100% bộ, ngành đã có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP
Kết quả từ cách nghĩ,ộngànhđãcónềntảngtíchhợpchiasẻdữliệđội hình atlético madrid gặp getafe cách làm mới
Một trong những nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành trong năm 2020 là có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/cấp tỉnh (LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Đây là mục tiêu quan trọng nhằm tạo lập nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
Theo nhận định của Cục Tin học hóa, việc 100% các bộ, ngành đã có LGSP chỉ là sự khởi đầu, tuy nhiên giá trị mang lại rất đáng kể (Ảnh minh họa) |
Việc các bộ, địa phương sớm hoàn thành LGSP, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là rất cấp thiết và không thể trì hoãn. Bởi lẽ, nó phù hợp với nhu cầu thiết yếu của thực tế, xu hướng phát triển trong và ngoài nước, chỉ đạo của Chính phủ.
Tuy nhiên, thực tế không phải các bộ, địa phương đều có điều kiện để kịp đầu tư/thuê dịch vụ đưa nền tảng quan trọng này vào sử dụng trong giai đoạn 2019 – 2020. Tính đến cuối năm 2019 mới có 21 địa phương và 4 bộ, cơ quan ngang bộ có LGSP, đạt 27%. Vì vậy, với vai trò quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT đã triển khai nền tảng “LGSP as a Service” để một số bộ, ngành, địa phương sử dụng khi chưa có điều kiện xây dựng LGSP của mình.
Ngày 30/10 vừa qua đánh dấu một bước tiến đáng ghi nhận khi Bộ Nội vụ có LGSP và qua đó 100% các bộ, ngành đã có LGSP. Kết quả này, theo nhận định của Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) tuy chỉ là sự khởi đầu nhưng giá trị mang lại rất đáng kể.
Bởi lẽ, việc 100% các bộ có LGSP và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ góp phần cơ bản cho việc phá bỏ các “ốc đảo” dữ liệu của các bộ, ngành; tạo lập nền tảng sẵn sàng cho việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Thông qua đó, giúp cho Nghị định số 47/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước sớm đi vào thực tiễn.
Đặc biệt, việc Bộ TT&TT triển khai “LGSP as a Service” còn thể hiện cách nghĩ, cách làm mới, đó là đối với những hệ thống mới, các bộ, địa phương chưa hiểu thì cần một hình mẫu. Việc được “dùng thử” LGSP do Bộ TT&TT cung cấp sẽ giúp cho các bộ, địa phương có hiểu biết rõ hơn về vai trò, lợi ích, chức năng, tính năng của LGSP. Từ đó, các bộ, địa phương sẽ đặt ra bài toán chính xác hơn khi đầu tư/thuê dịch vụ cho LGSP của mình.
Việc Bộ TT&TT triển khai “LGSP as a Service” còn thể hiện tư duy, cách tiếp cận từ cung cấp cái đang có, chỉ làm vai trò ra văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp báo cáo… sang tư duy phục vụ, chủ động, đột phá, đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương, chủ động tháo gỡ vướng mắc. Và điều này đã và sẽ làm nguồn cảm hứng cho nhiều việc khác tương tự trong thời gian tới.
Song đại diện Cục Tin học hóa cũng nêu rõ, LGSP do Bộ TT&TT cung cấp không thay thế cho LGSP của các bộ, địa phương mà chỉ là giải pháp hỗ trợ, phục vụ kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương hiện đã sẵn sàng thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Ngoài Bộ Nội vụ, Bộ TT&TT còn triển khai LGSP as a Service cho 6 bộ khác và 12 địa phương. Về lâu dài, để bảo đảm sự bền vững, các bộ, địa phương cần chủ động phát triển LGSP của mình để việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ Chính quyền điện tử được hiệu quả, thống nhất dựa trên các nền tảng dùng chung, tăng cường kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của mình và là đầu mối để kết nối đến những hệ thống thông tin bên ngoài.
Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu
Thời gian qua, việc triển khai các nền tảng tích hợp, dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã có những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể đến nay, có 61 tỉnh, 21 bộ đã kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2020.
Theo thống kê, từ ngày 1/1/2020 đến 29/10/2020, tổng số giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đạt khoảng 4,2 triệu giao dịch (năm 2019 chỉ là 2,3 triệu), mỗi ngày khoảng 14.000 giao dịch.
