
Quảng Ngãi sắp xếp và giảm được 198 đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi tập triển khai tinh gọn bộ máy, giảm mạnh đầu mối, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập vượt chỉ tiêu đề ra.
Theo Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 2024, Quảng Ngãi đã thực hiện sắp xếp giảm 198 đơn vị, đạt tỷ lệ 22,55% so với năm 2015, vượt mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Kế hoạch số 82/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và Kế hoạch số 126/2018 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập.
Được biết, việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện đồng bộ, hợp lý, tinh gọn bộ máy, giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Trong thời gian tới, Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện có ít đối tượng quản lý, có chuyên môn quản lý có liên hệ gần nhau hoặc liên kết nhau, cơ quan có số lượng biên chế ít, để đảm bảo đến năm 2025 giảm tối thiểu một cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và mỗi huyện giảm tối thiểu một cơ quan chuyên môn.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập có số lượng người làm việc dưới 15 người sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho các ngành, lĩnh vực.
Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành tinh gọn bộ máyThành phố Hà Nội hiện đã cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 18 bằng kế hoạch chỉ đạo và định hướng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan. 21:11 4/12/2024 "> Quảng Ngãi giảm 198 đơn vị sự nghiệp công lập
|
 |
Có một số điểm chung trong các tiểu thuyết Nhật Bản nổi tiếng tại Anh. Nguồn: The Guardian. |
Vào năm 2022, số liệu từ Nielsen BookScan cho thấy tiểu thuyết Nhật Bản chiếm 25% tổng doanh số tiểu thuyết dịch tại Vương quốc Anh. Con số này thậm chí còn nổi bật hơn trong năm nay. Theo The Guardian, trong số 40 tiểu thuyết dịch hàng đầu năm 2024 cho đến nay, 43% là của Nhật Bản, trong đó, tiểu thuyết tội phạm Buttercủa Asako Yuzuki đứng đầu danh sách.
Trước hết, tiểu thuyết Nhật Bản không phải là lần đầu tiên phổ biến ở Vương quốc Anh. Vào những năm 1990, đã có hai nhà văn mang tới nhiều tác phẩm đình đám ở đất nước này. Haruki Murakami, một hiện tượng văn học toàn cầu, đã nổi lên ở Anh khi Harvill Press xuất bản TheWind-Up Bird Chroniclevào năm 1998.
Nhưng nhiều người ít để ý rằng Banana Yoshimoto đã đến với nước Anh từ trước đó. Các tác phẩm của Yoshimoto được dịch tiếng Anh vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Với những cuốn sách như Kitchen and Lizard, tác phẩm của bà thường có sự góp mặt của những người phụ nữ trẻ đang cố gắng vượt qua bi kịch cá nhân.
Murakami và Yoshimoto còn có một điểm chung. Cả hai đều bị chỉ trích trong một bài luận năm 1990 của Kenzaburō Ōe, tác giả người Nhật đoạt giải Nobel. Ông cho biết, các tác phẩm của hai nhà văn trên "truyền tải trải nghiệm của một người trẻ không tham gia hoặc bất mãn về mặt chính trị, hài lòng khi tồn tại với nền tiểu văn hóa của giới vị thành niên hoặc hậu vị thành niên".
Có nhiều yếu tố gắn kết tiểu thuyết của Murakami và Yoshimoto, sự xa lánh xã hội, chủ nghĩa siêu thực, phản kỳ vọng của xã hội, đang hiện diện trong các đầu sách ăn khách nhất của Nhật Bản hiện nay.
Nhưng không chỉ có thế. Trong thập kỷ qua đã có sự phát triển vượt bậc trong tiểu thuyết tội phạm Nhật Bản, cả cổ điển và đương đại. Ngoài Buttercủa Yuzuki, trong top 20 tiểu thuyết được dịch nhiều nhất năm nay còn có tiểu thuyết tội phạm Tokyo Expresscủa Seichō Matsumoto. Cũng có một làn sóng tiểu thuyết văn học từ góc nhìn của phụ nữ, thường là của các nhà văn như Sayaka Murata, Hiromi Kawakami và Mieko Kawakami.
Góc nhìn đặc biệt của phái nữ
Việc xuất bản Convenience StoreWomancủa Murata vào năm 2018 là một "khoảnh khắc mang tính bước ngoặt", Jason Arthur, Phó giám đốc xuất bản tại Granta cho biết. Cuốn tiểu thuyết kể về Keiko, một người phụ nữ 36 tuổi gặp khó khăn trong hòa nhập nhưng lại tìm thấy sự hài lòng trong công việc thường ngày tại một cửa hàng nhỏ. Đây là tác phẩm đầu tiên trong số ba tác phẩm của Murata được Granta xuất bản.
 |
Cuốn sách gặt hái được nhiều thành công lớn. Ảnh:Medium. |
Hai tác phẩm còn lại là Earthlingsvà Life Ceremony, đã bán được hơn nửa triệu bản. Arthur nói: "Bà ấy là một hiện tượng”. “Vai trò của Convenience Store Womantrong cơn sốt văn học Nhật Bản không thể bỏ qua", Alison Fincher, người điều hành trang web và podcast Read Japanese Literature, cũng đồng tình.
