồng khoa học của ĐH Quốc gia Hà Nội, ông đề xuất phải lập hệ đào tạo cử nhân tài năng Toán, Lý, Hóa để tiếp tục tập trung những sinh viên xuất sắc, thực hiện việc đào tạo chất lượng cao. Suy nghĩ này của ông cũng trùng khớp với những điều Giám đốc ĐH Quốc gia khi ấy đang nung nấu.
Sau đó, hệ cử nhân tài năng chính thức được thành lập tại ĐH Quốc gia Hà Nội và GS Đàm Trung Đồn cũng đứng ra nhận trách nhiệm làm trưởng ban điều hành hệ đào tạo cử nhân tài năng này.
Ông đã đề ra một chương trình tốn ít thời gian chuẩn bị hơn là cho các sinh viên ngành Toán, Lý, Hóa trong hai năm đầu sẽ được dạy về các nền tảng khoa học cơ bản như nhau. Những sinh viên tài năng này sau đó sẽ được gửi đi du học nước ngoài.
Với những mối quan hệ quen biết của mình với các giáo sư thuộc các trường đại học trên thế giới, GS Đồn đã liên hệ với Trường ĐH Bách khoa Paris và giới thiệu được trên dưới 60 sinh viên sang Pháp đào tạo tiếp.
Ngoài ra, ông còn đề nghị hợp tác với Trường Mỏ Paris (đại học tổng hợp đa ngành đứng thứ 3 của Pháp); Trường ĐH Brown của Mỹ hay với Viện Jaist ở Nhật.
Cũng nhờ thế, trong những lứa sinh viên được GS Đàm Trung Đồn giới thiệu ra nước ngoài, rất nhiều người hiện đang là cán bộ chủ chốt của khoa; nhiều người trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước; cũng có người hiện đang là đồng nghiệp của ông trong ngành.
Mặc dù nghỉ hưu đã lâu, nhưng GS Đồn vẫn cần mẫn làm việc và tham gia đóng góp cho sự phát triển của ngành cũng như việc bồi dưỡng, đào tạo lớp trẻ tài năng. Ông tin tưởng và kỳ vọng, những thế hệ trẻ, khi đã có điều kiện học tập tốt hơn, sẽ tiếp tục thực hiện được những hoài bão mà lớp thế hệ như ông vẫn chưa thể thực hiện được.
Thúy Nga
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - 65 năm dẫn đầu về khoa học cơ bản
Trải qua 65 năm, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.
">...
【Giải trí】
阅读更多An toàn thông tin quốc gia hay quyền riêng tư của người dùng?
Giải tríQuyền riêng tư là một chủ đề hết sức nhạy cảm. Theo các chuyên gia, người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng chăm chăm yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình.Người dùng Facebook Việt bức xúc vì bị ép like Fanpage cá nhân"> ...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1: Ưu thế sân nhà
- Việt Nam có trường cao đẳng đầu tiên đào tạo ngành bán dẫn
- Cuộc sống đơn thân không hề cô đơn của MC Thảo Vân
- Công bố điểm thi lớp 10 tại TP.HCM vào ngày 13/6
- Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Chủ nhà chìm sâu
- Thái Hòa, Quỳnh Kool thắng lớn tại Cánh diều vàng 2023
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Puebla , 06h00 ngày 26/1: Chủ thắng trận, thua kèo
-
Ngọc Hân cho biết nhờ Quỳnh Nga - người đẹp truyền thông của Hoa hậu Việt Nam thế giới kết nối với Thuỷ Tiên bởi hai người đều là sinh viên ĐH Ngoại thương. Mặc dù đang bận rộn chuẩn bị cho chung kết cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương nhưng Thuỷ Tiên vẫn nhận lời diễn thời trang cho Hoa hậu Việt Nam 2010. Vì mái tóc đã cạo trọc nên Thuỷ Tiên đội tóc giả để khán giả không chú ý vào sự đặc biệt của mình. Thuỷ Tiên cũng rất lạc quan về cuộc sống, ăn uống tốt để có sức khoẻ chiến đấu với đợt điều trị hoá chất lâu dài. So với lúc mới phát hiện bệnh cách đây 4 tháng cô đã tăng 10kg. Với chiều cao 1,7m và gương mặt khả ái, Thuỷ Tiên đã lọt vào top 12 cô gái nổi bật nhất của cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương. Đêm chung kết sắp tới, Ngọc Hân hứa sẽ thiết kế riêng cho Thuỷ Tiên bộ áo dài thật đẹp và ý nghĩa để nữ sinh 19 tuổi tự tin. Tham gia trình diễn áo dài cho Ngọc Hân còn có Quỳnh Nga - người đẹp truyền thông của Hoa hậu Việt Nam thế giới (ảnh), người mẫu Hồng Quế và con