

Hành trình 29 năm tiên phong, tự tin trong quá trình chuyển đổi số
MobiFone là nhà mạng có lịch sử phát triển lâu năm nhất tại Việt Nam với bề dày 29 năm kể từ ngày thành lập. Từ những ngày đất nước còn nhiều khó khăn cho đến những năm đầu của thập niên 2020, MobiFone luôn nỗ lực để xứng đáng với kỳ vọng của xã hội và đất nước.
Năm 1993, khi ngành Viễn thông Di động còn quá xa lạ với người tiêu dùng trong nước vốn đang tìm sự ổn định trong cuộc sống thường ngày, lo cơm ăn áo mặc, MobiFone ra mắt mạng viễn thông di động. Ở thời điểm đó, đây được đánh giá là điều không tưởng nhưng với chiến lược dài hạn, MobiFone đã đặt nền móng cho ngành di động tại Việt Nam mà mãi cho đến nay luôn mang tính biểu tượng cho sự phát triển chung của đất nước. Sau đó hai năm, MobiFone nhanh chóng bắt tay với tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới Comvik/Kinnevik (Thụy Điển) và trở thành nhà mạng tiên phong trong lĩnh vực hợp tác quốc tế.
Với mục tiêu phát triển lấy khách hàng là trung tâm, lấy công tác chăm sóc khách hàng là thước đo chất lượng của doanh nghiệp và hình thành 08 cam kết với khách hàng từ những năm cuối của thế kỷ 20, liên tiếp trong nhiều năm (2005-2010), MobiFone được bình chọn là "Mạng di động có dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất" và "Mạng di động được ưa chuộng nhất". Không ngừng tiếp thu, học hỏi công nghệ tiên tiến hiện đại, khai thác mạng lưới và những kinh nghiệm quốc tế quý báu về kinh, doanh, tiếp thị, chăm sóc khách hàng... MobiFone đã không ngừng phát triển lớn mạnh, khẳng định vị trí nhà mạng hàng đầu trên thị trường di động Việt Nam.
Năm 2010, MobiFone cũng đánh dấu cột mốc quan trọng khi chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, MobiFone bước tiến một chặng đường mới và sẵn sàng chuyển mình để mang lại giá trị lớn nhất cho thị trường Viễn thông.
Giai đoạn 2015-2020, MobiFone đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược đề ra. Đặc biệt, MobiFone nằm trong top doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu về kết quả sản xuất, kinh doanh với tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu ở mức cao (trên 20%). Trong 3 năm liên tiếp từ 2019 đến 2021, MobiFone cũng vinh dự nhận giải thưởng "Nhà mạng cung cấp dịch vụ Viễn thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông rộng di động". Năm 2016, MobiFone là một trong những nhà mạng đầu tiên triển khai dịch vụ 4G, giữ vững lá cờ đầu về chất lượng chăm sóc khách hàng, đồng thời công ty cũng nằm trong nhóm dẫn đầu nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất, năng suất lao động cao nhất.
Giai đoạn 2021-2025, MobiFone tích cực, chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một trong những doanh nghiệp số đi đầu tại Việt Nam.
“MobiFone cam kết luôn đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, hướng tới tương lai Việt Nam trở thành một quốc gia số một cách toàn diện”, đại diện MobiFone khẳng định.
Với tâm thế là một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam, MobiFone có nhiều điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ nòng cốt trong 5/6 nhóm nền tảng chuyển đổi số quốc gia, gồm: Nền tảng hạ tầng số, nền tảng Chính phủ số, nền tảng chuyển đổi số cho lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa - xã hội, nền tảng tài chính - ngân hàng - kinh doanh, nền tảng nông nghiệp - giao thông - kho vận - công thương. Mục tiêu của MobiFone là hoàn thiện hệ sinh thái số tiềm năng với khả năng đáp ứng mọi nhu cầu và bước đầu có những thành quả rõ rệt.
 |
Thành quả từ tầm nhìn chiến lược
Với chiến lược trọng tâm là từng bước chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số, cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin, MobiFone chú trọng việc hoàn thiện hệ thống các nền tảng, sản phẩm công nghệ vượt trội thuộc 3 lĩnh vực chủ chốt: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và tăng năng suất cho thị trường lao động đầy tiềm năng tại Việt Nam.
