Nhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu tay
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/6a495651.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Yokohama Marinos vs Shimizu S
Lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu kiều bào (Ảnh: Quang Vinh).
Ngày 14/1, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức buổi lễ tiếp đón đoàn kiều bào về nước tham dự chương trình Xuân quê hương 2023.
Tham dự buổi gặp mặt có phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu cùng 123 kiều bào tiêu biểu đại diện cho hàng triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại nước ngoài.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu chào mừng đoàn kiều bào tiêu biểu về nước nhân chương trình Xuân quê hương 2023. Thứ trưởng ghi nhận tấm lòng luôn hướng về tổ quốc của đồng bào, cũng như tinh thần nỗ lực vượt qua khó khăn để khẳng định vị thế của Việt Nam trong năm 2022.
Ông Phạm Quang Hiệu khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác kiều bào và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài có thể đóng góp công sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thứ trưởng đề nghị các đại biểu kiều bào có mặt trong cuộc gặp mặt hôm 14/1 tiếp tục phát huy vai trò và ảnh hưởng tích cực để xây dựng cộng đồng người Việt tại nước ngoài ngày một vững mạnh hơn.
Chia sẻ tại buổi gặp mặt, một số kiều bào tiêu biểu nêu lên những tình cảm của mình khi được trở về Việt Nam sau nhiều năm bị ảnh hưởng của đại dịch. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng chia sẻ về những tâm tư, nguyện vọng nhằm phát huy hơn nữa vai trò của kiều bào trong việc xây dựng đất nước.
Ông Nguyễn Hoài Bắc, Việt kiều tại Canada, nhấn mạnh quê hương chỉ có một, vì vậy bà con người Việt dù ở đâu vẫn luôn hướng về Việt Nam và mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho đất nước.
Ông Nguyễn Hoài Bắc, doanh nhân Việt kiều Canada, chia sẻ tại buổi gặp mặt (Ảnh: Quang Vinh).
Ông Bắc ghi nhận những nỗ lực của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc quy tụ và gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới.
Với tư cách một doanh nhân và nhà đầu tư, ông Nguyễn Hoài Bắc khẳng định cộng đồng Việt kiều chính là một nguồn lực lớn về cả trí tuệ và tài chính trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới.
Ông kiến nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe và tổng hợp ý kiến của cộng đồng kiều bào, sau đó chia sẻ với Chính phủ và Quốc hội để xây dựng những dự án luật thông thoáng, tháo gỡ những khó khăn mà người Việt Nam ở nước ngoài đang gặp phải khi trở về sinh sống và đầu tư tại Việt Nam.
Tiếp lời ông Bắc, ông Hoàng Mạnh Huê, Việt kiều Ba Lan, bày tỏ sự xúc động khi được về Việt Nam tham dự chương trình Xuân quê hương 2023. Ông đánh giá đây là một chương trình hết sức đầm ấm, thân tình, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng và nhà nước với cộng đồng kiều bào.
Ông Hoàng Mạnh Huê, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Doanh nhân Việt Nam ở châu Âu (Ảnh: Quang Vinh).
Với tư cách Chủ tịch Liên hiệp các Hội Doanh nhân Việt Nam ở châu Âu, ông Huê nhận định tiềm năng của các doanh nghiệp và sản phẩm tại Việt Nam vẫn còn rất lớn. Vì vậy, ông hy vọng các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ thúc đẩy giao lưu liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt kiều với các doanh nghiệp trong nước nhằm tận dụng và phát triển tối đa những tiềm năng hiện có.
Ông Huê bày tỏ tình cảm với đất nước và cho biết bản thân ông cũng như nhiều kiều bào khác "luôn mang theo hình ảnh quê hương trong những năm tháng lăn lộn tại đất khách quê người". Ông cũng tiết lộ trăn trở với việc bằng cách nào mối liên hệ gắn kết với quê hương có thể truyền được tới các thế hệ người Việt kế cận đang sinh sống tại nước ngoài.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Doanh nhân Việt Nam ở châu Âu tin tưởng rằng với tầm nhìn, trí tuệ và khả năng ngôn ngữ, những thế hệ Việt kiều trẻ tại nước ngoài hoàn toàn có thể đóng góp một vai trò quan trọng cho sự nghiệp phát triển đất nước. Vì vậy, ông mong muốn các cơ quan chức năng tổ chức thêm những chương trình giao lưu, kết nối và quảng bá đầu tư cho cộng đồng người Việt trẻ tại nước ngoài.
