Chị Hạnh đã dạy con một cách nhẹ nhàng,áchdạyconNgườimẹthayđổitínhcáchcontừnếpáxem trực tuyến tennis hôm nay không roi đòn, lớn tiếng hay nặng nhẹ nhưng đã đem lại một kết quả vô cùng to lớn.
Sáng thứ bảy hôm nọ, tôi và Vũ – người bạn từ thời phổ thông – rủ nhau tới quán cafe, hàn huyên về chuyện gia đình, việc dạy dỗ con.
Lúc ấy, chị Hạnh phụ huynh mà tôi đã dạy con chị từ ba năm trước, bước vào cùng một người bạn gái.
Nghe Vũ than vãn về chuyện con cái, chị Hạnh niềm nở kể cho chúng tôi nghe về chuyện của chị.
Con trai của chị Hạnh, bé Đức Duy – trước là học trò của tôi, nay đã học lớp 8. Đức Duy là một học sinh giỏi, là một cán sự lớp thường được tuyên dương dưới cờ. Em còn là một thành viên trong đội học sinh giỏi Toán của Trường THCS Kim Hồng, thành phố Cao Lãnh.
Chị hỏi tôi: “Thầy còn nhớ lúc cháu học lớp 5 của thầy không?”.
“Nhớ chứ chị”. Tôi trả lời nhanh và gọn như vậy là vì Duy được xem là một trong những học sinh cá biệt lúc bấy giờ.
Em có thông minh, nhạy bén nhưng vô cùng hiếu động và chưa bao giờ cẩn thận được điều gì. Chính vì vậy, sách vở như tập nháp, chữ viết thì nguệch ngoạc, áo quần xộc xệch, dơ bẩn...
Tôi đã từng phải mời chị Hạnh đến trao đổi và báo lại tình hình. Cuộc trò chuyện của tôi và chị rất tốt đẹp. Tôi thấy vui vì đã trút được nỗi lo lắng của mình và nhận được sự cảm thông, chia sẻ của phụ huynh. Nhưng tôi đã vô tình để lại nỗi buồn cho chị qua lời chào và ánh nhìn khi tạm biệt.
Thấy tôi nhớ ra ngay như vậy, chị Hạnh phấn khích kể lại quá trình dạy con cho chúng tôi nghe.
“Khi trò chuyện với thầy xong. về nhà tôi quan tâm con nhiều hơn. Tôi không lớn tiếng với con mà ngược lại, đã chăm chút con từng tí một, kiểm tra sách vở kỹ càng.
Tôi không phê bình hay chê con mà lấy những sách vở đẹp ra để so sánh, khuyến khích, chẳng hạn: Quyển vở của con học hằng ngày nên cũ, giấy quăng góc là lẽ đương nhiên rồi... mình có cách nào giữ cho sách vở mình sạch, đẹp không quăng góc không con? Nếu mình giữ được thẳng thóm như mấy quyển vở này thì nó sẽ bền, đẹp hơn... đúng không con?
Tôi khuyến khích Duy nói ra vài cách rồi cùng thảo luận rồi tôi nêu ra cách làm của mình. Đơn giản vậy mà có tác dụng đó thầy” – chị nhẹ nhàng khoe.
“Thấy con mê chơi, lăn lộn dưới đất quần áo dơ bẩn, xộc xệch, tôi nghĩ ra một cách: Mỗi ngày, tôi tìm một chuyện gì đó để khen Duy rồi thưởng cho con món quà.
Món quà đơn giản là: Ủi cho con bộ đồ để đi học.
Ủi xong, tôi giả bộ trách mình: Trời ơi bộ đồ con đẹp thế này mà lâu rồi mình không nhận ra vậy con? Mình thiếu sót quá phải không con? Thôi từ đây về sau mẹ sẽ ủi mấy bộ đồng phục này cho con mỗi ngày.
Con mặc vào rồi tôi ngắm và trầm trồ khen ngợi. Những ngày đầu đi học về, quần áo con vẫn dơ bẩn, tôi thấy cũng tức và buồn nhưng cố gắng kiềm chế giấu trong lòng, không trách hờn con.
Con về, tôi ngắm lại bộ đồ và mỗi ngày tôi khen một chỗ: Ít dơ hơn rồi nè, không bị nhăn nếp nhiều nè...
Những lời khen của tôi đã có tác dụng. Chỉ hơn hai tuần thôi, khi đi học về tôi không cần phải hỏi nữa mà Duy tự chạy vào khoe với mẹ: Mẹ thấy đồ con đẹp chưa?...”.
Kể đến đấy chị ngừng lại nhìn mọi người. Rồi không kiềm chế được cảm xúc của mình, với giọng nghèn nghẹn nhưng trong trẻo, hân hoan, chị nói: “Tôi sung sướng lắm thầy ơi!”.
Cảm giác vui sướng của chị đã khiến chúng tôi bật cười. Tiếng cười như tiếp sức thêm niềm vui của chị, chị tiếp tục chia sẻ: “Thầy biết không? Từ khi áo quần của Duy thẳng thớm, tính tình nó cũng thay đổi. Vào trường không chạy nhảy, đùa giỡn quá mức như trước, sách vở sạch sẽ hơn. Rồi trong mọi việc tôi đều thấy Duy luôn cẩn thận và tiến bộ hẳn lên.
Từ lúc thay đổi như vậy, Duy học giỏi hẳn lên rồi đạt được nhiều thành tích như hôm nay”.
“Tôi vui quá thầy ơi!” – chị thốt lên.
Câu chuyện của chị quá thật, quá đời thường nhưng đã để lại cho tôi một bài học vô cùng quý và đầy ý nghĩa.
Giáo dục không thể một sớm một chiều, không thể một ngày một bữa mà làm nên. Dục tốc bất đạt. Mọi việc đều có căn cơ của nó. Hãy bình tĩnh tìm ra nguyên do của những hạn chế rồi tìm cách khắc chế những hạn chế ấy.
Chị Hạnh đã dạy con một cách nhẹ nhàng, không roi đòn, lớn tiếng hay nặng nhẹ nhưng đã đem lại một kết quả vô cùng to lớn. Đấy chính là một bài học lớn cho quý thầy cô, cho ngành giáo dục của chúng ta.
Hãy lấy những cái đẹp để khắc chế những cái xấu, hãy xem những kết quả đạt được là khắc tinh của những hạn chế yếu kém.
Không nên xỉa xói quá sâu vào những tồn tại khuyết điểm mà hãy chỉ ra cách khắc phục, biện pháp để làm sao đạt được kết quả cao hơn. Sự khuyến khích động viên, những cái nhìn tích cực, sự đánh giá, ghi nhận của mọi người là một trong những thành tố quan trọng góp phần to lớn vào kết quả đạt được của mỗi cá nhân.
NGƯT, ThS Tô Ngọc Sơn
7 câu nói gây hại cho con bố mẹ không lường trước
Nếu không cẩn trọng, vô tình những câu nói cha mẹ thốt ra có thể làm thay đổi thế giới quan và ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.