Cụ thể, công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:Sưu tập nha chương (Niên đại: Văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 3.500 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ).
Trống đồng Quảng Chính (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, khoảng Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
Trống đồng Trà Lộc (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, thuộc Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).
Linga - Yoni gỗ Nhơn Thành (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ V; hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ).
Tượng Phật gỗ Giồng Xoài (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ IV - VI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).
Tượng Phật đá Khánh Bình (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ VI - VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).
Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (Niên đại: cuối Thế kỷ XI - đầu Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
|
Trống đồng thời Trần (Niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh). |
Tượng đôi sư tử đá đền - chùa Bà Tấm (Niên đại: Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Hai tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn (Niên đại: Thế kỷ XII - XIII; hiện lưu giữ tại chùa Nhạn Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định).
Tượng Mẫu Âu Cơ (Niên đại: Thế kỷ XIX, hiện thờ tại Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ).
Chuông Nhật Tảo (Niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
Bia "Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh" (Niên đại: thời Lý - Trần; hiện lưu giữ tại chùa Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Bia Ma nhai Ngự chế của Vua Lê Thái Tổ (Niên đại: năm 1431; trên vách núi Phia Tém, xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng).
Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi - Bia Lăng Vua Lê Túc Tông (Niên đại: Thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa).
Bia "Sùng chỉ bi ký" (Niên đại: năm 1696; hiện lưu giữ tại đền thờ Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).16. Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" (Niên đại: năm 1715; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
12 Bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh (Niên đại: năm Kỷ Sửu, niên hiệu Thành Thái - 1889; hiện lưu giữ tại di tích Văn Miếu Bắc Ninh, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Bộ chóp tháp Champa Linh Thái (Niên đại: Thế kỷ XII - XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế).
Thống đồng thời Trần (Niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu (Niên đại: thời Lê sơ - Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng (Niên đại: Thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Di tích đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Ngai thờ gỗ sơn son thếp vàng (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình).
Cửa võng đình Diềm (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại đình Diềm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
|
Tượng đôi sư tử đá đền - chùa Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được công nhận là bảo vật quốc gia. |
Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện thờ tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Lê Đại Hành (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện thờ tại đền thờ Vua Lê Đại Hành, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Long đao (Niên đại: Thế kỷ XVII - XVIII; hiện lưu giữ tại Khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).
Ấn "Lương Tài Hầu chi ấn" (Niên đại: Thế kỷ XIX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo Quyết định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận tại Điều 1 của Quyết định này trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Tình Lê
Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi
Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTTDL vừa ký công văn gửi các tỉnh, thành trên cả nước về thanh kiểm tra lễ hội và nhấn mạnh phải xử lý nghiêm hiện tượng trục lợi lễ hội.
" alt="Thủ tướng Chính phủ công nhận 27 bảo vật quốc gia"/>
Thủ tướng Chính phủ công nhận 27 bảo vật quốc gia
150 bức ảnh cổ độc đáo chụp vịnh Hạ Long từ cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 được các nhiếp ảnh gia người Pháp chụp lần đầu tiên có dịp trở về “quê hương” trong khuôn khổ các sự kiện văn hóa của lễ hội Carnaval Hạ Long.
Số ảnh trên nằm trong bộ sưu tập ảnh cổ về Vịnh Hạ Long (1855-1950) của nhà giáo Đoàn Thịnh và nhà sưu tầm ảnh cổ - kiến trúc sư Đoàn Bắc thông qua nhiều nguồn khác nhau như: cho tặng riêng, trao đổi...Trong số bộ sưu tập ảnh ý nghĩa này có những bức ảnh là kỷ vật thiêng liêng của cả một dòng họ bên Pháp, cũng có những bức ảnh đã từng bị lãng quên trong kho lưu trữ của các thư viện, trường Đại học ở Pháp. Đặc biệt, rất nhiều bức ảnh trong số đó là tác phẩm của đại úy quân y Pháp Louis Sadon (1860 - 1915) trong thời gian sống tại Việt Nam. Sau một thời gian liên lạc, gia đình của Louis Sadon đã gửi tặng cho 2 nhà sưu tầm Việt Nam toàn bộ số ảnh này.
Đây là lần đầu tiên những bức ảnh này được trở về Hạ Long, nơi đã sinh ra nó, để giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Các bức ảnh được chia theo 3 chủ đề chính: Hạ Long nhìn từ trên cao, Hạ Long nhìn từ trên thuyền hoặc khi đi bộ, cảnh và người Hạ Long xưa.