Đáp lại những ý kiến đóng góp trên, ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ sự hoan nghênh và chào mừng các kiều bào đã về với tổ quốc nhân dịp đầu xuân năm mới. Ông cũng khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn ghi nhận và đánh giá cao ý kiến đóng góp của cộng đồng kiều bào. Ông hy vọng các đại biểu sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ và kinh nghiệm nhằm đóng góp cho cộng đồng và đất nước.
">Doanh nhân Việt kiều hiến kế phát huy nguồn lực của người Việt ở nước ngoài
Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Kết quả cấy máu xác định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, tác nhân gây bệnh Whitmore.
Sau 6 ngày điều trị tích cực nhưng không có nhiều cải thiện, anh H. được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, anh H được chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết do B.pseudomallei.
Theo thông tin từ gia đình, anh làm nghề máy xúc và có tiền sử đái tháo đường được phát hiện một năm trước nhưng không được theo dõi và điều trị thường xuyên.
Tại khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh phối hợp, kháng nấm và lọc máu liên tục. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, anh xuất hiện tình trạng tràn khí dưới da ở vùng cổ và ngực.
Kết quả chụp X-quang và CT phát hiện khí tràn màng phổi và trung thất, gây chèn ép tim cấp.
Anh H. được phẫu thuật mở khoang trung thất để giải áp. Mặc dù vậy, tình trạng suy hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân vẫn không cải thiện, bệnh nhân được đặt VV ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) để hỗ trợ.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng ( bao gồm suy gan, suy thận và suy hô hấp), duy trì vận mạch, lọc máu liên tục.
Nội soi phế quản bệnh nhân phát hiện nhiều dịch mủ và giả mạc bám đầy niêm mạc phế quản, hậu quả nghiêm trọng của vi khuẩn gây tổn thương phổi.
ThS.BS Lê Thị Huyền, khoa Hồi sức tích cực thông tin: "Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải sử dụng VV ECMO và lọc máu liên tục. Chức năng tuần hoàn đã cải thiện khi không còn cần đến vận mạch, nhưng chức năng phổi vẫn còn rất yếu, cần theo dõi và hỗ trợ tích cực.
Tình trạng thận của bệnh nhân đã có dấu hiệu cải thiện, nhưng vẫn cần duy trì lọc máu".
Cảnh giác với môi trường ô nhiễm
Theo BS Huyền, bệnh nhân H. làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
Whitmore là một bệnh lý nguy hiểm, diễn tiến âm thầm, thường ở dạng bán cấp với triệu chứng không điển hình như sốt kéo dài. Điều này khiến bệnh nhân khó nhận biết và tiếp cận điều trị sớm.
"Bệnh Whitmore hiện chưa có vaccine phòng ngừa, vì vậy biện pháp phòng ngừa chính là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
Người dân không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại nơi bị ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng", BS Huyền khuyến cáo.
Cũng theo chuyên gia này, khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, người dân sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
Đặc biệt, những người có bệnh nền như đái tháo đường nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước ô nhiễm.
Nếu phải làm việc trong môi trường nguy cơ cao, người dân cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, bao gồm găng tay, ủng và quần áo bảo hộ. Khi có triệu chứng bất thường như sốt kéo dài, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc tại nhà.
">Sốt 10 ngày không đỡ mới phát hiện mắc vi khuẩn "ăn thịt"
Ung thư di căn có thể lan từ khu vực này sang khu vực khác trong cơ thể (Ảnh: Medical News Today).
Các tế bào ung thư phổi di căn có đặc tính như tế bào ung thư phổi ban đầu, điều này có thể được kiểm tra bởi các nhà bệnh học khi soi tế bào dưới kính hiển vi.
Tuy nhiên, đôi khi không thể chẩn đoán trước khi ung thư đã di căn và không thể xác định được vị trí ung thư bắt nguồn từ đâu.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân được điều trị ung thư tại một khu vực và sau đó di căn sau nhiều năm. Điều này vẫn có thể xảy ra ngay cả khi các xét nghiệm cho thấy khối u ban đầu không còn.
Để xác định ung thư phổi đã di căn tới khu vực nào, có thể thực hiện các xét nghiệm như: công thức máu, xạ hình xương, X - quang, chụp CT, chụp MRI, siêu âm.
Điều trị ung thư phổi di căn
Ung thư đã di căn toàn cơ thể thì rất khó để loại bỏ tế bào ung thư (Ảnh: The Financial Express).
Điều trị ung thư phổi đã di căn tập trung vào việc kiểm soát sự phát triển và giảm triệu chứng.
Ung thư đã di căn toàn cơ thể thì rất khó để loại bỏ tế bào ung thư. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại ung thư phổi, vị trí di căn, phương pháp điều trị trước đó và tổng trạng chung của người bệnh. Các phương pháp bao gồm:
- Hóa trị.
