Điều ít biết về Renoir, danh họa tôn vinh cái đẹp gợi cảm
Những người tắm, sơn dầu trên vải bố, 1887, Bảo tàng Nghệ thuật, Philadelphia, Mỹ. Nguồn: philamuseum. Ông còn được biết đến là họa sĩ sáng tác nhiều nhất trong lịch sử (cùng Picasso), với khoảng 6.000 bức sơn dầu. Bên cạnh đó, ông còn vẽ các bức phấn màu, hình họa và tượng điêu khắc. Trong sự nghiệp sáng tác 60 năm của mình, mặc dù nhiều lần thay đổi phong cách, nhưng Renoir không bao giờ xa rời mục tiêu của mình là tạo ra những hình ảnh tôn vinh cái đẹp gợi cảm (nhất là vẻ đẹp cơ thể của nữ giới) và hạnh phúc. Renoir: Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnhcủa nhà sử học nghệ thuật Susie Hogge là một trong số ít những sách hội họa về Renoir được xuất bản tại Việt Nam. Tác phẩm không chỉ phản ánh về đời tư, quá trình định hình phong cách của bậc danh họa, mà còn giới thiệu một bộ bộ sưu tập 300 bức tranh mẫu mực của ông. Renoir sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Limoges, miền trung nước Pháp. Năm lên 4 tuổi, ông theo gia đình chuyển đến thủ đô Paris. Năm 13 tuổi, thấy ông có năng khiếu về hội họa, gia đình đã xin cho ông học vẽ tại một xưởng đồ gốm. Năm 19 tuổi, Renoir đăng ký giấy phép chép tranh ở Bảo tàng Louvre để học các bậc thầy cách vẽ tranh và minh họa. Sau đó, ông ghi tên vào học trong xưởng vẽ tư nhân của một họa sĩ Thụy Sĩ, Charles Gleyre. Tại đây Renoir đã kết bạn với Claude Monet, Alfred Sisley và Frédéric Bazille, sau này họ là những họa sĩ hạt nhân của trào lưu hội họa ấn tượng. Sách Renoir: Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnh. Ảnh: O.P. Đầu năm 1862, Renoir thi vào Viện Hàn lâm mỹ thuật và bắt đầu học các lớp ở đây sau đó. Ông khao khát học và siêng năng, ủng hộ những tư tưởng mới. Để trở thành họa sĩ có tên tuổi, cũng như nhiều họa sĩ khác thời bấy giờ, Renoir phải có tranh trong triển lãm Salon, còn gọi là “triển lãm của các nghệ sĩ đương thời”, hay “tiêu điểm của thế giới nghệ thuật Paris”. Phong cách nghệ thuật ưa chuộng được ban giám khảo của triển lãm này lựa chọn là chủ nghĩa hiện thực hàn lâm. Phong cách hội họa này có đặc điểm là chính xác, chi tiết gần như ảnh chụp (tương phản sáng tối) kỹ lưỡng, không nhìn rõ nét bút, màu sơn mịn màng, thể hiện đề tài văn chương, lịch sử hay huyền thoại. Năm 1864, sau rất nhiều cố gắng, cuối cùng tranh của Renoir được chấp nhận vào Salon và bước đầu tạo tên tuổi cho chàng họa sĩ trẻ có thể kiếm sống bằng nghề vẽ. Tuy nhiên, ở thời điểm này, Renoir vẽ theo hai chiều hướng rõ ràng. Các tác phẩm đặt hàng cho Salon thì nhẹ nhàng, tao nhã, hiện thực với chi tiết, hầu như theo kiểu cách cổ điển, còn các tác phẩm vẽ cho bản thân và bạn bè ít chặt chẽ và rõ ràng, nhiều màu sắc. Đây là dấu hiệu báo trước cho phong cách ấn tượng chủ nghĩa của những năm 1870. Năm 1873, một nhóm họa sĩ, trong đó có những nghệ sĩ ấn tượng tương lai, gặp nhau tại xưởng vẽ của Renoir để thống nhất thành lập một hội độc lập các nghệ sĩ. Họ tự gọi là Hội các nghệ sĩ, họa sĩ, điêu khắc và nhà in khắc ẩn danh. Họ đặt kế hoạch khuếch trương phong trào đổi mới, chủ yếu thông qua các cuộc triển lãm độc lập, tránh khỏi sự chế ngự của Salon. Tháng 4/1874, cuộc triển lãm đầu tiên của Hội diễn ra. Renoir là chủ tọa xét duyệt tranh. Cuộc triển lãm thu hút khá đông khách thăm thú nhưng bị giới hàn lâm nghệ thuật chính thức chế nhạo chê cười. Về mặt thương mại, triển lãm đã thất bại vì các nghệ sĩ không đủ trang trải chi phí, nhưng về mặt lịch sử nó đã giới thiệu những nhà ấn tượng