Máy tính là một công cụ rất cần thiết hỗ trợ chúng em trong việc học tập và trong công việc. Tuy nhiên, vì lý do hoàn cảnh, hầu hết chúng em đều chưa có khả năng để sắm một chiếc". Trước đó, ngay từ những ngày đầu xuống Hà Nội, Sơn đã có ý định mua máy tính và đã làm rất nhiều công việc khác nhau – tự phụ bán đến giao hàng, nhưng chỉ đủ tiền trang trải sinh hoạt phí.Sinh viên Bàn Mùi Phin (Hoàng Su Phì, Hà Giang), vừa nhập học trường Đại học Hòa Bình không lâu. Gia đình Phin thuộc diện hộ cận nghèo, dưới em còn người em trai, nên việc học đối với em còn cả là một sự cân nhắc huống chi nói đến việc mua máy tính.
"Em có cân nhắc và hỏi ý kiến bố mẹ. Bố mẹ cũng muốn con mai sau có một cuộc sống tốt đẹp hơn, có một cái nghề ổn định nên đã cho con cái xuống Hà Nội học", sinh viên Phin chia sẻ.
Lên đại học, Phin nhận thấy việc thiếu thốn máy tính gây trở ngại cho em rất nhiều trong việc học tập, nhất là những khi làm bài tập nhóm và viết tiểu luận. Bởi vậy, khi biết Nhóm Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc đang vận động kêu gọi quyên góp máy tính để hỗ trợ cho sinh viên, Phin cũng như nhiều bạn khác đều hồ hởi trong lòng.
Trong đó có sinh viên Triệu Văn Phúng (quê quán tại huyện Hà Quảng, Cao Bằng), vừa nhập học trường Bách khoa Aptech không lâu. Học chuyên về công nghệ thông tin, tuy được miễn giảm học phí 30% nhưng mỗi năm em vẫn phải chi trả tới hàng chục triệu đồng. Đó là một gánh nặng quá lớn đè nặng lên đôi vai gầy của cha mẹ, vốn làm nông nghiệp và không có khả năng kiếm được nhiều tiền. Vì vậy, khi thường, Phúng chỉ dám nghĩ đi làm thêm đủ kiếm tiền phụ ba mẹ chi trả học phí và tiền ăn uống.
"Đây là một chương trình rất hữu ích đối với các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Có nhiều bạn còn khó khăn hơn em nhiều, các bạn rất cần máy tính để làm bài tập lớn vào cuối kỳ. Vì vậy, nếu chương trình này được áp dụng rộng rãi, em mong rằng các bạn sẽ tận dụng hết lợi ích của những chiếc máy tính cũ đó để phát huy trong việc học", sinh viên Phúng chia sẻ.
Chung tay quyên góp, sửa chữa máy tính cũ cho sinh viên Dao
Máy tính tuy chỉ là cũ nhưng đối với sinh viên lại rất cần thiết là vì vậy. Trái ngược với hoàn cảnh này, ở nhiều gia đình tồn tại thực trạng – máy tính cũ không còn sử dụng được xếp xó, dẫn đến hỏng hóc, có người thậm chí bán đồng nát. Trong khi đó, chỉ tốn chi phí sửa chữa tầm 1 triệu đồng, sinh viên người Dao đã có một chiếc máy tính hữu ích để phục vụ cho việc học.
"Thấy vấn đề đó, chúng tôi có đứng ra kêu gọi cộng đồng giúp quyên góp, tặng lại những máy tính, những laptop cũ. Rồi các bạn kỹ thuật của dân tộc Dao chúng tôi sẽ trực tiếp nâng cấp, sửa chữa và trao cho các em sinh viên – để có máy laptop tham gia học tập online", Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, Trưởng Ban đại diện nhóm Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc cho hay.
