
Theo tin từ Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, ngày 20/7/2018, Cục Công nghệ thông tin tổ chức buổi tọa đàm về “Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4”. TS. Võ Trí Thành, Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), báo cáo viên tại buổi tọa đàm.
Mở đầu buổi tọa đàm, PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/5/2017, về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động về ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, Cục Công nghệ thông tin được giao xây dựng Đề án phát triển y tế thông minh, với mục tiêu chung là: Ứng dụng và phát triển y tế thông minh góp phần hiện đại hóa các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ này có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, ứng dụng và phát triển y tế thông minh để tăng cường công tác quản lý nhà nước theo hướng khoa học, chính xác, kịp thời, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử. Trong đó nòng cốt là thực hiện 3 nhiệm vụ: Chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
" alt=""/>Bộ Y tế tổ chức tọa đàm bàn về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0Bà Nguyễn Ánh Nguyệt là cựu Giám đốc chính sách của Uber Việt Nam, từng đại diện doanh nghiệp này trả lời truyền thông trong nước khi Uber bị Toà án Công lý Hội đồng Châu Âu (CJEU) cho là một dịch vụ trong lĩnh vực vận tải.
Theo hồ sơ trên Linkedin của bà Nguyệt, tại Uber Việt Nam, bà Nguyệt làm việc với các nhà làm luật, các cơ quan chính phủ và các đơn vị khác. Công việc của bà Nguyệt cũng bao gồm đại diện công ty trong các vấn đề pháp lý.
Bà Nguyệt tự đánh giá mình nhạy bén về các vấn đề chính trị và có những hiểu biết giá trị về khu vực châu Á Thái Bình Dương với 12 năm kinh nghiệm. Đồng thời có khả năng lập kế hoạch chính sách chiến lược và kỹ năng quản lý khủng hoảng ở tầm cao.
" alt=""/>Facebook bổ nhiệm nữ phụ trách chính sách công tại Việt Nam, người cũ của UberTrong thông tin vừa phát ra hôm nay, ngày 26/7/2018, Bkav cho biết hệ thống giám sát virus của Bkav đã phát hiện một loại mã độc gián điệp nằm vùng nguy hiểm BrowserSpy. Loại mã độc này có khả năng theo dõi người dùng, lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu Gmail, Facebook…
Tại Việt Nam, theo dữ liệu từ hệ thống giám sát virus của Bkav, đã có hơn 560.000 máy tính bị theo dõi bởi BrowserSpy, số lượng này đang tiếp tục tăng nhanh. Bkav khuyến cáo người dùng cần xử lý ngay virus và đổi mật khẩu cho các tài khoản Gmail, Facebook… đặc biệt là tài khoản ngân hàng.
BrowserSpy ẩn mình trong các phần mềm giả mạo được hacker đưa lên Internet để lừa người dùng tải về. Khi được kích hoạt, BrowserSpy sẽ cài một plug-in (extention) độc hại vào trình duyệt để theo dõi, giám sát người dùng. Theo đó, BrowserSpy có thể âm thầm đánh cắp thông tin cá nhân, thu thập nội dung tìm kiếm, đọc trộm email, lịch sử truy cập web… Nghiêm trọng hơn, BrowserSpy có khả năng cập nhật và tải thêm các mã độc khác nhằm kiểm soát máy tính, thực hiện tấn công có chủ đích APT.
" alt=""/>Hơn 560.000 máy tính tại Việt Nam bị theo dõi bởi phần mềm gián điệp BrowserSpy