Dù iPhone 16 và iPhone 16 Plus có thể đã bán được 37 triệu chiếc trong cuối tuần đầu tiên, và người Nga đang đặt hàng nhiều hơn bất chấp việc nước này phải đối mặt với giá iPhone cao hơn rất nhiều, trong một thông báo gửi đến các nhà đầu tư gần đây, Morgan Stanley cho biết, các khảo sát của họ cho thấy nhu cầu đối với iPhone 16 thấp hơn so với trước đây.
Cuộc khảo sát này chủ yếu dựa vào thời gian giao hàng của dòng iPhone mới để dự báo nhu cầu thị trường.
Cụ thể, thời gian giao hàng trung bình (so với năm 2023) cho thấy: iPhone 16 Pro Max: 25,5 ngày (thay vì 43,5 ngày); iPhone 16 Pro: 18,5 ngày (thay vì 32,5 ngày); iPhone 16: 9 ngày (thay vì 14 ngày); iPhone 16 Plus: 7,9 ngày (thay vì 13,9 ngày).
Theo Morgan Stanley, sau khi tổng hợp tất cả dữ liệu về thời gian giao hàng của iPhone, thì thời gian giao hàng trung bình cho iPhone 16 tính từ thời điểm đặt hàng đến hiện tại là 14 ngày.
Thời gian giao hàng này được xác định là ngắn nhất trong tất cả các chu kỳ trong 5 năm qua và tương đương với thời gian giao hàng của iPhone 12 - mẫu iPhone ra mắt vào ngày 13/10/2020. Sự kiện của Apple năm đó được tổ chức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Morgan Stanley kết luận rằng, hơn 50% khả năng Apple sẽ cắt giảm đơn hàng sản xuất iPhone 16 của mình. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng, thời gian giao hàng ở giai đoạn đầu của một sản phẩm "mang đến khả năng dự đoán rất hạn chế".
Thời gian giao hàng luôn phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho của Apple, thông tin mà Táo khuyết không bao giờ tiết lộ. Vì vậy, rất có thể Apple đã làm tốt hơn trong việc dự đoán và sản xuất đủ iPhone để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó cải thiện thời gian giao hàng.
Mặc dù không thể đưa ra kết luận một cách chắc chắn, nhưng ít nhất cũng có một phần hợp lý khi so sánh chiếc iPhone của một năm bất kỳ với các năm trước đó.
Khi so sánh dòng iPhone 16 với các năm trước, iPhone 16 Pro Max có thời gian giao hàng ngắn hơn 14 ngày so với iPhone 14 Pro Max, và ngắn hơn 7 ngày so với iPhone 13 Pro Max. Thời gian giao hàng của iPhone 16 Pro cũng ngắn hơn 14 ngày so với iPhone 15 Pro, iPhone 14 Pro, và iPhone 13 Pro.
Ngoài ra, Morgan Stanley cho rằng, ban đầu người dùng có vẻ muốn nâng cấp vì họ đang sử dụng điện thoại cũ, hoặc đang tìm kiếm thời lượng pin và hệ thống camera được cải thiện của các mẫu iPhone mới. Cho đến hiện tại, họ chưa mua iPhone 16 vì tính năng Apple Intelligence. Mặc dù, Morgan Stanley thừa nhận rằng, chỉ có một số ít người được khảo sát đã sử dụng phiên bản beta của iOS 18 có Apple Intelligence.
Theo thông tin từ Apple, bộ công cụ Apple Intelligence được triển khai theo từng giai đoạn cập nhật iOS 18. Phiên bản beta đầu tiên sẽ khả dụng vào tháng tới trên iOS 18.1, iPadOS 18.1 và macOS Sequoia 15.1, nhưng chỉ khi ngôn ngữ thiết bị được cài đặt là tiếng Anh Mỹ.