Chỉ sau ít ngày kêu gọi trên mạng xã hội Facebook, hoạt động của nhóm đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều người dân trên cả nước. Đã có những người ở Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Lạt (Lâm Đồng), Nha Trang (Khánh Hòa)… gửi máy tính đến Hà Nội để ủng hộ. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tặng chương trình đến 6 máy tính (3 laptop, 3 máy tính bàn cũ), Cung Trí thức Hà Nội cũng tặng 6 máy tính (3 laptop, 3 máy tính bàn cũ)…
Một trong số những người tham gia ủng hộ ngay từ những ngày đầu, chị Trương Thị Thu Thủy (40 tuổi), chủ cửa hàng Chie Handmade trên phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, đây không phải lần đầu chị ủng hộ máy tính cũ cho các bạn sinh viên.
"Mình có thể không dùng đến và bán đi chỉ được vài trăm nghìn, nhưng các em sinh viên mua nó cũng phải tiền triệu. Vì vậy, thay vì bán với giá đó, mình đem tặng các em sinh viên, nhất là trong thời điểm dịch bệnh – các trường học online rất nhiều, nên việc có máy tính sẽ giúp cho việc học của các em gặp thuận lợi hơn", chị Thủy chia sẻ.
Còn đối với anh Triệu Văn Lưu (35 tuổi), thợ sửa máy tính tại huyện Tuần Giáo (Điện Biên), cách đây rất nhiều năm, anh cũng vượt rừng núi xuống Thủ đô học tập và gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vì lẽ đó, nên anh đã quyết định một lần nữa vượt rừng xuống núi về Thủ đô để hỗ trợ sửa máy tính miễn phí cho sinh viên người Dao.
Những ngày cuối tháng 3, anh Lưu cùng cộng sự của mình đã sửa thành công 15 laptop và 6 máy tính để bàn. Còn gần 10 chiếc máy tính cũ, do hỏng hóc nặng nên Nhóm đang thiếu kinh phí sửa chữa.
"Anh em kỹ thuật phải tính cả phương án về độ bền và giá trị sử dụng. Có những máy sửa 2 mới được 1 chiếc. Máy cũ quá phải bỏ, vì nếu sửa về sau hỏng hóc các em lại phải tốn tiền sửa thêm", anh Năng chia sẻ.
Đến thời điểm hiện tại, nhóm đã sẵn sàng việc bàn giao máy tính cho các bạn sinh viên. Các máy tính này sẽ là cơ sở để nhóm triển khai chuỗi hoạt động "Xây dựng nhóm thương mại cho sinh viên Dao" sắp tới đây, nhằm quảng bá sản phẩm của người Dao ở các địa phương và tạo kế sinh cơ lập nghiệp cho chính các bạn sinh viên người Dao.
Trước đó, sinh viên Lý Dào Quyên (người Dao Cao Bằng), sinh viên năm nhất Đại học Mở Hà Nội đã nhận trực tiếp một chiếc laptop từ một nhà hảo tâm. Cùng với đó, chiếc máy tính đầu tiên đã được Nhóm trao cho em Bàn Lục Quân (quê quán tại huyện Nguyên Bình, Cao Bằng), hiện đang là sinh viên năm nhất Học viện Báo chí - Tuyên truyền.
"Em cảm thấy rất là vui và biết ơn khi nhận được chiếc máy tính này. Em hứa sẽ cố gắng học tập, nỗ lực không ngừng để có một tương lai tốt đẹp. Ngoại trừ em, vẫn còn nhiều bạn khác có hoàn cảnh khó khăn, em cũng rất mong các mạnh thường quân có thể giúp đỡ các bạn ấy nữa", Quân xúc động.
Theo phunuvietnam.vn
Mọi sự ủng hộ máy tính hay kinh phí hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp xin liên hệ Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng - Trưởng Ban đại diện nhóm Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc, công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số điện thoại: 0983.833.618.
Địa chỉ gửi về: Bàn Tuấn Năng - Chung cư CT7G Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội).
