Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tổn thương nặng vùng ngực (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Trước khi nhập viện 2 ngày, bệnh nhân T. có dấu hiệu chảy máu mũi từng đợt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức bụng...
Ngày 28/9, gia đình đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Các xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân ở trong tình trạng nguy hiểm, nhất là chỉ số tiểu cầu và bạch cầu. Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang được điều trị triệu chứng các tổn thương ngoài da, cầm máu mũi, chăm sóc dinh dưỡng, nhưng do tình trạng nặng nên tiên lượng tử vong cao.
BS Quân cảnh báo, việc mắc bệnh không tuân thủ điều trị theo chỉ định bác sĩ, tự ý điều trị hoặc điều trị theo phương pháp phản khoa học là vô cùng nguy hiểm với sức khỏe.
Những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như: tiểu đường, ung thư, thận… sức đề kháng, miễn dịch vốn đã suy giảm, vì thế khi điều trị bằng phương pháp phản khoa học, chữa bệnh theo bài thuốc truyền miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.
"Với bệnh nhân trên, nếu tuân thủ điều trị, bệnh có thể sẽ không tiến triển nặng, kéo dài được thời gian sống. Tuy nhiên, khi tự chữa bệnh, bệnh nhân có thêm tổn thương da, bệnh ung thư máu cũng nặng nề lên, nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng", BS Quân chỉ rõ.
Chuyên gia này cũng khuyến cáo thêm, người dân khi phát hiện ra bệnh hoặc biểu hiện bất thường trên cơ thể, hãy đến các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo để thăm khám.
Khi được chẩn đoán bệnh cần phải được điều trị kịp thời, tuyệt đối không chữa bệnh theo mẹo, kinh nghiệm dân gian hay bài thuốc gia truyền chưa được kiểm chứng.
" alt=""/>Cô gái bỏng nặng vì giác hơi bụng để... chữa ung thưTrong mùa hè, bạn nên tăng cường ăn hoa quả, rau xanh (Ảnh minh họa: Istock).
Chế độ ăn ngày hè
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), vào mùa hè, nắng nóng làm cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon…, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể rất quan trọng.
Nếu chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu của cơ thể diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm.
Lưu ý, trong thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao cần đảm bảo cung cấp lượng protein vừa đủ theo nhu cầu, tăng cường sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hạn chế ăn đồ nướng, chiên, rán, kho, thức ăn có nhiều cholesterol, thực phẩm chế biến sẵn…
Chúng ta không nên ăn quá nhiều protein tránh gia tăng gánh nặng cho thận. Protein chiếm 50% thành phần dinh dưỡng trong thịt, cá, trứng, sữa và đậu.
Bên cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất bị mất đi do toát mồ hôi và mất nước, vì vậy tăng cường rau xanh và hoa quả là hết sức cần thiết. Hoa quả giàu vitamin C như cà chua, dưa hấu, mơ, mận và đào. Vitamin B có trong ngũ cốc, đậu, gan động vật, thịt và trứng.
Chúng ta có thể sử dụng các loại nước sinh tố hoa quả không đường như dưa hấu, lê, đào, dâu tây, cà chua, rau má… Hạn chế sử dụng các loại gia vị như gừng, ớt, hạt tiêu. Thực phẩm nhuận tràng như bầu, bí, rau thơm, gừng, ngó sen, lúa mạch, khoai lang cũng nên được bổ sung nếu có thể.
Đồng thời, không nên ăn nhiều đồ ăn lạnh như đồ uống lạnh, kem, bia lạnh hoa quả lạnh. Ví dụ, không nên ăn dưa hấu ngay sau khi được lấy ra từ tủ lạnh, bạn nên để ra ngoài khoảng 5-10 phút.
Người cao tuổi cần có một chế độ ăn mềm, dễ tiêu hóa, đủ dinh dưỡng và uống đủ nước. Trẻ cần được ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, chế biến thức ăn lỏng, mềm sao cho dễ tiêu hóa.
Có nên uống nhiều hơn ăn?
Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết của cơ thể. Người trưởng thành bình thường nặng 50kg, có tới 29-32kg nước. Chỉ cần mất 5-10% nước đã coi như mất nước trầm trọng.
Dù vậy, không có nghĩa là nên uống nhiều hơn ăn hay uống quan trọng hơn ăn, mà ăn và uống là hai vấn đề luôn gắn kết với nhau rất quan trọng với sức khỏe con người. Nhất là trong mùa hè nắng nóng, chúng ta không nên quá coi trọng việc uống mà quên việc ăn.
Ăn bao nhiêu, uống như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động thể lực của mỗi người. Lưu ý, cần uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em, không nên để thiếu nước đến khi thấy khát mới uống.
Đồng thời, cần chú trọng bữa ăn hàng ngày với đủ chất dinh dưỡng, nên có 4-5 món ăn (cơm, chất đạm, rau xanh, canh và món hoa quả) để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và nhu cầu nước cho cơ thể.
