Trong công việc, bà Lan từng trải qua các vị trí từ trợ giảng, khoa Đông Phương đến giảng viên phó trưởng khoa Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Từ năm 2012 đến 2018, bà làm phó hiệu trưởng trường này. Đặc biệt, năm 2018, bà Ngô Thị Phương Lan được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM khi mới 44 tuổi và được tái bổ nhiệm vị trí này vào năm 2023.
Trong nghiên cứu khoa học, nữ hiệu trưởng từng hoàn thành nhiều đề tài, nhiệm vụ, được nhiều khen thưởng. Bà đã hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 19 học viên thạc sĩ, hoàn thành 9 đề tài NCKH từ cấp ĐH Quốc gia TPHCM, cấp trường, cấp bộ. Bà cũng đã công bố 53 bài báo khoa học, trong đó có 5 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín. Ngoài ra, bà Lan còn có 13 cuốn sách được xuất bản.
Hướng nghiên cứu của hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM là Nhân học, Dân tộc học kinh tế; Sinh kế tộc người - Nhân học sinh thái và môi trường; Du lịch nông nghiệp - nông thôn; Nhân học phát triển. Nữ hiệu trưởng nhận được nhiều khen thưởng của nhà nước, các bộ ngành và các tổ chức quốc tế.
Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cho rằng, bà đã và đang thực hiện tốt tiêu chuẩn và nhiệm vụ của Nhà giáo tại khoản 2 điều 61 Luật giáo dục. Từ năm 2018 đến 2023, bà luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và luôn đạt các danh hiệu Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Giảng viên giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp đại học quốc gia và cấp bộ.
Điều này được thể hiện qua các nhiệm vụ như: Hoàn thành tốt các các nhiệm vụ đào tạo, bao gồm việc hoàn thành định mức giảng dạy, thiết kế các học phần chuyên ngành cho cả bậc đại học và sau đại học, đảm bảo tính phù hợp giữa nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá; Hoàn thành việc hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên thực hiện các đề tài luận án, luận văn đạt kết quả tốt.
Bà cũng hoàn thành tốt việc biên soạn các ấn phẩm sách, các nhiệm vụ khoa học phục vụ đào tạo được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín trong nước và quốc tế; Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cho cả bậc đại học và sau đại học; Tham gia các nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế, công bố các ấn phẩm khoa học trên các tạp chí và hội thảo uy tín, và chủ trì tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học...
Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá chưa thường xuyên, giá thuốc lá rẻ, bày bán khắp nơi; Vi phạm quảng cáo, trưng bày tại điểm bán còn phổ biến.
"Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, đặc biệt là nam giới. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nữ giới gia tăng, sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang đe doạ những thành quả hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá của Việt Nam trong hơn 10 năm qua", ông Khuê nói.
Theo Điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử học sinh độ tuổi 13-15 là 3,5%.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế cũng bày tỏ sự lo ngại thuốc lá điện tử đang có xu hướng tăng nhanh trong đối tượng thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ. Theo các chuyên gia, cần phải có sự phối hợp liên ngành trong phòng chống tác hại thuốc lá và cần tạo ra một phong trào rộng khắp.
Phòng Bầu dục đồng nghĩa với quyền lực và sự uy nghiêm của tổng thống Mỹ. Mọi tổng thống mới lên nắm quyền đều thay đổi cách trang trí của căn phòng mang tính biểu tượng này để thể hiện tính cách cá nhân cũng như phong cách lãnh đạo mà họ theo đuổi. Ông Biden đã thổi luồng gió mới cho Phòng Bầu dục bằng vô số ảnh chân dung và tượng bán thân của những nhân vật lịch sử nổi tiếng Mỹ.
![]() |
Ảnh chân dung các vị lãnh đạo và nhân vật lịch sử được treo theo cặp. Ảnh: Washington Post |
Một số món trang trí được xếp đặt theo kiểu ghép đôi, ví dụ các tranh chân dung cựu Tổng thống Thomas Jefferson và cựu Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton được treo gần nhau, trong khi hai người này khi sinh thời thường xuyên bất đồng. Việc bố trí các bức tranh đó cạnh nhau hàm chỉ những lợi ích đến từ các quan điểm khác biệt, “điều cần thiết cho nền dân chủ".
“Đây là phòng Bầu dục cho ngày đầu tiên (lên nắm quyền). Điều quan trọng là Tổng thống Biden phải bước vào một phòng Bầu dục trông giống như nước Mỹ và bắt đầu cho thấy toàn cảnh về mẫu tổng thống ông ấy hướng tới”, Ashley Williams, Phó giám đốc phụ trách các hoạt động của Phòng Bầu dục giải thích khi dẫn phóng viên báo Washington Post đi tham quan văn phòng làm việc của tân lãnh đạo Nhà Trắng trước khi ông đặt chân vào bên trong.