- Liệu pháp sinh học.
- Xạ trị.
- Liệu pháp laser, nếu một phần của khối u làm chặn đường thở.
- Các loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng như đau.
Phòng ngừa di căn
Một số phương pháp điều trị ung thư có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự di căn bằng cách tạo ra môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của tế bào ung thư.
Ví dụ, thuốc chống tạo mạch có thể ngăn khối u tăng sinh mạch máu, cắt nguồn cung cấp máu cho khối u có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của nó.
Các chất ức chế Tyrosine kinase giúp ngăn chặn hoặc hạn chế sự phát triển của khối u bằng cách ngăn cho các tín hiệu phát triển bên trong hoặc giữa các tế bào ung thư. Cho tới thời điểm này, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những cách khác để ngăn chặn sự lây lan của ung thư.
Tiên lượng với bệnh nhân ung thư phổi di căn
Tốc độ lây lan của ung thư phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại ung thư, tổng trạng người bệnh. Những điều này ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ đã di căn đến các vùng xa có 7% sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán. Đối với những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ đã di căn đến các vùng xa của cơ thể, con số này là khoảng 3%.
Điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, chúng cũng có thể làm chậm sự phát triển của ung thư và giúp kéo dài tuổi thọ.
">Ung thư phổi đã di căn có điều trị được không?
Nhận định, soi kèo Daugavpils vs Super Nova Riga, 23h00 ngày 15/4: Không thỏa hiệp
Dị vật là chiếc xiên que cắm sâu vào hốc mũi trẻ (Ảnh: BV).
Qua thăm khám, các bác sĩ đánh giá bé H. có xuất huyết kết mạc nhãn cầu góc ngoài, nhưng không bị tổn thương thần kinh thị giác. Dù vậy, ảnh CT Scan không thấy dị vật cản quang, đầu que bị gãy, xuất huyết mắt tiến triển đã gây khó khăn trong tiên lượng mức độ tổn thương.
Ekip điều trị đã tiến hành gây mê, dùng thuốc giãn cơ và nỗ lực lấy dị vật an toàn nhất cho bệnh nhi. Hiện tại, bé đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Theo bác sĩ Hiền, phần lớn các tai nạn do ngoại vật thường gây tổn thương vùng họng. Ngoại vật đâm từ mũi vào hốc mắt như trường hợp trên là tai nạn hy hữu.
Bác sĩ khuyến cáo, trẻ có thói quen ngậm dụng cụ ăn hoặc đùa giỡn khi ăn, nhất là nhóm tuổi đi học (từ 5 tuổi trở lên). Do đó, gia đình nên có dụng cụ (muỗng, nĩa...) thích hợp khi cho trẻ ăn. Tuyệt đối không để trẻ có thói quen ngậm hoặc đùa giỡn trong khi ăn, để tránh các sự cố đáng tiếc.
Chơi đùa, cháu bé nuốt 4 viên nam châm
Chiều 28/10, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), tiếp nhận bé N. (7 tuổi, ngụ TPHCM) trong tình trạng bứt rứt, khó chịu, đau bụng, ói. Bệnh sử ghi nhận cách nhập viện 4 giờ, trẻ đang nằm ở nhà chơi thì nuốt phải 4 cục nam châm.
Sau khi chụp X-quang bụng không phát hiện dị vật, bệnh nhi được tiến hành nội soi đường tiêu hóa cấp cứu và nội soi ổ bụng, phát hiện hồi tràng có dị vật hình lập phương.
Do không thể đẩy dị vật lên dạ dày hay xuống đại tràng được, các bác sĩ quyết định mở rộng lỗ trocar (dụng cụ nội soi) ở rốn, đưa đoạn ruột chứa dị vật ra ngoài để lấy 4 viên nam châm, sau đó khâu ruột và đưa vào lại ổ bụng.
4 chiếc nam châm được bác sĩ lấy ra khỏi ruột cháu bé (Ảnh: BV).
Hậu can thiệp, trẻ hết đau bụng và hết ói, tỉnh táo, được tiếp tục theo dõi tổn thương niêm mạc ruột cũng như chức năng đường tiêu hóa.
Các bác sĩ cảnh báo, nếu để lâu, các cục nam châm sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, làm thủng ruột, hoặc "hít nhau" gây vặn xoắn các quai ruột, tắc ruột… nguy hiểm cho tính mạng trẻ.
">Bé gái 5 tuổi bị xiên que đâm xuyên từ mũi đến hốc mắt khi ăn thịt nướng
Uống cà phê quá nóng có thể ảnh hưởng sức khỏe (Ảnh: Getty).