gái, người đẹp Thuỳ Dương – bà xã diễn viên Minh Tiệp cùng nhiều model nhí không chuyên khác. Hoa hậu Ngọc Hân không chỉ là ‘đàn chị’ thân thiết với Hồng Quế mà còn nhận làm mẹ đỡ đầu cho bé Cherry. Bởi vậy mỗi lần thiết kế bộ sưu tập áo dài mới, Ngọc Hân luôn dành riêng cho Cherry trang phục đặc biệt. Bộ sưu tập “Sắc màu phồn vinh” lấy cảm hứng từ mùa xuân với những hoạ tiết hoa mai, hoa đào sử dụng chất liệu lụa có nguồn gốc tự nhiên, được các nghệ nhân dệt theo phương pháp truyền thông. Chất liệu này luôn được các nhà thiết kế áo dài yêu thích, trong đó có Ngọc Hân bởi nó đem đến sự thoải mái, mềm mại cho người mặc. “Với tôi, áo dài không chỉ là trang phục mà còn thể hiện cả câu chuyện văn hoá của dân tộc. Tôi luôn cố gắng chắt lọc đưa những gì gần gũi nhất của văn hoá xưa lên áo dài để tôn vinh nét dịu dàng, thanh cao cùng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt”, hoa hậu Ngọc Hân nói. Ánh Ngọc
Ngọc Hân, Phương Nga dự đám cưới xa hoa con gái đại gia Ấn Độ
Ngọc Hân, Phương Nga và vợ chồng diễn viên Minh Tiệp vừa có chuyến đi Ấn Độ dự hôn lễ nhà đại gia Davinder Singh Thapar - doanh nhân nổi tiếng của tiểu bang Punjab.
" alt="Nữ sinh ung thư vú của ĐH Ngoại thương diễn áo dài cho Ngọc Hân">Nữ sinh ung thư vú của ĐH Ngoại thương diễn áo dài cho Ngọc Hân
-
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm cho biết rất quan tâm đến những chất vấn và phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. “Trên cương vị Bộ trưởng của một ngành rất quan trọng, có liên quan chặt chẽ với hầu hết mọi gia đình, thì tôi tin các thầy cô, phụ huynh và cả học sinh rất mong đợi phần trả lời chất vấn này”.
Ở góc độ cá nhân, thầy Công cho biết quan tâm đến kế hoạch của Bộ GD-ĐT như thế nào để phối hợp với các địa phương trong việc cho học sinh đến trường.
“Việc cho học sinh học trực tuyến trong thời gian qua nhằm thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19 là cần thiết, đảm bảo an toàn cho học sinh, phụ huynh và cộng đồng và duy trì liên tục mạch kiến thức và kế hoạch năm học của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, việc học trực tuyến cũng có những khía cạnh đáng bận tâm như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của học sinh đặc biệt là các học sinh tiểu học. Điều kiện cơ sở vật chất giữa các vùng, miền là hoàn toàn khác nhau, điều kiện mỗi gia đình cũng khác nhau, do vậy nhiều gia đình đặc biệt là ở nông thôn, miền núi gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động học tập trực tuyến.
Tôi nghĩ Bộ cần có các điều tra một cách bài bản về điều kiện ở các khu vực khác nhau, phối hợp với Bộ Y tế để đưa ra một bộ tiêu chuẩn vùng nào cho phép học trực tiếp, vùng nào phải học trực tuyến và nếu học trực tuyến thì cũng phải nghiên cứu: thời lượng học tối đa, học những gì? loại thiết bị nào đảm bảo tiêu chuẩn để học được, tránh tình trạng các thiết bị không đảm bảo gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần, thị lực của học sinh”, thầy Công nói.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Vấn đề thứ hai, thầy Công mong Bộ GD-ĐT sớm công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (nếu có).
“Bộ GD-ĐT công bố sớm sẽ tạo điều kiện cho các thầy cô giáo yên tâm giảng dạy và các học sinh yên tâm xây dựng một lộ trình học tập phù hợp, thích ứng với những điều kiện hiện có, trong bối cảnh nhiều nơi dạy học trực tuyến”.
Vấn đề thứ ba, thầy Công mong Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quan tâm giải quyết dứt điểm những “lùm xùm” về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
"Ngay sau kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, mạng xã hội và hàng loạt các trang báo đã đưa tin về “đề ôn tập ở Hà Tĩnh giống đến 80% đề thi tốt nghiệp”.