MobiFone đã giới thiệu hệ thống phần mềm, giải pháp lưu trữ số hóa điện từ, sử dụng Big Data. Về dấu ấn trong chuyển đổi số giáo dục, MobiEdu là giải pháp trường học trực tuyến được đánh giá cao.
Bên cạnh đó, MobiFone đã thành lập trung tâm nghiên cứu công nghệ cao để sớm đưa ra hàng loạt các gói giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
MobiFone cũng đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với loạt nền tảng giải pháp công nghệ toàn diện, MobiFone giúp doanh nghiệp sẵn sàng chuyển sang phương thức hoạt động mới một cách bài bản và đồng bộ, từ quản lý văn bản cho tới quản lý nhân sự. Các giải pháp này gồm: Bộ sản phẩm số hóa văn phòng MobiFone Smart Office; Bộ sản phẩm bán hàng và chăm sóc khách hàng MobiFone Smart Sales; Hóa đơn điện tử MobiFone Invoice; Chữ ký số mobiCA; Nền tảng hạ tầng đám mây MobiFone Cloud.
Các sản phẩm của MobiFone cũng được đánh giá cao và nhận về những giải thưởng ấn tượng bao gồm MobiFone Meeting lọt vào Top 10 giải pháp số xuất sắc, MobiFone Smart Sales lọt Top 10 nền tảng số xuất sắc, giải pháp giám sát số lọt Top 10 sản phẩm số xuất sắc và Truyền thanh thông minh lọt Top 10 thu hẹp khoảng cách số.
Về mục tiêu lâu dài, MobiFone quyết tâm đến năm 2030 phát triển thành doanh nghiệp công nghệ số có hạ tầng số chủ lực, hàng đầu quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số Việt Nam; thực hiện tốt vai trò cung cấp hạ tầng, giải pháp và dẫn dắt các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng kết nối di động/AI/IoT/Blockchain.
Với tầm nhìn dài hạn cùng kịch bản phát triển chặt chẽ, MobiFone tự tin sẽ đạt được mục tiêu đề ra về phát triển mạng 5G, bước đầu có doanh thu từ hoạt động sản xuất công nghiệp song hành nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực AI/ML, IoT, Big Data, Blockchain... Bên cạnh đó, MobiFone vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trước thuế ổn định ở mức cao, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước.
Phương Dung
" alt="MobiFone hướng tới trở thành doanh nghiệp công nghệ có hạ tầng số hàng đầu quốc gia"/>
MobiFone hướng tới trở thành doanh nghiệp công nghệ có hạ tầng số hàng đầu quốc gia
 đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị về chất lượng mạng Internet Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19.</p><p>Theo ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2021, lưu lượng Internet Việt Nam đã tăng hơn 40%.</p><table class=)
Tổng lưu lượng Internet băng rộng tại Việt Nam liên tục tăng trưởng trong 2 năm trở lại đây. Cụ thể, tổng lưu lượng Internet băng rộng tháng 1/2020 của Việt Nam là hơn 4.955 Petabyte nhưng đến tháng 10/2021, con số này đã tăng tăng lên đến 6.977 Petabyte. Đại diện Cục Viễn thông cho hay, ở những thời điểm nhiều địa phương tiến hành giãn cách xã hội (tháng 8/2021), tổng lưu lượng băng thông Internet Việt Nam thậm chí đạt tới 7.824 Petabyte.
Tính đến tháng 10/2021, Việt Nam có hơn 18.8 triệu thuê bao Internet băng rộng cố dịnh. Trong đó, 95,34% là thuê bao cáp quang FTTH.
Xét về giá cước, Việt Nam là thị trường có giá cước Internet rẻ nhất thế giới. Số liệu thống kê năm 2020 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 12/211 quốc gia về giá cước Internet băng rộng cố định.