Người dùng phải đợi đến bản cập nhật iOS 18.2, khoảng đầu tháng 12/2024, mới có các tính năng nổi bật, đồng thời mở rộng thêm sang tiếng Anh được bản địa hóa tại Australia, Canada, New Zealand, Nam Phi và Anh trong tháng 12. Và phải từ năm 2025, bộ tính năng AI của Apple sẽ có sẵn cho nhiều nền tảng và ngôn ngữ hơn, như tiếng Việt, Trung, tiếng Anh (Ấn Độ), tiếng Anh (Singapore), Pháp, Đức, Italy, Nhật, Hàn, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
Trước đó, nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF Securities cũng cho rằng, nhu cầu đối với dòng 16 Pro thấp hơn mong đợi và Apple Intelligence - chìa khóa bán hàng của iPhone thế hệ mới - chậm trễ là lý do chính khiến sức mua iPhone 16 trong tuần đầu giảm so với năm ngoái.
Ngoài ra, sự cạnh tranh khốc liệt ở thị trường Trung Quốc khi người dân ở đây ưu tiên các sản phẩm trong nước như của Huawei, Xiaomi... cũng là yếu tố khiến sức mua iPhone 16 thấp trong tuần đầu mở bán.
Xem video giới thiệu iPhone 16 Pro. (Nguồn: Apple):
(Theo Appleinsider, CNBC, Apple)
Ngân hàng Trung ương Indonesia báo cáo kế hoạch năm 2024 sẽ bao gồm việc tiến hành thử nghiệm toàn diện tiền kỹ thuật sốcủa Ngân hàng Trung ương (CBDC), với sự hợp tác của các ngân hàng thương mại hàng đầu đất nước.
Đặc biệt, các trung tâm giao dịch sẽ tập trung vào việc thử nghiệm các khoản thanh toán liên ngân hàng bán buôn bằng cách sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) và đồng rupiah kỹ thuật số.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Perry Warjiyo cho biết: “Trước đây, chúng tôi đã đưa ra khái niệm cho đồng rupiah kỹ thuật số và bây giờ chúng tôi có kế hoạch thử nghiệm các công nghệ này trên thực tế, cũng như tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết sẽ được sử dụng trong tương lai gần để thanh toán CBDC”.
Việc triển khai cơ sở hạ tầng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế của Indonesia sẽ được thực hiện theo giai đoạn. Cơ quan quản lý trước tiên sẽ sử dụng đồng rupiah kỹ thuật số cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ, sau đó chuyển sang thử nghiệm việc sử dụng CBDC trong hoạt động bán lẻ.
Vào tháng 7/2023, Cơ quan quản lý giao dịch hàng hóa tương lai Indonesia (CFTRA) đã công bố ra mắt sàn giao dịch tiền điện tử quốc gia. Nền tảng này sẽ trở thành nền tảng duy nhất tiến hành các giao dịch bằng tài sản kỹ thuật số trong nước.
(theo Bits)
Công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng hiện dần chuyển trọng tâm từ Dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển. Mức sinh của tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số này gần đây có dấu hiệu gia tăng trở lại. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2015 - 2019, Cao Bằng là 1 trong 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao, số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,45 con/phụ nữ (cao hơn mức sinh thay thế là 2,1 con).
Kết quả giảm sinh của tỉnh được đánh giá là chưa bền vững, có sự chênh lệch mức sinh giữa các địa phương trong tỉnh, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội, vì vậy rất cần giải pháp đồng bộ, hiệu quả để điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng.
Chương trình tập huấn là hoạt động thiết thực, bổ ích cho hoạt động chuyên môn thực tiễn của cán bộ y tế - dân số ở cơ sở.
Nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các hoạt động chủ yếu được nêu trong hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện Nội dung 2 Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Trong hướng dẫn của Bộ Y tế, việc nâng cao năng lực quản lý dân số này gồm: Triển khai đồng bộ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong công tác dân số theo công văn của Tổng cục Dân số và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.
Dự án 7 tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật; nghiệp vụ quản lý dân số.
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá, quản lý.