Tôi có một mối quan hệ phức tạp với trường cũ. Đại học là thời gian tự khám phá,ămkhốnkhổcủatôiởgia vang sjc hom nay nhưng thực sự khó khăn để tìm thấy bản thân khi bạn theo học một trong những ngôi trường cạnh tranh, siêu chỉ trích. Tất nhiên, tôi sẽ luôn biết ơn những học bổng, trợ cấp và những cơ hội mà Harvard mang lại cho tôi – một sinh viên thuộc thế hệ đầu tiên trong một gia đình thu nhập thấp được học đại học. Bố mẹ tôi là người nhập cư và gần như không hiểu hay nói được tiếng Anh. Tôi sẽ luôn biết ơn việc Harvard trao cho tôi cơ hội được tiến gần tới sự bình đẳng với các bạn cùng lớp – những người có bố mẹ là các CEO, người đứng đầu tiểu bang, những nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới. Tôi sẽ luôn biết ơn việc thương hiệu Harvard xuất hiện trong hồ sơ của tôi và giúp tôi mở ra nhiều cánh cửa khác. Quan trọng nhất, tôi sẽ luôn biết ơn những người bạn mà tôi đã gặp ở Harvard – những người tạo nên tôi của ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong suốt 16 năm kể từ ngày tốt nghiệp, cứ nghĩ đến việc họp lớp là tôi lại cảm thấy khó chịu và lo lắng. Tôi nhận ra một phần lý do là vì tôi đã không nói ra được tôi khốn khổ như thế nào trong suốt 4 năm học ở Harvard. Vì thế, bây giờ tôi cảm thấy đã tới lúc tôi phải kể câu chuyện vỡ mộng của mình. Là một người tị nạn tới từ Việt Nam, lớn lên ở khu vực nội thành Philadelphia, học trường công, tôi thấy mình cực kỳ may mắn khi nhận được thư trúng tuyển của Harvard. Nó giống như giấc mơ trở thành sự thật. Khu vực tôi sinh sống là một trong những khu có tỷ lệ tội phạm, bạo lực, nghèo đói cao hơn các khu vực khác trong thành phố. Thời đó, gần một nửa trẻ em khu dân cư tôi sống bỏ học phổ thông, vì thế việc một đứa được học cao đẳng cộng đồng đã là một thành công. Còn vào Harvard thì giống như bạn đang lái tên lửa lao ra khỏi khu ổ chuột. Hi vọng của tôi là sử dụng kiến thức của mình để giúp đỡ gia đình và giúp đỡ thêm nhiều đứa trẻ nghèo giống mình vượt qua các rào cản. Harvard là trải nghiệm đầu tiên của tôi trong một môi trường của tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Nó giống như một cú sốc. Không giống như những sinh viên giành học bổng từng học trường tư, tôi chưa từng giao lưu với những người quá giàu có trước đó. Trái lại, nơi tôi sinh sống, bạo lực là chuyện bình thường. Bố mẹ tôi có một nhà hàng bán đồ ăn “take-out” (mua đồ ăn mang đi) ở một khu đầy những băng đảng. Thường xuyên có những trận đánh nhau, trộm cắp ở cửa hàng của chúng tôi. Có lần, một vị khách còn bị bắn vào đầu khi vừa bước ra khỏi cửa. Trong suốt năm đầu tiên ở Harvard, tôi nhận ra rằng những gì mà tôi đã trải qua hoàn toàn không bình thường chút nào. Hầu hết những đứa trẻ trong lớp tôi đều có một cuộc sống rất yên bình. Khi tôi nghe các bạn cùng lớp phàn nàn về những vấn đề của họ, tôi tự hỏi làm sao mà họ có thể hiểu được những gì mà tôi đã trải qua? |
Dieu Quach: Động lực để tôi viết bài luận này là để đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân về việc từng bị coi thường và từ chối vì gia cảnh nghèo khó
|
Trong năm đầu tiên, tôi cố gắng tìm một cộng đồng – nơi mà tôi cảm thấy có thể chia sẻ một cách cởi mở những mối quan tâm của mình và tìm được những người bạn đồng cảm với những giá trị và trải nghiệm của mình. Trong suốt những năm phổ thông, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ những người bạn Mỹ gốc Á – những người có bố mẹ cũng là dân nhập cư, nghèo khó và làm những công việc bình thường như bố mẹ tôi. Ở Harvard, dù cố gắng kết nối với các nhóm sinh viên Mỹ gốc Á nhưng tôi sớm nhận ra rằng, ngoài màu da, chúng tôi không có nhiều điểm chung. Nhiều người có bố mẹ là tiến sĩ, thạc sĩ, chơi xuất sắc trong dàn nhạc. Ngoài ra, nhiều sinh viên gốc Á mà tôi quen biết bị ám ảnh về chuyện điểm số và có lối sống nghiêng về vật chất. Tôi cảm thấy họ coi thường mình vì tôi nghèo và không có điểm chung với họ. Tôi không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng mình hoàn toàn xa lạ với nền văn hóa học thuật tháp ngà và xu hướng đặt cái tôi lên trên hết của các bạn học và các giáo sư. Lãnh đạo nhà trường rao giảng về những mục tiêu cao cả và tôn vinh những cựu sinh viên làm thay đổi thế giới. Không có bất kỳ ai trong đội ngũ lãnh đạo của trường – những người biết về hoàn cảnh của tôi và về tình trạng tài chính của tôi – từng một lần hỏi thăm tôi. Nếu có ai đó thì có lẽ là tôi không biết. Những cái chết trên giảng đường và áp lực của sự hoàn hảo Nhiều sinh viên mắc phải Hội chứng Con Vịt (Duck Syndrome): Một con vịt đang bơi trông có vẻ thảnh thơi trên mặt nước, nhưng kỳ thực bên dưới, đôi chân của nó phải đạp liên hồi. |
|