Chúng tôi được biết, Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận thông tin về vấn đề này nhưng cho đến nay vẫn chưa có công bố chính thức về phương thức giải quyết cũng như kết quả sự việc để làm yên lòng giáo viên và học sinh trong cả nước, đặc biệt là các thí sinh đã thi năm 2021 cũng như các thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp năm 2022.
Nếu có sai phạm thì cần nêu rõ sai phạm đó được xử lí như thế nào và nếu không có sai phạm, thì thiết nghĩ cũng cần thông báo để minh oan cho giáo viên đó. Việc giải quyết triệt để vấn đề này là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi ở năm học mới”, thầy Công nêu quan điểm.
Mong thông điệp rõ ràng về các vấn đề nóng
Thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cũng rất ngóng đợi phiên đăng đàn này của Bộ trưởng GD-ĐT.
“Tôi mong ngay ở lần đầu tiên đăng đàn trước Quốc hội, tư lệnh ngành giáo dục và đào tạo thể hiện được bản lĩnh, không né tránh những vấn đề nóng. Đặc biệt, mong đợi những thông điệp rõ ràng của Bộ trưởng trong việc tháo gỡ những vướng mắc về triển khai chương trình lớp 6 (khi hầu hết các đơn vị đang rối chuyện triển khai các môn tích hợp, giáo dục địa phương, trải nghiệm- hướng nghiệp. Thiếu nguồn lực thiết bị, nguồn lực đội ngũ); vấn đề xếp hạng giáo viên gắn với chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương hiện nay”, thầy Tuấn Anh nói.
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) Đồng quan điểm, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) mong Bộ trưởng nói thẳng, đi thẳng vào những vấn đề trọng tâm.
“Thứ nhất, cần có một đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về những bất cập xoay quanh việc dạy học trực tuyến trong thời gian qua. Từ đó, mới có những giải pháp tối ưu cho dạy học trực tuyến trong đại dịch và cho các kỳ thi sắp tới, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Thứ hai, Bộ GD-ĐT cần rõ ràng, minh bạch, dứt khoát trong triển khai việc học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở tất cả các địa phương.
Thứ ba, cần có sự phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ VH,TT&DL để có những giải pháp từng bước hạn chế tình trạng bạo lực học đường có xu hướng ngày càng gia tăng, gây bức xúc cho dư luận xã hội và đội ngũ các nhà giáo”, thầy Hiếu nêu quan điểm.
Công tác ở địa bàn vùng miền núi khó khăn, thầy Nguyễn Nam Sơn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) cho hay mong muốn Bộ trưởng cũng như Bộ GD-ĐT quan tâm đến chế độ đãi ngộ của cán bộ giáo viên đang công tác ở vùng cao để làm sao giữ được những người có tâm huyết gắn bó lâu dài, có kinh nghiệm và lòng nhiệt thành với học sinh có thể yên tâm công tác.
"Bên cạnh đó, mong Bộ trưởng có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng sâu vùng xa nhưng các giải pháp này phải đồng bộ từ cấp tiểu học lên THPT”, thầy Sơn chia sẻ.
Thầy Nguyễn Nam Sơn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa). Theo kế hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11.
Nhóm vấn đề dự kiến được chất vấn là việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19. Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.
Ngoài ra là việc giảm tải chương trình học cho học sinh, việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch bệnh.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả
Trong báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận điều kiện học tập giữa các vùng miền.
" alt="Giáo viên mong đợi phiên trả lời chất vấn đầu tiên của Bộ trưởng Giáo dục">Giáo viên mong đợi phiên trả lời chất vấn đầu tiên của Bộ trưởng Giáo dục
-
Ngày 17/9, Alphabet, công ty mẹ của YouTube cùng nền tảng thương mại điện tử Shopee thông báo về việc ra mắt dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Indonesia. Ở Việt Nam từ cuối tháng 8, nhiều kênh YouTube đã được mở chức năng nói trên, người sáng tạo có thể chèn sản phẩm bán trên sàn TMĐT vào giỏ hàng dưới video.
Đầu tháng 10, Meta công bố loạt tính năng mới liên quan đến bán hàng trên livestream Facebook tại Việt Nam. Giao diện người dùng được nâng cấp và người bán có thể thiết lập nhiều cài đặt liên quan đến sản phẩm. Theo nguồn tin riêng của Tri Thức - Znews, mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ hợp tác với Shopee tại Việt Nam để cung cấp tính năng tương tự trên YouTube.