chủ nghĩa ra công chúng. Sau triển lãm đầu tiên, không nản lòng, Renoir và những người bạn tiếp tục tạo ra những bức tranh ấn tượng vẽ phác đầy màu sắc. Nhưng bất chấp quyết tâm của họ, sự công nhận vẫn không đến gần hơn. Cuối năm 1877, Renoir đã chán ngấy với việc đấu tranh chống giới phê bình nhục mạ và sự khinh bỉ, ông quyết định tập trung vào kiếm sống như một họa sĩ vẽ chân dung cho những người Paris giàu có, những người biết giá trị của ông và cố gắng giành được sự công nhận thông qua Salon. Trong giai đoạn 1878-1880, khoảng một nửa tác phẩm của Renoir là tranh chân dung, và một nửa trong số đó là đặt hàng. Renoir đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách ấn tượng và cổ điển, vốn được đa số người mua tranh hâm mộ. Tháng 5/1878, lần đầu tiên sau 8 năm, Renoir có tác phẩm được nhận vào Salon. Chân dung tự họa, Renoir, 1910. Nguồn: wikipedia. Cuối tháng 10/1881, Renoir rời nước Pháp để đi du lịch vòng quanh Italy. Toàn bộ trải nghiệm tại đất nước này là một trong những nhân tố dẫn đến sự thay đổi phong cách của ông. Năm 1885, Renoir bắt đầu chuẩn bị cho một sáng tác lớn mà ông dựa trên nhiều sự ảnh hưởng, trong đó có Ingers, Michelangelo, Raphael… Ý định của ông là ca ngợi hình tượng của người phụ nữ khỏa thân trên tranh mà thế giới sẽ đặt ngang nó với tác phẩm bậc thầy của quá khứ. Các hình ảnh khỏa thân ngoài trời mà ông gọi là Những người tắmđã xuất hiện (trên tranh ông) từ trước. Những bức tranh khổ lớn này được làm với tham vọng vượt qua tất cả. Những người tắmlà một sáng tác tỉ mỉ, tả những phụ nữ trẻ da trắng như sứ, đang thư giãn bên một dòng sông, phô ra vẻ phồn thực trong một khoảnh khắc mà họ thoải mái tận hưởng, một sáng tác đúng kiểu “truyền thống”. Tác phẩm là điểm cao trào của 5 năm ông bỏ ra để khám phá “tinh thần phá cách bất quy tắc” chủ nghĩa hiện thực, ấn tượng và cổ điển. Với nhiều ảnh hưởng như vậy, không ngạc nhiên khi nó không thành công. Năm 1886 là thời điểm quyết định với các họa sĩ ấn tượng, khi triển lãm của họ được tổ chức ở New York. Trong khi nước Pháp đánh giá không cao thì người Mỹ lại nhìn họ không có bất kỳ thành kiến hàn lâm truyền thống nào của Pháp. Năm 1887, một triển lãm khác, trong đó có trưng bày của Renoir được tổ chức ở New York. Từ năm 1888, Renoir bắt đầu mắc bệnh viêm khớp, một căn bệnh làm cho danh họa gặp khó khăn khi sáng tác. Vì vậy, Renoir buộc phải sinh sống tại miền Nam nước Pháp, tại Cagnes-sur-Mer. Vào các năm đầu thế kỷ 20, các họa phẩm của Renoir đã được trưng bày một cách trân trọng tại London, Berlin, Dresden, Budapest, Vienna, Stockholm, và tại Moscow. Năm 1912, Renoir phải ngồi trên xe lăn, nhưng danh họa vẫn cố gắng sáng tác với cây cọ được cột chặt vào cánh tay. Theo lời năn nỉ của nhà buôn tranh Ambroise Vollard, Renoir trở qua ngành điêu khắc năm 1913 và nhà điêu khắc trẻ người Italy tên là Richard Guino đã giúp ông trong việc đục tượng, nặn mẫu hình và vẽ phác. Các năm sau này. Renoir vừa già, vừa tàn tật, vừa đau buồn nhưng các tác phẩm của Renoir không bao giờ bộc lộ ra sự chán nản, nỗi thất vọng. Hàng trăm sáng tác của ông trong các năm cuối đời vẫn mang cái đẹp gợi cảm, niềm vui và hạnh phúc, với các màu sắc ấm áp hơn. Tháng 8/1919, danh họa Renoir đã được truy tặng Bắc Đẩu Bội Tinh và đã chứng kiến việc Chính phủ Pháp mua họa phẩm Bà George Charpentier, sáng tác năm 1877, để treo tại Viện bảo Tàng Louvre. Renoir qua đời vào ngày 3/12/1919 tại Cagnes.Họa sĩ ấn tượng làm việc theo nhiều phong cách
Sáng tác trên xe lăn