Nghiên cứu này dựa trên kết quả của nhiều cuộc điều tra dịch tễ học tại các khu vực có tỷ lệ tiêu thụ đồ uống nóng cao, chẳng hạn như Trung Quốc, Iran và một số nước Nam Mỹ.
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet Oncology, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc uống cà phê hoặc trà quá nóng có liên quan trực tiếp đến việc gia tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Nhiệt độ cao có thể làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ trong thực quản, gây viêm nhiễm và dẫn đến các biến đổi tế bào có hại. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có thói quen uống cà phê ngay sau khi đun sôi, mà không để nguội trước khi thưởng thức.
Khuyến nghị từ các chuyên gia y tế là nên để cà phê nguội xuống dưới 60 độ C trước khi uống để giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc thực quản.
Hơn nữa, việc sử dụng cà phê ở nhiệt độ an toàn không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị của cà phê.
Thêm quá nhiều đường hoặc kem vào cà phê
Thói quen thêm đường hoặc kem vào cà phê để làm dịu đi vị đắng đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen uống cà phê của nhiều người.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ cà phê với lượng đường và kem cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tim mạch và tiểu đường.
Thêm quá nhiều kem hoặc đường, sữa đặc có đường vào cà phê dễ gây bệnh tim mạch (Ảnh: Tú Anh).
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation, các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã theo dõi hơn 30.000 người trong suốt 20 năm và phát hiện rằng, những người tiêu thụ đồ uống có chứa nhiều đường, bao gồm cà phê có thêm đường hoặc kem, có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường loại 2.
Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều hơn 4 tách cà phê có đường mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lên tới 29%.
Lượng đường bổ sung không chỉ khiến cà phê mất đi tác dụng hỗ trợ giảm cân và kích thích chuyển hóa của nó, mà còn làm tăng mức đường huyết, dẫn đến kháng insulin.
Đây là một yếu tố quan trọng gây ra tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, kem có chứa chất béo bão hòa cao cũng làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Để giảm thiểu nguy cơ này, các chuyên gia khuyến cáo nên giảm hoặc loại bỏ việc thêm đường và kem vào cà phê. Nếu cần một chút vị ngọt, bạn có thể sử dụng các loại chất ngọt thay thế như cỏ ngọt hoặc mật ong nguyên chất với lượng nhỏ.
">Hai thói quen khi uống cà phê của nhiều người dễ gây bệnh
Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư có thể phát hiện được ở giai đoạn đầu (Ảnh: Health).
Theo các bác sĩ, có thể phát sớm ung thư tuyến giáp. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp mắc bệnh hiện nay được phát hiện sớm hơn nhiều so với trước đây và có thể được điều trị thành công.
Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu được phát hiện khi họ đến gặp bác sĩ vì nhận thấy các khối u hoặc nốt sần ở cổ. Một số trường hợp có thể được phát hiện sớm ung thư khi đi khám sức khỏe định kỳ. Ung thư tuyến giáp sớm đôi khi cũng được phát hiện khi mọi người siêu âm hoặc chụp CT để tìm các vấn đề sức khỏe khác.
Dấu hiệu nhận biếtsớm ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có một số dấu hiệu chính gồm:
- Khối u ở cổ.
- Bị khàn giọng.
- Xuất hiện u giáp trạng: u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.
- Xuất hiện hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.
Triệu chứng muộn hơn có thể là:
- Khối u to, rắn, cố định trước cổ.
- Khàn tiếng, có thể khó thở.
- Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép.
- Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, xét nghiệm máu hoặc siêu âm tuyến giáp thường có thể tìm thấy những thay đổi trong tuyến giáp. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không được khuyến khích làm xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến giáp trừ khi một người có nguy cơ cao, chẳng hạn như có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp. Hiện nay không có xét nghiệm sàng lọc nào được khuyến nghị để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp cho những người có nguy cơ trung bình.
Những người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp thể tủy (MTC), có hoặc không có đa sản nội tiết loại 2 (MEN 2), có thể có nguy cơ phát triển ung thư này rất cao. Hầu hết các bác sĩ khuyến nghị xét nghiệm gen cho những người này khi họ còn trẻ để xem liệu họ có mang những thay đổi gen liên quan đến MTC hay không. Ngoài ra, xét nghiệm máu và siêu âm tuyến giáp có thể giúp tìm ra MTC ở giai đoạn đầu, khi bệnh vẫn có thể chữa được.
">Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
4 bí kíp của những người sống thọ nhất thế giới (Video: Đoàn Thủy).
4 bí kíp của những người sống thọ nhất thế giới
友情链接