Với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, hạ tầng giao thông phát triển đột phá, địa thế trung tâm kết nối dễ dàng với các quận TP.HCM, Long An là tỉnh trọng điểm phía Nam thu hút đầu tư, dần trở thành “rồng lớn” của vùng đất “chín rồng” ĐBSCL.
Trung tâm phát triển kinh tế vùng
Được đánh giá cao bởi ưu thế vị trí cửa ngõ quan trọng, là cầu nối giữa 2 vùng kinh tế lớn Đông Nam Bộ và ĐBSCL, Long An được xem là vị trí trung tâm, kết nối giao thông xuyên suốt và nhanh chóng đến Tp.HCM, các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ.
Phía Đông giáp Tp.HCM, cách trung tâm Quận 1 chỉ 20 phút di chuyển; phía Bắc là các cửa khẩu sang Campuchia; phía Tây giáp với các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Tiền Giang… Long An sở hữu lợi thế phát triển kinh tế, thông thương mà không phải tỉnh nào cũng may mắn có được.
|
Long An hiện là cửa ngõ giao thương của vùng kinh tế Đông Nam Bộ và ĐBSCL |
Tăng trưởng kinh tế vượt bậc
Theo thống kê, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2015 vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm năm 2015 đạt gần 22.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 11,6%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm, tăng gần 6 triệu đồng/người/năm so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước cả năm 2015 đạt 3.688 triệu USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy đạt được kết quả khá khả quan, nhưng toàn tỉnh Long An vẫn tập trung cao độ để phát triển thương mại, bất động sản thương mại và du lịch, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 17%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đạt 15,3%/năm đến năm 2030.
Hạ tầng giao thông đồng bộ
Long An là tỉnh có nhiều đột phá nhất về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây khi sở hữu hàng loạt các công trình trọng điểm như: Cảng Quốc tế Long An (145 ha); cao tốc Sài Gòn - Trung Lương nối liền Tp.HCM với Tân An (Long An) và Mỹ Tho (Tiền Giang) thông xe từ tháng 2/2010; xây mới cầu Ông Chuồng, nâng cấp Quốc lộ 1A và các tuyến đường trong khu vực nhằm tạo thành hệ thống giao thông kết nối các cụm công nghiệp, khu dân cư Long An mới với Tp.HCM và khu vực.
Đặc biệt, cao tốc Bến Lức - Long Thành với tổng chiều dài 57,1km, tổng vốn đầu tư 31.320 tỷ đồng, đây được xem là công trình trọng điểm quốc gia kết nối tam giác kinh tế mũi nhọn Tp.HCM - Đồng Nai - Long An. Dự kiến thông xe một phần vào năm 2017 và thông xe toàn tuyến vào năm 2019, sau khi hoàn thành, sẽ kết nối với tuyến giao thông liên vùng miền Tây và Đông Nam Bộ, mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và đi sân bay quốc tế Long Thành. Khi đó, từ Long An di chuyển đến các quận Tp.HCM chỉ mất khoảng10 phút.
Bứt phá thu hút đầu tư
Theo Sở KHĐT tỉnh Long An, chỉ riêng Quý I/2016, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 40 dự án, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, có 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2015, 21 dự án có vốn đầu tư trong nước, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2015.
Long An là nơi “đất lành chim đậu” của các nhà đầu tư BĐS lớn với hàng loạt dự án nghìn tỷ. Đặc biệt, hội thảo kết nối đầu tư tại tỉnh Long An dự kiến tổ chức vào tháng 7 tới sẽ thu hút hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tham dự.
|
Dự án Five Star Eco City có tổng vốn đầu tư 15 nghìn tỷ đang được triển khai xây dựng tại Long An |
Đón đầu xu hướng phát triển
Sở hữu nhiều lợi thế như quỹ đất rộng, không gian xanh, môi trường sống thiên nhiên trong lành, thích hợp cho việc phát triển các dự án khu dân cư sinh thái, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng - một phân khúc BĐS đang được xem là xu hướng và phát triển mạnh mẽ.Khi giá đất tại khu vực Tp.HCM hiện nay đã bị đẩy lên quá cao, không còn khả năng sinh lời, người dân cũng bắt đầu chuyển hướng sang “săn đất nền ven đô giá rẻ” để đầu tư hoặc an cư.
Có thể nói, tỉnh Long An hiện đang sở hữu một nội lực rất lớn và bền vững. Trên đà phát triển đúng định hướng hiện nay thì khi các công trình hoàn thiện, các yếu tố khác được kiện toàn sẽ đồng thời tạo ra một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, khi đó Long An sẽ cất cánh trở thành “rồng lớn” không chỉ của ĐBSCL mà còn trên cả nước.
An Thùy
">