Số tài khoản: 39510000023148, Ngân hàng BIDV, chủ tài khoản Bàn Tuấn Năng; Số tài khoản: 101001658307, Ngân hàng Viettinbank, chủ tài khoản Bàn Tuấn Năng. Nội dung: "Hỗ trợ kinh phí sửa chữa máy tính cũ cho sinh viên Dao"." alt="Tiếp sức sinh viên người Dao đến trường"/>
Tiếp sức sinh viên người Dao đến trường
, thị trường xe máy đã trải qua 3 năm liên tiếp sụt giảm về doanh số.</p><table class=)
Thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm 3 năm liên tiếp. Ảnh: AutodailyViệt Nam là thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới và màu mỡ cho các hãng xe với lượng xe tiêu thụ trên dưới 3 triệu xe mỗi năm. Sản lượng xe máy tại Việt Nam tăng trưởng liên tục qua từng năm cho đến 2018. Tuy nhiên, lượng xe bán ra đã giảm từ 2019, trước dịch Covid-19 bùng phát.
Theo số liệu từ VAMM, năm 2019, 5 hãng xe máy gồm: Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha đã bán ra tổng số 3,255 triệu chiếc xe, thấp hơn con số 3,386 triệu chiếc của năm 2018.
Sang năm 2020, tổng doanh số bán hàng của 5 hãng xe đạt hơn 2,7 triệu xe, giảm 16,66% so với năm 2019. Lượng xe bán ra trong năm 2021 vẫn tiếp tục giảm xuống thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây với 2,492 triệu xe bán ra, giảm giảm 8,12% so với năm 2020.
Trong một sự kiện mới đây, ông Suzuki Yasutaka, Tổng giám đốc Công ty Yamaha Việt Nam đã nêu ra 3 nguyên nhân khiến thị trường xe máy sụt giảm. Theo đó, ông Suzuki Yasutaka cho biết chính sách hạn chế số lượng xe máy hoạt động; sự tăng trưởng của thị trường xe điện và việc mở rộng sở hữu ô tô trong nước là những nguyên nhân chính khiến thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm trong các năm qua.
“Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn bão hòa của thị trường xe máy. Khách hàng ngày nay cũng có nhiều sự lựa chọn hơn về phương tiện di chuyển”, ông Suzuki Yasutaka cho biết.
Vị này cũng cho hay, mặc dù nhu cầu đối với thị trường xe máy ở Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, nhưng việc đầu tư vào ngành này đang đứng trước những thách thức lớn. “Trên thực tế, gần một nửa dân số Việt Nam đều đã sở hữu xe hai bánh”, ông Suzuki Yasutaka nói.
Trước bối cảnh thị trường sụt giảm ở phân khúc xe máy phổ thông, các hãng xe đã phải tìm hướng đi khác. Honda với lợi thế thị phần lớn nhất tiếp tục tung ra dải sản phẩm mới ở các phân khúc.
 |
Yamaha tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ, ưa thích cá tính. Ảnh: Phúc Vinh |
Yamaha cải tiến sản phẩm theo hướng thể thao, thời trang, sáng tạo hơn để tập trung cho các khách hàng trẻ tuổi, năng động. Trong khi đó, Piaggio tiếp tục thành công với các mẫu xe phiên bản giới hạn hay bản đặc biệt dành cho các khách hàng yêu thích thương hiệu này.
Một hướng đi khác nữa đó là mở rộng kinh doanh sang phân khúc xe thể thao, xe phân khối lớn khi xe máy phổ thông đứng trước nguy cơ chững lại.
Năm 2018, Honda chính thức mở showroom phân phối mô tô phân khối lớn chính hãng đầu tiên tại TP.HCM và nhanh chóng mở rộng ra Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại, xe phân khối lớn đang là một trong những mảng kinh doanh quan trọng của hãng xe Nhật.