Những bức ảnh cho thấy vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long từ một thế kỷ trước làm say lòng du khách gần xa, đồng thời cũng nhắc lại một phần quá khứ lịch sử của Vịnh Hạ Long với sự nhộn nhịp của cuộc sống đời thường trên mặt vịnh, từ đó khơi dậy trong lòng người xem khát vọng khám phá và trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản này.
Được biết những bức hình tiêu biểu cũng được lựa chọn ra để in lên 100 chai rượu vang, tạo thành một bộ sưu tập độc đáo dành riêng cho kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Sau triển lãm, các chai rượu này sẽ được bán để lấy tiền ủng hộ chương trình vì các em bé nghèo của Quảng Ninh.
M.M
" alt="Lần đầu trưng bày ảnh cổ về Hạ Long"/>
Lần đầu trưng bày ảnh cổ về Hạ Long
Nghệ sĩ Chiêu Hùng được đưa đi an táng tại nghĩa trang Đa Phước. |
Anh đau đớn khi bạn thân ra đi quá nhanh. Ngân Tuấn kể mới gặp bạn ngày mùng 3 Tết, mùng 5 Tết vẫn đi diễn cùng nhau. "Tôi vẫn cảm thấy bạn mình vẫn còn ở đây. Tôi không muốn tin vào sự thật", anh nghẹn ngào nói.
Chị Lệ Thủy - vợ cố nghệ sĩ và hai con lặng người bên linh cữu. Trong giờ phút di quan, chị nhiều lần khóc nức nở, được người thân dìu đi. Chị cho biết sự ra đi của chồng là nỗi buồn, mất mát không thể nào khỏa lấp. Chị tâm sự sau khi Chiêu Hùng mất, gia đình dự định sẽ thực hiện nghi thức hỏa táng. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, cuối cùng, chị và hai con quyết định an táng anh tại nghĩa trang Đa Phước, Bình Chánh.
|
Vợ và con nghệ sĩ Chiêu Hùng trong lễ tang. |
Hai con của nghệ sĩ Chiêu Hùng đọc điếu văn, tổng kết lại con đường hoạt động nghệ thuật của cha. Anh Lương Vỹ cho hay sẽ nối nghiệp cha, tiếp tục theo đuổi nghệ thuật cải lương dù phía trước còn nhiều khó khăn. Anh cũng hứa sẽ chăm sóc mẹ và em gái thay cha.
Ngày mùng 7 Tết Chiêu Hùng nhập viện sau khi bị đột quỵ. Nam nghệ sĩ đã rơi vào hôn mê sâu. Bác sĩ chẩn đoán tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Để cứu Chiêu Hùng cần phải có 200 triệu đồng để tạm ứng nhưng gia đình rất khó khăn. Vì vậy đông đảo khán giả, nghệ sĩ đã đóng góp giúp đỡ anh.
Đến tối 1/2, bác sĩ cho biết Chiêu Hùng khó qua khỏi vì bệnh diễn biến quá nhanh. Trưa 2/2, anh qua đời tại nhà riêng.
|
Nghệ sĩ Kim Loan đến đưa tiễn bạn. |
NSƯT Chiêu Hùng tên thật là Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1965 tại Cần Thơ. Anh xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật với ông ngoại là bầu gánh hát bội, mẹ là đào Ngọc Thêm, cha là nghệ sĩ Ngọc Ánh. Vì vậy, từ nhỏ Chiêu Hùng đã được lên sân khấu và đi theo cha mẹ lưu diễn khắp nơi.
Năm 19 tuổi, nghệ sĩ Chiêu Hùng đi hát chuyên nghiệp, anh thủ vai chính đầu tiên trong vở Gió bụi biên thùy. Năm 2015, anh được trao tặng danh hiệu NSƯT.
(Theo Zing)
Nghệ sĩ cải lương gạo cội Chiêu Hùng qua đời ở tuổi 55
NSƯT Thoại Mỹ thông tin, nghệ sĩ cải lương gạo cội Chiêu Hùng mất vào 11h trưa 2/2.
" alt="Gia đình, đồng nghiệp tiễn đưa nghệ sĩ Chiêu Hùng về nơi an nghỉ"/>
Gia đình, đồng nghiệp tiễn đưa nghệ sĩ Chiêu Hùng về nơi an nghỉ