Theữngbộtỉnhnàođangdẫnđầuvềhiệuquảcungcấpdịchvụcôngtrựctuyếmàu nâu sữao Bộ TT&TT, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cung cấp các dịch vụ số, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Tính đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đều đã có cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Khoảng 97,3% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện đã được các bộ, ngành, địa phương cung cấp dưới hình thức trực tuyến mức 4 - mức cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.
Tuy nhiên, hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức cao vẫn đang là vấn đề được các bộ, tỉnh tập trung cải thiện. Hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trong phục vụ người dân, doanh nghiệp là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến.
Tính đến gần cuối tháng 8/2022, Bộ GD&ĐT đang là cơ quan có hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao. |
Số liệu thống kê được ghi nhận từ hệ thống giám sát, đo lường tự động của Bộ TT&TT cho thấy, tính từ đầu năm 2022 đến gần cuối tháng 8, ở khối các bộ, ngành, 3 bộ Công Thương, GD&ĐT và TT&TT dẫn đầu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ, với các tỷ lệ đạt được lần lượt là 100%, 100% và 97,67%.
Đối với tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến, các bộ Công Thương, GD&ĐT và Tài chính có tỷ lệ xử lý trực tuyến cao nhất, lần lượt đạt 99,99%, 99,58% và 91,41%.
Số liệu thống kê về hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ trong 8 tháng đầu năm nay (Nguồn ảnh: Cục chuyển đổi số quốc gia) |
Trong khi đó, ở nhóm các địa phương, Long An, Hải Dương, Tiền Giang, Hòa Bình và Bắc Giang là các tỉnh có tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ cao nhất, có tỷ lệ từ trên 90% đến 96,47%.
Về tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến, 5 tỉnh dẫn đầu, có tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến cao hơn cả là Hòa Bình (87,02%), Quảng Ninh (75,33%), Ninh Bình (59,35%), Hà Nam (56,73%) và Thanh Hóa (56,6%).
Số liệu thống kê về hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương trong 8 tháng đầu năm nay (Nguồn ảnh: Cục chuyển đổi số quốc gia) |
Tính trên quy mô cả nước, hiện tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ của các bộ, ngành, địa phương đã đạt 51,49%, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 39,82%, tăng gần 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng đã nêu rõ mục tiêu đến cuối năm nay các bộ, ngành, địa phương cần phải nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến lên đạt 80% và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 50%.
Vân Anh