Theo Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), đơn giá Internet cố định/bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam ở mức thấp, bằng khoảng 41% so với mức trung bình của thế giới.
 |
Đại diện Cục Viễn thông chia sẻ về chất lượng mạng Internet Việt Nam trong bối cảnh đại dịch. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Tính theo giá trị trung bình, tốc độ download/upload băng rộng cố định của Việt Nam đạt 84,12/74,42 Mbps, xếp hạng 58/181 quốc gia, được đánh giá ở mức độ khá. Tốc độ băng rộng cố định trung bình của thế giới là 116,86/64,73 Mbps.
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam kém Singapore (hạng 3/181), Thái Lan (8/181), Malaysia (46/181) nhưng tốt thơn Indonesia, Phillipines, Campuchia, Lào, Myanmar về tốc độ Internet băng rộng cố định.
Mức độ tăng trưởng tốc độ Internet băng rộng cố định trung vị của Việt Nam trong 12 tháng qua đạt 50%, tăng từ 42,07 Mbps lên thành 64,67 Mbps.
Đối với băng rộng di động, tính đến tháng 10/2021, Việt Nam có khoảng 71 triệu thuê bao băng rộng di động với 89,81% là hình thức trả trước, 10,19% trả sau. Trong đó, thuê bao mạng 5G chiếm 89,42% tổng thuê bao, thuê bao 3G chiếm 10,05% và thuê bao 5G chiếm 0,54%.
 |
Phần lớn thuê bao di động Việt Nam là thuê bao 4G. Việc đẩy nhanh tốc độ triển khai 5G sẽ giúp tăng đáng kể tốc độ truy cập Internet di động trung bình tại Việt Nam. |
Cũng giống như giá cước băng rộng cố định, Việt Nam là một trong số các quốc gia có giá cước truy nhập Internet di động rẻ nhất thế giới.
Theo thống kê của Cable.co.uk tại 155 quốc gia về giá cước truy cập Internet di động trung bình cho 1GB dữ liệu, Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất, xếp thứ 10 với 0,57 USD (khoảng 13.300 đồng)/GB. Thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho thấy, đơn giá Internet di động/bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam ở mức rất thấp, bằng 1/3 so với trung bình của thế giới.
Tính theo giá trị trung bình, tốc độ download/upload của Việt Nam đạt 78,34/69,41 Mbps, xếp hạng 59/138 quốc gia. Thông số này đươc đánh giá xếp ở mức độ khá, so với thế giới là 113/62 Mbps.
Theo khảo sát của Ookla, tốc độ Internet di động của Việt Nam xếp thứ 59/138 quốc gia. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam được đánh giá cao hơn Phillipines (xếp vị trí 67), Malaysia (vị trí 77) nhưng thấp hơn Thái Lan (xếp thứ 36) và Singapore (xếp thứ 18) về tốc độ Internet di động.
 |
Ông Nguyễn Phong Nhã – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, để nâng cao chất lượng Internet băng rộng cố định, trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cấp băng thông, nâng cao năng lực thiết bị moderm, mở rộng băng thông trong nước, quốc tế và sửa đổi một số quy chuẩn.
Đối với băng rộng di động, để nâng cao hơn nữa tốc độ Internet di động, chúng ta phải xem xét bổ sung thêm băng tần cho mạng 4G. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông cần áp dụng thêm công nghệ mới, mở rộng quy mô thử nghiệm và đẩy nhanh việc thương mại hóa 5G.
Bộ TT&TT cũng khuyến khích việc tăng cường chia sẻ hạ tầng viễn thông di động dùng chung, ưu tiên bổ sung số lượng trạm 4G tại những địa bàn trọng yếu như TP.HCM và Hà Nội. Bộ sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi phát triển hạ tầng trạm BTS.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường việc đo kiểm, đánh giá định kỳ bằng trải nghiệm người dùng (QoE). Điều này được kỳ vọng tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà mạng viễn thông, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trọng Đạt

Mạng di động 5G miễn phí được đưa vào hoạt động tại Đà Nẵng
Người dân Đà Nẵng sẽ được trải nghiệm mạng 5G không giới hạn dung lượng tại nhiều khu vực công cộng và các điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn.
" alt="Giá cước Internet Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất thế giới"/>
Giá cước Internet Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất thế giới