Facebook, YouTube và Shopee hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng có chung đối thủ tại thị trường trong nước. Sự phát triển nhanh chóng của TikTok và hình thức bán hàng Shoppertainment là mối nguy với cả hai mạng xã hội và sàn TMĐT. Bằng cách thành lập một “liên minh”, bộ ba này có thêm sức mạnh để cạnh tranh với TikTok tại Việt Nam.
Facebook được lợi gì khi bắt tay với Shopee
Thuật toán phân phối độc quyền cùng lượng người xem đông đảo tạo ra một thế hệ nhà sáng tạo nội dung mới tại TikTok Việt Nam. Không cần trả tiền dựa trên lượt xem, mạng xã hội của ByteDance vẫn cung cấp nguồn thu lớn nhờ khoản hoa hồng gắn giỏ hàng.
Các chuyên gia cho rằng việc Facebook, YouTube hỗ trợ thêm cách kiếm tiền giúp tạo lớp nhà sáng tạo mới, kích thích phát triển nội dung trên nền tảng. Qua đó, các mạng xã hội thu hút và giữ chân người dùng.
Tính năng giỏ hàng thử nghiệm dưới bài đăng Facebook.
"Creator (nhà sáng tạo) sẽ có thêm động lực, thúc đẩy việc làm nội dung để hưởng hoa hồng. Đặc thù của YouTube là người xem đã có nhu cầu, cần nghiên cứu kỹ sản phẩm khi ra quyết định, nên khả năng mua cũng cao hơn”, ông Nguyễn Ngọc Duy Luân, nhà sáng tạo nội dung, chia sẻ quan điểm.
Đa số người làm video tại Việt Nam đều đăng tải một nội dung trên đa nền tảng để tối ưu truy cập. Tuy nhiên, theo ông Đ.P., chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong mảng truyền thông, nhà sáng tạo thường chỉ có thể tập trung tối ưu cho người xem trên một ứng dụng chính, các kênh khác là phụ.
Nhờ việc sở hữu truy cập lớn, bổ trợ thêm khả năng kiếm tiền qua giỏ hàng, TikTok trở thành kênh được ưu tiên. “Nhưng khi Facebook, YouTube cũng có chức năng tương tự, nhà sáng tạo phải cân nhắc về nền tảng họ cần tập trung để phát triển. Lợi thế cạnh tranh của TikTok cũng bị ‘san phẳng’”, ông P. nói.
Shopee cần Facebook, YouTube
Shopee hiện có thị phần lớn nhất trong mảng thương mại điện tử tại Việt Nam, bỏ xa TikTok Shop. Nhưng đối thủ của họ lại tăng trưởng mạnh trong hai năm qua, có lợi thế ở mảng Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) nhờ lượng truy cập có sẵn trên ứng dụng chia sẻ video.
Nền tảng thuộc Sea Group sớm ra mắt chức năng livestream, video gắn giỏ hàng trên nền tảng từ cuối 2023. Tuy nhiên, hành vi mua sắm của khách hàng trên Shopee vẫn khác với TikTok Shop.
Người dùng Việt Nam có thể mua hàng Shopee từ YouTube.
Theo ông Đỗ Quang Huy, Thạc sĩ chuyên ngành TMĐT, vấn đề nằm ở thói quen sử dụng của khách hàng. “Shopee được định vị là app bán hàng. Người dùng vào ứng dụng thường đã có sẵn mục đích mua sắm hoặc săn khuyến mãi. Khách trên các buổi livestream cũng từ nhóm này, chứ không phải tập mới”, ông Huy cho biết.
Theo vị này, khác biệt của TikTok Shop ở việc được tích hợp vào nền tảng chia sẻ video giải trí. Nó tiếp cận đến nhóm đang không có sẵn ý định mua sắm, thiết lập lại hành vi tiêu dùng. Do vậy, Shopee cần đến các mạng xã hội có lượng truy cập lớn tại Việt Nam, để tạo lợi thế cạnh tranh trực tiếp.
Thực tế trước khi thành đối thủ, nền tảng thuộc ByteDance từng là nguồn cung cấp truy cập lớn cho Shopee thông qua hình thức tiếp thị đường dẫn (affiliate). Tuy nhiên theo nhiều nhà sáng tạo, khi TikTok Shop ra mắt, ứng dụng âm thầm “bóp” tương tác các kênh gắn link bán hàng của đối thủ.