Ngoài ra, vào mùa hè chúng ta không nên ăn quá no, đặc biệt vào bữa tối.
Thạc sĩ-bác sĩ Hồ Cao Vũ với kinh nghiệm 10 năm phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình cho biết thêm, một số người sau phẫu thuật có thể xuất hiện tình trạng tăng sinh quá mức, giảm quá trình tổ chức hóa của mô sợi quanh túi độn tạo thành bao xơ, mô sẹo cứng và tạo nên co thắt bao xơ sau nâng ngực, có thể gây đau đớn, biến dạng hình thể của bầu vú. Cụ thể, khuyết vào hoặc phình ra ở một vị trí nào đó trên bầu ngực, độ nhô cao của bầu vú cao- thấp khác nhau, chân bầu vú cao- thấp khác nhau, khe vú trở nên rộng ra và không đều, thậm chí mức độ nặng gây méo mó hình dạng cả bầu ngực. Bởi vậy, bao xơ co thắt được xem là nỗi sợ của bất kỳ ai chuẩn bị và sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực.
Hình ảnh khách hàng bị bao xơ độ 3.
Dấu hiệu co thắt bao xơ:
- Cấp độ 1: Ngực vẫn mềm và trông bình thường, bao xơ có độ cứng nhẹ khi sờ vào ở tư thế nằm ngửa.
- Cấp độ 2: Ngực trông bình thường, không có biểu hiện sưng đau, không biến dạng nhưng sờ vào thấy cứng hơn bình thường đặc biệt ở tư thế nằm ngửa.
- Cấp độ 3: Ngực cứng và bị thay đổi hình dáng do co thắt, có thể có dạng tròn hoặc túi độn ngực bị co kéo hướng lên trên- xuống dưới gây biến dạng, xuất hiện tình trạng đau co thắt - âm ỉ liên tục vùng ngực, biến dạng bầu vú.
- Cấp độ 4: Bầu vú bị méo mó hoàn toàn, xô lệch, mất cân xứng hoàn toàn, bao xơ có độ cứng nhiều, co thắt và gây đau đớn nhiều, khó chịu liên tục vùng ngực.
Nguyên nhân gây nên tình trạng bao xơ sau nâng ngực
Tùy vào phương pháp phẫu thuật xâm lấn hay ít xâm lấn, vị trí đặt và kỹ thuật đặt túi ngực rất quan trọng, vì ảnh hưởng đến tỷ lệ co thắt bao xơ nhiều hay ít. Một số thống kê y học ghi nhận nếu đặt túi độn trên cơ sẽ có nguy cơ co thắt nhiều hơn so với đặt dưới cơ. Vị trí đường rạch không đúng kỹ thuật cũng ảnh hưởng không ít, bởi nếu túi ngực được đặt qua đường rạch quanh quầng vú sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn, qua đó có nguy cơ bị co thắt bao xơ cao hơn. Đây là điều mà chị em không mong muốn xảy ra sau phẫu thuật nâng ngực. Nó có thể dẫn tới hậu quả phải phẫu thuật lại để bóc bỏ bao xơ hoặc thay mới, thay đổi vị trí túi độn.
Để một ca phẫu thuật nâng ngực an toàn và hiệu quả về mặt thẩm mỹ, tránh những biến chứng thì lựa chọn phương pháp mổ ít xâm lấn, với phương pháp HARMO-5K sử dụng dao mổ Harmonic Scalpel sẽ là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả nhiều hơn so với dao đốt điện thông thường. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là cầm máu tốt, hạn chế tiết dịch, tốc độ lành thương nhanh, hạn chế tối đa bao xơ, không để lại sẹo dẫn đến không cần dùng kháng sinh và giảm đau sau mổ. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật bằng dao Harmonic phải có chuyên môn, được đào tạo kỹ lưỡng tại các trường y khoa ở các nước có nền y học phát triển như Nhật, Mỹ…, cũng như số lần thực hiện ca mổ bằng dao Harmonic đạt đủ số lượng cần thiết và mức độ thành công đã được công nhận (learning curve: Đường cong học tập).
Thạc sĩ-bác sĩ Hồ Cao Vũ tốt nghiệp thạc sĩ Đại học y dược TPHCM đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và ngoại khoa bệnh lý lành- ác tính, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng dao Harmonic. Bs Hồ Cao Vũ nhiều kinh nghiệm sửa các ca ngực hư- lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ nặng 3,4… Năm 2010, bác sĩ đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại khoa phẫu thuật tạo hình của MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA, Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp.
* Chứng chỉ hành nghề của Thạc sĩ-bác sĩ Hồ Cao Vũ: 028475/BYT-CCHN
*SDT: 0911413443/ 0967588668
Fanpage bác sĩ: BS Hồ Cao Vũ -
https://www.facebook.com/106197712068075
Website: https://tuvanthammytaohinh.vn/
" alt=""/>Các dấu hiệu co thắt bao xơ sau nâng ngực bạn cần biết