Josephine Teo, Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin kiêm Bộ trưởng Nội vụ, cho biết Singapore sẽ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới áp dụng thủ tục nhập cảnh tự động, không dùng hộ chiếu. Đồng thời, từ năm 2024, người Singapore và du khách rời khỏi quốc gia không cần phải trình hộ chiếu khi làm thủ tục mà thay vào đó dùng sinh trắc học.
Bà nói thêm, sinh trắc học sẽ được dùng để tạo ra một token xác minh duy nhất, triển khai tại nhiều điểm chạm tự động, từ gửi hành lý đến nhập cảnh, lên máy bay. Điều này sẽ giúp khách hàng không cần phải liên tục xuất trình giấy tờ di chuyển tại những điểm đó, tạo ra trải nghiệm liền mạch, thuận tiện.
Dù vậy, thông tin chi tiết về quy trình vẫn chưa được công bố.
Từ khi loại bỏ các hạn chế biên giới do Covid-19, Singapore đón lượng khách tăng kỷ lục. Trong 8 tháng đầu năm nay, 9,01 triệu lượt khách đã đến “quốc đảo sư tử”, tăng gấp ba lần một năm trước đó. Sân bay Changi – một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới – xử lý 5,15 triệu lượt khách chỉ riêng trong tháng 8.
Bà Teo cho rằng các hệ thống nhập cảnh của Singapore phải có khả năng xử lý lưu lượng hành khách ngày một tăng và cao như vậy một cách hiệu quả, trong khi vẫn đảm bảo an toàn. Bà lưu ý số lượng khách được dự đoán trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024 và tiếp tục tăng.
Trước đó, một số trung tâm khác của châu Á cũng đã áp dụng công nghệ sinh trắc học để mang đến trải nghiệm mượt mà hơn cho hành khách. Sân bay quốc tế Hồng Kông giới thiệu hệ thống xác thực sinh trắc học tự phục vụ Flight Token. Theo sân bay, hành khách có thể đi qua các trạm kiểm soát khởi hành khác nhau – từ làm thủ tục (check-in), gửi hành lý đến kiểm tra an ninh, lên máy bay – chỉ bằng gương mặt và không cần xuất trình giấy thông hành, thẻ lên máy bay một lần nữa.
Hành khách từ 11 tuổi trở lên sở hữu giấy thông hành điện tử có thể dùng hệ thống Flight Token. Hiện tại, hệ thống dành cho những người di chuyển đến các điểm như Bangkok, Đài Bắc, Tokyo.
Nhật Bản cũng đang nghiên cứu sinh trắc học. Hành khách khởi hành từ sân bay Narita và Haneda tại Tokyo trên một số chuyến bay có thể đăng ký dữ liệu gương mặt và đi qua các quầy gửi hành lý tự phục vụ, kiểm tra an ninh và lên máy bay nhanh chóng. Thông tin sẽ được xóa trong vòng 24 giờ, vì vậy, việc đăng ký không tồn tại vĩnh viễn.
(Theo Nikkei)
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, khoảng từ năm 2014 đến tháng 4/2016, Lê Tấn Cường (SN 1986, ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tổ chức, bàn bạc với Lữ Minh Trí, Lữ Minh Tâm, Hồ Thị Thanh Vy, Lê Minh Tuấn, Bùi Ngọc Lai, Nguyễn Thị Kim Duyên, Nguyễn Bảo Thắng và Huỳnh Ngọc Hoàng, để làm hơn 300 con dấu các loại, 5 tên giả của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bình quân mỗi ngày, thông qua Internet, các đối tượng làm giả và giao bán khoảng 5 văn bằng, chứng chỉ, từ ngoại ngữ, bằng THPT, đến bằng cao đẳng, đại học, tiến sỹ, thạc sỹ, chứng minh nhân dân…với mức giá từ 300.000 đồng đến 5,5 triệu đồng.
Khi người có nhu cầu liên hệ qua số điện thoại hoặc địa chỉ email để thỏa thuận, các đối tượng sẽ sử dụng máy khắc dấu, máy in màu, máy scan…để đáp ứng nhu cầu của khách.
Kết quả điều tra xác định nhóm Lê Tấn Cường đã làm giả và bán cho hàng trăm người ở nhiều tỉnh, thành phố; trong đó tổng số tiền bị can Lê Tấn Cường đã thu lợi bất chính là 450 triệu đồng; Lữ Minh Trí với vai trò thiết kế, vẽ và khắc dấu hưởng lợi 300 triệu đồng. Các bị can còn lại hưởng lợi từ 30-300 triệu đồng.
Theo An ninh Thủ đô
" alt=""/>Chưa đầy 6 triệu đồng để 'sở hữu' bằng tiến sỹ