Đặc biệt, hiệu quả thu được là rất lớn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, doanh nghiệp, công chức, viên chức. Chẳng hạn, sau 1 năm thực hiện liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, đã xử lý 1.200.417 hồ sơ liên thông. Việc này giúp cho người dân, công chức, hộ tịch, tư pháp, bảo hiểm xã hội không phải thực hiện 2 thủ tục là khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhập dữ liệu trên 2 phần mềm khác nhau.
Tính theo số lượng giao dịch đã thực hiện, các bộ, ngành, địa phương triển khai tích hợp, chia sẻ dữ liệu hiệu quả nhất thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các bộ: Tư pháp, Giao thông Vận tải, TT&TT, VHTT&DL; các địa phương: Long An, TP.HCM, Nam Định, Hà Tĩnh, Bắc Ninh.
Cục Tin học hóa cho biết, để phát huy hiệu quả của các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong toàn quốc, Bộ TT&TT sẽ đồng hành, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tăng cường kết nối LGSP với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Việc này, theo đại diện Cục Tin học hóa, sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong năm 2020. “Quan trọng hơn, sẽ giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành theo hướng dựa trên dữ liệu; phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của nhà nước, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trong toàn quốc. Ngoài ra, đây còn là tiền đề thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam giai đoạn tới”, đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh.
Theo Cục Tin học hóa, kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử của các nước trên thế giới cho thấy vấn đề kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin là đặc biệt quan trọng. Việc này giúp các cơ quan Chính phủ trao đổi và sử dụng thông tin một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và điều hành trong nội bộ của Chính phủ, giúp hỗ trợ những quyết định dựa trên việc sử dụng thông tin, dữ liệu đầy đủ và nhất quán.下一篇:Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Sohar Club, 22h45 ngày 23/1: Thất vọng chủ nhà
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Sohar Club, 22h45 ngày 23/1: Thất vọng chủ nhà
- Hoàng Hải Thu tái ngộ khán giả qua vai diễn bà trùm ma tuý
- Lâm Vỹ Dạ 'giận giữ' khi nhắc tới chuyện Nam Thư đóng cảnh mùi mẫn với chồng
- Nhận định, soi kèo Malmo vs Goteborg, 1h30 ngày 29/10: Chủ nhà sa sút
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 24/1: Bùng nổ
- Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Persib Bandung, 19h00 ngày 28/10: Lịch sử gọi tên
- TP.HCM chính thức chốt giá 23 tỷ đồng cho Lee Nguyễn
- Mảnh ghép hoàn hảo tập 1: Vợ Hoàng Mèo từng bỏ nhà đi khi bầu 7 tháng vì giận chồng vô tâm
- Nhận định, soi kèo Đồng Tháp vs Bình Phước, 16h00 ngày 24/1: Tin vào khách
- Thu Trang chia sẻ về cảnh khóa môi Kiều Minh Tuấn trên màn ảnh
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Freiburg vs Bayern Munich, 21h30 ngày 25/1: Kiểm điểm bản thân
- Anh có phải đàn ông không tập 5: Tuấn Khang ép Vy đi công tác riêng
- Vòng 1 V.League 2020 khai mạc không có khán giả
- Hoàng Hải Thu tái ngộ khán giả qua vai diễn bà trùm ma tuý
- Nhận định, soi kèo Famalicao vs Estrela, 22h30 ngày 25/1: Đạp đáy vươn lên
- Tin tức bóng đá Việt Nam 1/3: Tuyển nữ Việt Nam nhận tin dữ
- Nhận định, soi kèo Chernomorets 1919 vs Lokomotiv Plovdiv, 18h30 ngày 28/10: Đi tìm niềm vui
- Anh có phải đàn ông không tập 4: Tuấn Khang nhắc nhở Vy, ngăn ý định tố khách hàng ngoại tình
- Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1: Bám đuổi gắt gao
- Nhận định, soi kèo Malmo vs Goteborg, 1h30 ngày 29/10: Chủ nhà sa sút
- Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ
- Nhận định, soi kèo Ludogorets vs Midtjylland, 03h00 ngày 24/01: Thắng lợi đầu tiên
- Nhận định, soi kèo Freiburg vs Bayern Munich, 21h30 ngày 25/1: Kiểm điểm bản thân
- Nhận định, soi kèo CSD Xelaju vs Antigua GFC, 09h00 ngày 24/1: Cơ hội đòi nợ
- Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
- Soi kèo góc Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1
- Nhận định, soi kèo Đồng Nai vs Trẻ TPHCM, 16h00 ngày 23/1: Tiếp tục chìm sâu
- Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
- Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- Nhận định, soi kèo Petrojet vs Al Masry, 21h00 ngày 23/1: Bắt nạt ‘lính mới’