Thăng Long Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việtthời Lý,ũđạithànhthịtrongThuậnThiênKiếlich an Trần, Lê, Mạc, Lê Trung Hưng(1010- 1788). Khi Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư qua Đại La thấy địa thế rồng bay lên nên đặt tên là Thăng Long. Tượng Lê Lợi trả lại Thuận Thiên Kiếm cho thần Kim Quy. Tương truyền, đức Long Vương đã cho Lê Lợi mượn gươm báu có sức mạnh kì diệu, giúp Lê Lợi đánh tan kẻ thù giải phóng nước ta thoát khỏi ách độ hộ của giặc Minh phương Bắc. Sau khi đất nước thái bình, người dân được yên vui hạnh phúc thì cũng là lúc Lê Lợi phải hoàn trả lại kiếm thần. Đến Thăng Long mà không ghé thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì coi như chưa tới Thăng Long. Văn Miếu - Quốc Tự Giám: Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử , các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An , người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076 , Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Vào năm 1484 , Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi. Di tích chùa Một Cột – một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo ở Việt Nam. Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen . Hoa Lư Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam. Kinh đô này tồn tại 42 năm (từ 968 đến 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh , nhà Tiền Lê và nhà Lý . | Các quầy hàng được bày bán ở Hoa Lư nhiều chủng loại không kém gì Thăng Long. |
| Thành Hoa Lư với nhiều công trình đền đài, thành cầu vững chắc nhưng không kém phần đẹp mắt. |
| Trong ảnh là tượng vua Đinh Tiên Hoàng thuở hàn vi. |
Sơn Tây Sơn Tây với thành cao làm bằng đá ong, hào sâu, nổi tiếng là một thành trì vững chắc. |