Ginny Tapley Takemori, biên dịch viên tiếng Anh của Murata, người đã sống ở Tokyo trong 20 năm, cho biết thành công từ những cuốn sách của Murata "thực sự đáng kinh ngạc". Theo Ginny, mọi người có xu hướng coi Convenience Store Womanlà một cuốn sách về chứng tự kỷ, "điều Sayaka không chủ đích khi viết. Tuy nhiên, bà ấy không bận tâm khi mọi người nhìn nhận theo cách đó. Bà ấy cho chúng ta thấy rằng những gì chúng ta coi là bình thường thực ra không hề bình thường chút nào".
Fincher nhận xét rằng sự nổi tiếng của các tác giả nữ đã có hiệu ứng lan tỏa. “Các nhà xuất bản đã chuyển từ việc hỏi ‘Bạn có thể cho chúng tôi một Murakami khác không?’ sang ‘Bạn có thể cho chúng tôi một Murata khác không?’”.
Sách chữa lành cùng những chú mèo lên ngôi
Ngoài ra, một xu hướng khác cũng đang được quan tâm là những cuốn sách chữa lành, vốn không được đánh giá trên báo chí nhưng lại chiếm hơn một nửa số tiểu thuyết bán chạy nhất của Nhật Bản trong năm nay. Có những họa tiết lặp lại: quán cà phê (Before the Coffee Gets Coldcủa Toshikazu Kawaguchi), hiệu sách và thư viện (What You Are Looking for Is in the Librarycủa Michiko Aoyama) và hơn hết là những chú mèo (She and Her Catcủa Makato Shinkai).
 |
Những chú mèo là không thể thiếu trên bìa sách. Ảnh:The Guardian. |
Một trong những nhà xuất bản sách giải trí Nhật Bản thành công nhất tại Anh là Doubleday, nơi Jane Lawson là phó chủ nhiệm. Lawson lớn lên ở Nhật Bản và khi còn là biên tập viên cấp thấp. Bà nhớ lại: “Tôi là người duy nhất tìm kiếm tiểu thuyết Nhật Bản. Tôi đã thấy một bản sao của The Guest Cat”, nhắc đến cuốn tiểu thuyết năm 2001 của Takashi Hiraide. Sau khi tác phẩm này ăn khách, bà nghĩ, "Tôi muốn xuất bản một cuốn sách như vậy". Năm 2017, bà đã xuất bản bản dịch tiếng Anh của The Travelling Cat Chroniclescủa Hiro Arikawa, cuốn sách sau đó bán được hơn một triệu bản.
Theo Lawson, điều thú vị về thể loại sách chữa lành là nó vượt qua mọi rào cản, hấp dẫn cả người trẻ và người già. Những cuốn sách này "có những phẩm chất chung, đã có từ The Alchemistcủa Paulo Coelho, nhưng nó đã được nâng tầm và trở nên thú vị hơn nhờ Instagram và BookTok".
Lawson thừa nhận rằng có một sự khinh thường đối với sách chữa lành, và đặc biệt là thể loại phụ về mèo: "Tôi thì không bận tâm, vì chúng bán được rất nhiều bản. Chúng tôi không bận tâm nếu mọi người có chút ghen tị".
Trước xu hướng này, các nhà xuất bản đã phải điều chỉnh sách để bắt kịp các cuốn tiểu thuyết Nhật Bản. Nhà đại diện văn học Li Kanqing, chuyên về văn học Đông Á, đưa ra ví dụ một tác phẩm về một người bán sách nữ. "Tên của nó hoàn toàn khác trong tiếng Nhật, nhưng nhà xuất bản Anh đã đổi tên thành The Bookshop Womanđể nghe có vẻ hơi giống với Convenience Store Woman". Và cuốn sách "bán rất chạy".
Tony Malone, một blogger về sách và người đam mê tiểu thuyết Nhật Bản chỉ ra, họa tiết mèo trên bìa sách hiện nay cũng thu hút đến mức tác giả không cần đề cập đến chi tiết nào có mèo trong nội dung. Gần đây, ông đã đọc tác phẩm Days at the Morasaki Bookshopcủa Satoshi Yagisawa. "Có một con mèo trên bìa sách. Nhưng không có con mèo nào trong sách. Không có lời nào nhắc đến". Và phần tiếp theo cũng có hai con mèo trên bìa sách.
Nhưng trong một ngành công nghiệp bị thúc đẩy bởi các xu hướng, liệu tiểu thuyết Nhật Bản có nguy cơ mất đi sức hấp dẫn của nó không? Nó đã đạt đến đỉnh cao chưa? Kanqing nói: “Luôn có những làn sóng mới trong ngành xuất bản. Một ngày nào đó nó sẽ qua đi. Tôi hoàn toàn ổn với việc những cuốn sách về mèo trôi qua như cát”.
Cuối cùng, một lý do tiểu thuyết bán được, dù là từ Nhật Bản hay các quốc gia khác, dù là sách về mèo hay tội phạm, là tính phổ quát của nó. Như Fincher nhận xét về tác phẩm của Murata, những cuốn sách đó cho chúng ta biết rằng "con người đều hơi kỳ lạ, và xã hội loài người cũng như vậy. Do đó, tất cả dường như đều có mặt trong câu chuyện".
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
">