![]() |
Tượng Martin Luther King Jr. Ảnh: Washington Post |
Các bức tượng bán thân mục sư Martin Luther King Jr. và Robert F. Kennedy được đặt bên cạnh một lò sưởi trong phòng. Ông Biden thường đề cập đến ảnh hưởng của hai người đàn ông này đối với nước Mỹ như phần không thể thiếu của phong trào dân quyền. Phía sau bàn làm việc của tổng thống (Bàn Kiên định) là một bức tượng bán thân của nhà hoạt động dân quyền Cesar Chavez.
Trong phòng còn có tượng bán thân của Rosa Parks và Eleanor Roosevelt cùng một bức điêu khắc một người đang cưỡi ngựa của nghệ sĩ Allan Houser đến từ bộ lạc Chiricahua Apache. Tác phẩm điêu khắc nói trên từng thuộc sở hữu của cố Thượng nghị sĩ Dân chủ Daniel K. Inouye ở Hawaii, người Mỹ gốc Nhật đầu tiên đắc cử vào cả hai viện thuộc Quốc hội.
Một bức tranh chân dung Benjamin Franklin nhằm thể hiện sự quan tâm của ông Biden đối với việc theo đuổi khoa học. Bức tranh được đặt gần bộ sưu tập đá Mặt trăng trên giá sách nhằm nhắc nhở người Mỹ về tham vọng và sự đồng hành của các thế hệ trước.
![]() |
Tấm thảm trải sàn trong phòng Bầu dục. Ảnh: Washington Post |
Những tấm phông rèm màu vàng nhạt thời cựu Tổng thống Donald Trump được thay thế bằng một màu vàng khác, sẫm hơn như từng được trang hoàng trong Phòng Bầu dục của cựu Tổng thống Bill Clinton. Các tấm thảm màu xanh đậm cũng được sử dụng như văn phòng của ông Clinton vì ông Biden thích màu sắc trầm của chúng. Các đồ nội thất, bao gồm cả trường kỷ và bàn đều đến từ bộ sưu tập của Nhà Trắng, nên chúng sẽ trông quen thuộc với những ai quan sát kỹ căn phòng.
Một trợ lý tiết lộ, tất cả các đồ trang trí đều được thay đổi hôm 20/1. Trong chuyến tham quan, phóng viên được yêu cầu tránh giẫm chân lên tấm thảm mới để nó ở nguyên trạng khi ông Biden đến.
![]() |
Tượng bán thân nhà hoạt động dân quyền Cesar Chavez được đặt cạnh các ảnh chụp tân Tổng thống Biden và gia đình ông. Ảnh: Washington Post |
Các lá cờ của các binh chủng quân đội Mỹ mà ông Trump bày sau bàn tổng thống đã được thay bằng một lá quốc kỳ Mỹ và một lá cờ có hình con dấu tổng thống.
Bức chân dung của cựu Tổng thống Andrew Jackson do ông Trump treo trong phòng cũng bị loại bỏ. Cả ông Trump và ông Jackson đều theo đường lối dân túy. Ông Jackson là tổng thống đầu tiên được bầu trực tiếp và ông đã đề xuất bỏ chế độ cử tri đoàn. Ông Jackson cũng duy trì các nô lệ và ký Đạo luật loại bỏ người Anh-điêng, dẫn đến cái chết của hàng nghìn thổ dân bản địa Mỹ khi hàng chục nghìn người buộc phải di dời chỗ ở để nhường nơi định cư cho người da trắng.
![]() |
Trong ngày làm việc đầu tiên trên cương vị tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đã ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm. Ảnh: ABC News |
Tuy nhiên, phòng Bầu dục có một thứ không thay đổi là bàn Kiên định, bàn làm việc của ông Biden cũng như người tiền nhiệm Trump và các cựu tổng thống trước đây. Một trợ lý nói, không ai chạm tới bàn kể từ khi ông Trump rời Nhà Trắng sáng 20/1.
Sau lễ tuyên thệ nhậm chức, tại chiếc bàn này, ông Biden đã ký 15 sắc lệnh hành pháp đầu tiên nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ cuộc khủng hoảng Covid-19 đến đưa Mỹ tái gia nhập hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và đảo ngược một số chính sách của người tiền nhiệm Trump.
Tuấn Anh
"Nền Dân chủ đã thắng thế" - ông Biden tuyên bố và nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt.
" alt=""/>Ẩn ý của ông Biden trong bài trí lại phòng Bầu Dục