Sau nhiều lần trì hoãn, cuối tháng 12/2021, Piaggio Việt Nam đã khai trương showroom của thương hiệu xe phân khối lớn Aprilia và Moto Guzzi tại TP.HCM, qua thời gian dài giới thiệu 2 thương hiệu này ở thị trường Việt Nam.
Đầu năm 2022, Yamaha vừa ra mắt hệ thống phân phối Revzone Yamaha Motor chuyên bán các dòng xe phân khối lớn tại Việt Nam. Đây sẽ là hệ thống đại lý xe phân khối lớn chính hãng của Yamaha tại thị trường trong nước.
Thị trường xe máy sụt giảm, trong khi thị phần của hãng xe máy lớn nhất – Honda vẫn tăng trưởng. Theo hãng xe Nhật, trong năm tài chính 2022 (từ tháng 4/2021 đến hết tháng 3/2022), hãng đã bán được hơn 2 triệu xe, giảm 2,7% so với năm tài chính trước đó.
VAMM hiện có 5 hãng xe thành viên gồm Honda, Suzuki, SYM, Yamaha và Piaggio với thị phần chi phối thị trường xe máy Việt Nam. Lượng xe bán ra trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng 7.43% so với cùng kỳ năm 2021.
Phúc Vinh

Doanh số xe máy xăng đầu năm 2022 tăng hơn 7%
Trên 753.000 chiếc xe máy xăng được bán ra tại thị trường Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, tăng 7.43% so với cùng kỳ năm trước.
" alt="Tổng Giám đốc Yamaha chỉ ra 3 nguyên nhiên khiến thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm"/>
Tổng Giám đốc Yamaha chỉ ra 3 nguyên nhiên khiến thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm

|
Nồi nước lẩu vừa mang ra đã có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Ảnh minh họa |
Trong đó, NO2, HCHO thường có màu nâu đỏ và được dùng để tạo màu cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng.
Đây là hai chất cực độc gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Lẩu là món ăn khá tốt cho sức khỏe khi có sự cân bằng dinh dưỡng giữa nhiều loại đồ ăn khác nhau, giữa nhóm thực phẩm từ thịt và rau củ. Tuy nhiên, nếu sử dụng lẩu có hóa chất thì lại đem đến nguy hại khôn lường cho sức khỏe.
Đa phần các nhà hàng, quán ăn vỉa hè với giá rẻ hiện nay đều dùng hóa chất để tạo mùi và tăng hương vị cho nồi nước lẩu, nhưng chỉ cần chú ý, bạn có thể dễ dàng phát hiện đâu là nồi lẩu an toàn hay được làm bằng hóa chất.
1. Ngửi mùi
Nồi nước lẩu vừa mang ra đã có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh thật lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
2. Nhìn màu sắc
Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như các nồi nước dùng như ở nhà hàng mà vẫn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt. Chính vì vậy, nếu khi sử dụng lẩu tại các cửa hàng mà nước có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam thì chắc chắn rằng bạn đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.
3. Nếm thử
Nếu bạn vẫn chưa thể xác định được màu sắc và mùi vị của nước lẩu hóa chất, bạn nên nếm thử một chút nước dùng.
Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu cay cũng là vị cay dễ chịu, cay mượt chứ không kích thích như các loại sa tế hóa học.
Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.
Chú ý rằng trước khi thử nước lẩu, bạn không nên uống rượu hay ăn các món khai vị, nó có thể làm vị giác của bạn bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe, những gia vị tự nhiên như ớt hay rau củ tươi, nước ninh xương là sự lựa chọn tuyệt vời để có được nồi lẩu thơm ngon an toàn cho sức khỏe.

Đặc biệt lưu ý những người không nên ăn lẩu
Lẩu là cách ăn nhiều gia đình lựa chọn trong mùa Đông. Tuy nhiên những người sau đây cần hạn chế và ăn đúng cách.
" alt="Cách nhận biết nồi nước lẩu làm từ hóa chất"/>
Cách nhận biết nồi nước lẩu làm từ hóa chất