Hy sinh lợi ích để liên minh
Ngoài số lượt tải, lượng khách hàng thường xuyên, thời gian sử dụng là chỉ số quan trọng với các nền tảng mạng xã hội. Do vậy, Facebook, X hay YouTube luôn tìm cách giữ chân người dùng trên app, tránh thất thoát ra khỏi nền tảng khác.
“Nhiều năm nay, Facebook đã rất nhạy cảm với các nội dung điều hướng ra khỏi ứng dụng. Đường dẫn sang web, app khác hay các loại link rút gọn đều bị quét kĩ, hạn chế phân phối trong nhiều trường hợp”, ông Mai Thanh Phú, người quản lý hàng trăm fanpage lớn nói với Tri Thức - Znews.
YouTube vẫn phát tiếp video khi người dùng bấm vào giỏ hàng Shopee.
Từ lâu, mạng xã hội này đã chặn việc mở trực tiếp các app thông qua đường dẫn bài đăng. Trình duyệt được sử dụng cũng là bản tích hợp trên Facebook thay vì app mặc định của điện thoại. Điều tương tự cũng được áp dụng cho YouTube, TikTok.
Do vậy, trong mối quan hệ gắn giỏ hàng Shopee, các công ty Mỹ phải hy sinh việc giữ chân người dùng để đổi lấy những lợi ích khác. Tuy nhiên, họ vẫn nỗ lực để không đánh mất khách hàng. Ví dụ, khi người dùng bấm vào sản phẩm lúc đang xem clip YouTube, video sẽ tiếp tục chạy dưới dạng cửa sổ nhỏ trên giao diện của app Shopee.
Ở phía ngược lại, nhiều khả năng sàn TMĐT cũng phải chi trả một khoản cho các mạng xã hội.
Ví dụ, khi người xem video mua sản phẩm từ giỏ hàng YouTube, tiền hoa hồng sẽ được Shopee thanh toán cho Google. Sau đó, nền tảng mới chia lại cho YouTuber với một tỉ lệ nhất định, giống như tiền quảng cáo. Như vậy, chủ kênh phải chia sẻ một phần doanh thu khi chấp nhận tham gia chương trình, được YouTube hỗ trợ.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt="Liên minh đối đầu với TikTok ở Việt Nam">Liên minh đối đầu với TikTok ở Việt Nam
-
Nhận định, soi kèo Dewa United vs PSM Makassar, 15h30 ngày 27/1: Bão tố xa nhà
-
Mới đây, em gái út của MC Trấn Thành là Huỳnh Ân chia sẻ những hình ảnh vui chơi, tạo dáng bên hồ bơi ở Bali nhận được nhiều lời khen ngợi. Dù không tham gia sâu vào showbiz nhưng Huỳnh Ân vẫn có niềm đam mê với nghệ thuật. Là em gái út của MC nổi tiếng Trấn Thành, cô nàng cũng nhận được nhiều chú ý trên mạng xã hội. Trung thành với phong cách kín đáo, Huỳnh Ân gây ấn tượng với vóc dáng đầy đặn, eo thon ở tuổi 20. Huỳnh Ân có tên đầy đủ là Huỳnh Uyển Ân, em gái út của Trấn Thành. Ngoài Huỳnh Ân, nam MC còn một em gái khác tên Huỳnh Mi - đã lập gia đình. Trong ảnh là hai chị em Huỳnh Mi và Huỳnh Ân. Nếu chị gái Huỳnh Mi có niềm đam mê với kinh doanh thì Huỳnh Ân lại yêu thích nghệ thuật từ nhỏ giống anh trai. Trước đó, cô nàng đã thi vào Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM nhưng quyết định tạm gác ước mơ để theo học tại trường RMIT. Em gái út MC Trấn Thành có chiều cao nổi bật cùng gương mặt ưa nhìn, nụ cười ngọt ngào. Cô nàng thường xuyên khoe ảnh đi chơi cùng anh trai và chị dâu trên trang cá nhân.
Gia đình hạnh phúc của MC Trấn Thành khiến nhiều người ngưỡng mộ.Hà Lan
Trấn Thành đơ người khi bị hỏi 'Hari Won là bồ của ai?'
- Bị thí sinh Thách thức danh hài hỏi khó: "Hari Won là bồ của ai?", Trấn Thành đã đơ người vài giây rồi bật cười. Tuy nhiên, một số khán giả cho rằng nam danh hài bật cười là vì không muốn nghe câu trả lời.
" alt="Em gái út MC Trấn Thành khoe dáng đầy đặn tuổi 20 với bikini">Em gái út MC Trấn Thành khoe dáng đầy đặn tuổi 20 với bikini